Lương hưu 8 triệu/tháng nhưng quyết không để các con biết mình đang nắm giữ bao nhiêu tiền trong tay: Cách bảo vệ bản thân và tương lai hữu hiệu
Tôi mong rằng, một ngày nào đó, con cái tôi sẽ hiểu, sẽ thông cảm cho những lựa chọn mà tôi đã phải làm.
Tôi đã bước qua tuổi 60, cái tuổi mà người ta thường nói là “xế chiều” nên tôi luôn trân trọng từng ngày mới, từng phút giây được sống. Lương hưu hàng tháng của tôi là 8 triệu đồng, có lẽ không đáng là bao đối với những người trẻ tuổi, nhưng với tôi, đó là cả một khoản tiền quý giá để duy trì cuộc sống hàng ngày.
Ngày tôi nhận lương hưu, tôi phải giấu kín số tiền ít ỏi ấy, bởi vì tôi sợ rằng nếu các con biết được số tiền tôi có, chúng sẽ lại nghĩ cách để lấy được và dùng cho những mục đích vô bổ, không hề suy nghĩ đến ngày mai.
Đối với họ, tôi chỉ là người mẹ già, người mẹ luôn ở phía sau lưng hỗ trợ, một người mẹ có cái gì là phải đưa cho con trước, thừa thì mới đến lượt mình. Nhưng tôi cũng có những ước mơ, những dự định của riêng mình. Tôi muốn có một chuyến đi du lịch nhỏ, muốn mua một bộ quần áo mới, hay đơn giản là muốn mời một vài người bạn già đến nhà, cùng nhau nhấm nháp tách trà, trò chuyện về những kỷ niệm xưa cũ.
Ảnh minh họa. (Nguồn AI)
Nhưng để làm được những điều ấy, tôi phải kiểm soát chính bản thân mình, kiểm soát từ cái ví tiền mỏng manh.
Tôi không muốn các con coi thường đồng tiền mẹ làm ra, cũng không muốn chứng kiến chúng trở nên lệ thuộc vào những đồng tiền không do mồ hôi công sức của chính mình mà có.
Video đang HOT
Tôi nghĩ mình sẽ giữ bí mật này mãi mãi. Sẽ không có một ai, kể cả những đứa con mà tôi yêu thương hết mực, biết được tôi đang có bao nhiêu tiền trong tay. Đó là quyết định của tôi, là cách tôi tự bảo vệ bản thân và cả tương lai của mình.
Các con cần hiểu rằng, sự độc lập tài chính không chỉ quan trọng với những người trẻ tuổi, mà còn với cả những người như chúng tôi – những bậc phụ huynh đã đi qua bao nhiêu mùa nắng mưa của cuộc đời.
Tôi mong rằng, một ngày nào đó, con cái tôi sẽ hiểu, sẽ thông cảm cho những lựa chọn mà tôi đã phải làm – không phải vì tôi không yêu thương chúng, mà bởi vì tôi muốn chúng học được cách đứng vững trên đôi chân của chính mình.
"Tôi đã hiểu vì sao đàn ông cần vợ lúc xế chiều" - tâm sự một phụ nữ U70
Cô Xuyên, 63 tuổi, có lương hưu. Cô cũng có một ngôi nhà để che mưa nắng khi tuổi xế chiều.
Cô xinh đẹp, quản lý tốt việc nhà, nhiều người muốn giới thiệu cho cô một người đàn ông để bầu bạn.
Đã 7 năm kể từ ngày chồng mất, đúng là cuộc sống của cô có chút hiu quạnh, nhưng cô cảm thấy việc tái hôn ở tuổi này dường như không thích hợp. Tại sao phải bước vào hôn nhân một lần nữa?
Ảnh minh họa: Getty Images.
Cô Xuyên trải lòng:
"Năm nay tôi 63 tuổi. Dù tôi khỏe mạnh, xinh đẹp và trẻ trung nhưng sau khi chồng mất, tôi không có ý định tái hôn. Dù điều kiện sống của tôi có tốt đến đâu và trông tôi trẻ ra sao, tôi vẫn chỉ là một người phụ nữ đã già. Tôi không nghĩ phụ nữ lớn tuổi cần tái hôn.
Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là có nhiều người đàn ông lớn tuổi gửi lời đến tôi qua bạn bè rằng họ muốn tìm hiểu tôi, vì họ độc thân và tôi cũng độc thân, họ muốn tái hôn.
Điều kiện của những người đàn ông này bình thường, không tốt cũng chẳng tệ. Tôi đã đi xem mắt, và cuối cùng cũng hiểu được lý do thực sự khiến họ muốn tìm một người vợ ở tuổi xế chiều".
Một trong những người đàn ông cô Xuyên đã đồng ý hẹn gặp là chú Giang. Chú Giang năm nay 66 tuổi, sau khi vợ mất, chú muốn tái hôn và đang tìm một người vợ mới.
Khi hỏi cô mới biết lương hưu của chú chỉ ở mức thấp, không đủ thuê người giúp việc săn sóc, nên chú nghĩ đến chuyện tái hôn để tìm một người vợ biết giữ nhà, nấu những bữa ăn ngon và dọn dẹp.
"Thời tiết năm nay mưa nhiều, mưa suốt mùa hè. Căn phòng ở nhà ẩm ướt quá. Năm nào vào mùa mưa như vậy tôi cũng luôn nghĩ nếu có vợ, có ai đó để dọn dẹp nhà cửa thì môi trường sống có thể trong lành, sạch sẽ, tốt biết bao", chú Giang trò chuyện với cô Xuyên trong buổi gặp mặt.
"Khi còn sống, vợ tôi thường nấu ăn. Món sườn xào của cô ấy rất ngon, món cá hấp cũng ngọt. Tôi hy vọng ai đó có thể làm cho tôi những món ấy. Ngoài ra khi tôi ốm đau và nằm viện, cũng cần một người kề cận sớm hôm. Kể từ khi vợ mất, mỗi lúc tôi ốm, các con có đến thăm, nhưng không con nào có thể chăm sóc bố chu đáo"- nghe những lời chú nói cũng khiến cô Xuyên cảm thương, nhưng cô còn nhìn thấy rằng lý do chú muốn lấy vợ là tìm người chăm sóc cho mình những năm tháng sau này, vì chú không thể chăm sóc tốt cho bản thân, cũng không có tiền thuê người làm giúp.
Tái hôn với một người đàn ông như vậy, phụ nữ luôn phải vất vả, lo toan. Không muốn sống với một người như chú Giang, vì vậy cô đã lịch sự từ chối.
"Mặc dù tôi hiểu mong muốn được chăm sóc của anh Giang trong những năm cuối đời, nhưng tôi không muốn tái hôn và làm bảo mẫu. Cuộc sống của tôi đang thoải mái, dễ chịu, những năