Lương y cả đời đi tìm sự tha thứ
Nhiệt tình, ân cần, đó là những lời mà người dân vùng Kim Bảng (Hà Nam) nói về lương y Hoàng Văn Xuyến. Người dân ở đây đều biết, anh từng bị kết án 15 năm tù giam về tội giết người, nhưng dường như những việc làm của Hoàng Văn Xuyến thời hiện tại đã làm mờ đi hành động của một đối tượng giết người năm xưa. Hoàng Văn Xuyến đang đón nhận sự tha thứ của cộng đồng bởi sự ăn năn và những việc làm có ý nghĩa.
Làm lại cuộc đời
Ở thị trấn Ba Sao hỏi chuyện đời lương y Hoàng Văn Xuyến thì ai cũng biết và hiểu rõ về tính cách anh thế nào. Sự tận tụy của anh với bất kể ai đều thể hiện sự yêu nghề của một người lầm lỗi quyết tâm cải tà quy chính, sống làm người có ích. Gặp và hỏi chuyện, anh Nguyễn Văn Quyết, Trưởng Công an thị trấn Ba Sao cho biết: “Anh Xuyến từng là phạm nhân, phải cải tạo trong trại giam Nam Hà, đóng trên địa bàn thị trấn này. Phát huy nghề y đã được học, để đi chữa bệnh cho mọi người. Giờ đây, anh đã giữ được bùn, để sống làm người có ích”.
Dù đã nói chuyện với cán bộ địa phương, người dân ở Ba Sao, nhưng gặp anh Xuyến thì cũng chẳng dễ dàng, bởi không mấy khi thấy anh ở nhà, người bệnh ở bất cứ đâu, cứ gọi là đi, bất kể đêm hay ngày. Phải hẹn trước, tôi mới có dịp cùng anh tâm sự sau khi anh vừa đi chữa trị cho một bệnh nhân cách nhà năm cây số.
Anh Xuyến không muốn nhắc lại quá khứ đau lòng của mình. Đó là tội lỗi của anh. Anh muốn chôn nó vào quá vãng, để gió cuốn đi, để mình được làm con người khác, sống một cuộc sống khác có ý nghĩa hơn… Nhưng rồi anh cũng đồng ý nói chuyện với tôi bởi suy nghĩ rằng biết đâu đấy qua câu chuyện cuộc đời của mình, những người đã từng lầm lỡ như mình còn có niềm tin để làm lại cuộc đời.
Video đang HOT
Lương Y, Hoàng Văn Xuyến bên gia đình
Hoàng Văn Xuyến bảo, để được như ngày nay là chiếm được tình cảm của mọi người, thì mình phải làm nghề bằng cái tâm chứ không phải để kiếm tiền. Với người nghèo, anh chữa miễn phí, nhiều bệnh nhân khác anh cũng chỉ lấy tiền thuốc. Từ năm 2005 đến nay, anh chỉ chịu bó tay trước một trường hợp bệnh nặng.
Ví như ông Nguyễn Văn Nỉ ở thôn Vãng Sơn, xã Tân Sơn bà Hoàng Thị Tiết ở xóm 2, Khuyến Công, xã Khả Phong hay như bà Nguyễn Thị Tu ở Chi Nê (Hòa Bình)… Tất cả đều bị tai biến, liệt người, bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, điều trị tích cực, anh đã giúp họ bình phục và có thể đi lại được. Anh chia sẻ: “Phải là bệnh quá nặng, tôi không thể chữa được thì mới vận động bà con đi bệnh viện. Còn những bệnh bình thường trong khả năng của tôi, thì người dân gọi bất kể giờ nào, tôi cũng đến, quyết không nề hà”.
Ký ức chôn vùi
Anh Xuyến sinh năm 1955 tại Hải Sơn (Hải Hậu, Nam Định). Năm 1974 anh đi bộ đội, và đến năm 1978 anh trở về quê cưới vợ là người cùng làng, đồng thời đi học bổ túc. Đến năm 1979, Xuyến thi đỗ vào trường Đại học Y Thái Bình. Anh tạm biệt vợ, tiếp tục những ngày tháng của đời sinh viên. Cuộc sống sinh viên năng động, cùng với những bóng hồng trẻ trung, lãng mạn cứ cuốn đi. Số lần về thăm nhà, thăm vợ ở quê của Xuyến cũng giảm đi nhiều. Người phụ nữ ở quê lam lũ, đã trở nên không còn hợp với một chàng sinh viên bảnh bao. Cảm thấy cuộc sống từ đấy cũng tẻ nhạt dần. Trong khi đó, Xuyến có tình cảm với một sinh viên khóa dưới nên mỗi lần anh về quê đều xảy ra những cuộc cãi vã với vợ khiến hai tình cảm vợ chồng khó lòng hàn gắn.
Rồi trong lúc nghĩ quẩn, có lần Xuyến đã nghĩ cách gạt người vợ ở quê ra khỏi cuộc sống của mình. Anh đã tìm cách chế tạo một kíp nổ nhỏ, vùi vào đống tro ở bếp, nơi vợ mình ngày nào cũng cặm cụi nấu ăn với ý định cũng để dọa vợ nhưng vụ nổ đã lấy đi một con mắt của người vợ. Tấm bằng tốt nghiệp mà lẽ ra chỉ 4 tháng nữa Xuyến sẽ được nhận bị thay bằng bản án 15 năm tù.
Những ngày thụ án, Xuyến chỉ muốn quên đi những ngày buồn bã, tủi cực, ân hận về những tội lỗi của mình để nếu có cơ hội thì sẽ thực hiện mơ ước của mình. Nhưng trong anh luôn có một nỗi dằn vặt, rằng mọi chuyện xảy ra đối với mình quá nhanh, nhanh đến không ngờ không chỉ khiến cho người vợ anh phải tàn tật, còn anh thì mất đi tương lai tươi sáng ngay trước mắt. Rồi anh đã lấy lại được niềm tin, chịu khó cải tạo, chờ ngày được trở lại với đời sống tự do. Cán bộ trại giam Ba Sao lúc đó cũng đặc biệt chú ý đến hồ sơ của phạm nhân Hoàng Văn Xuyến, người sắp tốt nghiệp ĐH Y Thái Bình và có hạnh kiểm rất tốt. Thấy các phạm nhân trong trại hay mắc một số bệnh như phổi, tiêu hóa… Xuyến đã đề nghị được khám chữa cho họ. Nhiều bệnh nhân đã được anh giật lại từ tay tử thần.
Ngày 30/4/1995, Xuyến được hưởng đặc xá, được ra trại trước 4 năm. Lúc này anh rất phân vân không biết mình sẽ đi về đâu. Vợ anh và gia đình đằng vợ chắc cũng chẳng thể tha thứ cho anh. Và ngay bản thân anh cũng không thể sống được cuộc sống mà nỗi ám ảnh tội lỗi cứ dằn vặt hàng ngày. Anh quyết định đi tìm sự tha thứ bằng cách làm lại cuộc đời. Anh trở lại mảnh đất Ba Sao, nơi đã giam giữ mình 10 năm trời. Anh có ý định trở lại vì nơi đây có rừng núi, có cây thuốc Nam dồi dào, anh có thể phát triển nghề của mình. Nói về thời gian qua, anh Xuyến tâm sự: “Những năm tháng ở trong tù, tôi biết là cái gì nên làm, cái gì không nên làm.
Quá khứ đau lòng cần phải được chôn vùi, tôi thương người vợ lam lũ đó, nhưng không thể hàn gắn thì chia tay nhau. Lỗi vẫn là ở tôi, đã làm người vợ cũ ra nông nỗi ấy. Tôi vẫn không nguôi day dứt về điều đó.”.
Đoạn kết
Cuộc đời của Xuyến trải qua một bước ngoặt đã cướp đi hạnh phúc và tương lai của anh. Nhưng cuộc đời đã run rủi anh đến với một người đàn bà khác. Hơn chục năm qua Xuyến có người vợ hiểu và thông cảm cho anh để anh làm lại cuộc đời. Chị Phan Thị Lưu, người con gái đất Ba Sao đã dũng cảm đem lòng yêu một phạm nhân đã từng lầm lỗi và tình duyên của họ được gắn kết. Một sự dũng cảm đối với tình yêu chân thành của Lưu là một sự bất ngờ đối với người dân Ba Sao.
Cưới nhau xong, cuộc sống còn nhiều vất vả, song hai vợ chồng dựng căn nhà tạm bên dốc núi Ba Chồm (thị trấn Ba Sao) cùng nhau làm ăn. Sau khi sinh đứa con thứ hai được 3 năm, chị Lưu đi xuất khẩu lao động với ước mong sẽ kiếm được chút tiền để xây căn nhà cho đàng hoàng. Mấy năm vất vả xứ người, anh chị đã có vốn để xây dựng cửa nhà. Khi ấy, anh Xuyến ở nhà, vừa chữa bệnh vừa chăm sóc hai con. Giờ con gái lớn của anh học lớp 12, con trai học lớp 8. Hằng ngày, anh Xuyến luôn bận bịu với công việc khám chữa, nuôi dạy con cái và nghiên cứu sách vở để có thêm kiến thức. Bây giờ anh đã vui vì được đem sức lực của mình để cống hiến cho bà con. Anh đang làm tất cả để đi tìm sự tha thứ và để trả giá cho những lỗi lầm của mình.
Theo 24h
"Bà lão đáng thương" đánh lừa cả xã hội
Theo những lời lẽ lâm ly trên các trang mạng, hình ảnh bà Phạm Thị Đào được xây dựng thành nhân vật hiền lành, đáng thương với cảnh đời cơ cực, gần như không có lối thoát. Sự thật có phải như vậy?
Cựu "đại lý" ma túy thành "bà lão đáng thương"
Ít ngày gần đây, trên các trang mạng lan truyền thông tin về cụ bà Phạm Thị Đào, năm nay 83 tuổi, bán nước ở vỉa hè hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng). Chồng bà đã chết vì ung thư, có 6 người con, 3 đứa đã chết vì nghiện ma túy, 1 đang đi tù, 2 con gái đã bị bán sang Trung Quốc, đứa duy nhất còn lại thì bị ngớ ngẩn do bị người ta đánh. Dù tuổi cao sức yếu, nhưng vì không còn chỗ dựa, không nhà cửa, bà phải lang thang khắp nơi kiếm sống nuôi đứa con tật nguyền... Bà còn mong "con chết hết để nương tựa cửa Phật"... Cảnh đời "éo le" của nhân vật Phạm Thị Đào khiến chúng tôi đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, khi tìm về phường Nam Đồng (quận Đống Đa) nơi bà Đào từng nhiều năm sinh sống, sự thật về "bà lão đáng thương" lại hoàn toàn khác.
Nhắc tới tên bà Phạm Thị Đào, nhiều người lớn tuổi ở phường Nam Đồng "à" ngay lên. Họ không lạ gì bà Phạm Thị Đào, tên thường gọi là bà Trang Đào, bởi bà là một trong 2 người đàn bà "quậy" nhất Nam Đồng từ mấy chục năm trước. "Thành tích" bất hảo của bà, từ bài bạc, lô đề đến phạm pháp, tới nay vẫn còn được người dân Nam Đồng "lưu truyền".
Mỗi khi gặp người hảo tâm, bà Đào lại "tua" bài "tố khổ"
Lục tìm lại hồ sơ ở CAP Nam Đồng, chúng tôi mới biết, bà Phạm Thị Đào đã có tới 2 tiền án. Giữa năm 1999, khi đã gần 70 tuổi, bà Đào bị bắt lần đầu tiên vì phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Bị kết án 9 năm tù giam nhưng tháng 9/2004, bà được đặc xá, ra tù trước thời hạn. Không đầy 1 năm tái hòa nhập cộng đồng, tháng 7-2005, bà lại "ngựa quen đường cũ" và bị bắt lần thứ hai cũng vì tội mua bán trái phép chất ma túy. Lần này, vì tuổi đã cao, bà chỉ bị tòa án xử 30 tháng tù. Năm 2007, sau khi hết hạn thi hành án, bà Đào trở lại địa phương. Từng 2 lần tù tội vì bán ma túy, người mẹ như bà Đào cũng đã phải trả giá rất đắt vì thứ chất độc chết người đó. Bà có 2 người con trai đã chết vì nghiện ngập. Theo CAP Nam Đồng, bà Đào có tới 9 người con. Ngoài 2 người đã chết, bà còn 1 người con khác đang phải đi tù. 1 người con gái bị tâm thần sống với bà, 5 người còn lại đều bình thường.
Tháng nào cũng lĩnh tiền trợ cấp
Không chỉ bán ma túy, bà Trang Đào còn không ngần ngại vi phạm pháp luật đất đai, trật tự xây dựng. Vừa nhắc đến tên bà Phạm Thị Đào, ông Vũ Minh Hồng, Phó Chủ tịch UBND phường Nam Đồng nói luôn: "Trùm lấn chiếm đất"! Ông Hồng kể: "Từ những năm 90, bà Đào đã lấn chiếm vài thửa đất bờ sông Tô Lịch (khi đó chưa được cống hóa) rồi bán lại cho người khác. Sau đó, bà còn chiếm thêm rẻo đất nhỏ phía sau nhà vệ sinh công cộng ở ngõ 73 Nguyễn Lương Bằng. Chính quyền cứ cưỡng chế phá dỡ thì bà lại tái lấn chiếm. Không ít lần, bà còn xé quần, xé áo, lăn ra ăn vạ ngay giữa cổng phường khiến người dân kinh hãi...". Gần đây nhất, năm 2009, bà bán nốt phần đất lấn chiếm ở ngõ 73 Nguyễn Lương Bằng và biến mất, cho tới ngày xuất hiện dưới vai "bà lão đáng thương" sống "lay lắt bên hồ Thiền Quang" như trên một số trang mạng miêu tả.
Phó Chủ tịch UBND phường Nam Đồng, bà Phạm Thị Thúy Hà cho biết, dù có nhân thân không tốt nhưng bà Đào vẫn được hưởng một số chính sách xã hội như nhiều công dân gương mẫu khác. Theo đó, bà được nhận trợ cấp dành cho người cao tuổi 350.000 đồng/tháng người con tâm thần cũng được trợ cấp hàng tháng 350.000 đồng/tháng dành cho người tàn tật không có khả năng lao động. Chị Trang, cán bộ UBND phường Nam Đồng xác nhận, hàng tháng, vẫn có người đưa người con bị tâm thần tới nhận số tiền 700.000 đồng này. Mỗi lần như vậy, đều có ký nhận đầy đủ. Đây không phải là số tiền lớn song cũng là sự quan tâm của xã hội với bà Đào. Nên biết rằng, trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ cũng chỉ được 1,11 triệu đồng.
Tới đây, sự việc đã trở nên rõ ràng. Dù vậy, dưới sự "dẫn dắt" tài tình của một số trang mạng, nhân vật bà Phạm Thị Đào đã được "thêm mắm, dặm muối" thành ra không còn ai thân thích, cảnh đời cơ khổ, éo le để "câu khách", đánh vào lòng trắc ẩn, "lấy nước mắt" của bạn đọc. Tin vào những thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng, nhiều người tìm đến bà để cho tiền, làm từ thiện. Số khác thì hào hứng tham gia trò chơi "ném đá" quen thuộc của cộng đồng mạng, trách chính quyền ở đâu trong khi "bà lão đáng thương" phải một mình mưu sinh nơi hè phố... Những tấm lòng hảo tâm đã bị đánh lừa. Những người tốt đã bị xúc phạm.
Trở lại câu chuyện của bà Phạm Thị Đào, nói cho cùng, bà cũng đã phải trả giá đắt cho những lầm lỗi của mình. Nhiều người dân Nam Đồng cho rằng, nếu bà không thể sống cùng những người con còn lại, bà có thể tới sống ở một trung tâm bảo trợ xã hội hoặc nhà dưỡng lão của thành phố. Đây cũng là mong muốn của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, không ai có thể "bắt" bà Đào vào đó nếu bà không muốn. Chỉ khi nào bà không còn khả năng lợi dụng lòng trắc ẩn chỉ khi nào những kịch bản éo le, cơ cực của cuộc đời do chính bà bịa ra không còn được vội vã tung lên mạng một cách thiếu trách nhiệm, có lẽ lúc đó bà Đào mới nghĩ đến việc tìm cho mình một nơi nương náu cuối đời.
Một người phụ nữ, trạc ngoài 50 tuổi ngồi bán trà đá ở góc ngã ba giao cắt phố Trần Nhân Tông - Quang Trung, cho biết: "Có người con của bà ấy khá giả lắm, chiều qua còn đi xe SH tới đây, bảo bà ấy về nhưng bà ấy nhất định không chịu. Hai hôm nay, chiều nào bà ấy cũng chơi mất vài trăm nghìn tiền lô đề, toàn là tiền từ thiện người ta biếu". Mấy chị công nhân vệ sinh môi trường ghé vào uống nước cũng xác nhận: "Già thế rồi mà lô đề, cờ bạc thành thần. Có khi người ta vừa cho tiền xong, nổ máy quay xe đi, là bà ấy chửi vỗ ngược: "Chúng mày tưởng cho bà được vài trăm bạc là to à...", rồi lập tức đi "thả con lô", làm chúng tôi cứ gọi là "mắt tròn, mắt dẹt". Rồi thì sáng nào cũng đi vệ sinh bừa bãi quanh chỗ này, bốc mùi xú uế, chúng tôi phải dọn".
Theo 24h
Sự thực về bà cụ cơ khổ ở hồ Thiền Quang Bà Đào từng phải thụ án tù vì buôn bán trái phép ma túy. Hai hôm nay, ngày nào bà cũng "nướng" vài trăm nghìn đồng "lô, đề"- tiền nhiều người hảo tâm cho. Có 10 người con, chỉ kể ra 6 Gần đây, có thông tin trên mạng internet về một bà già bán nước ven hồ Thiền Quang (Q.Hai Bà Trưng,...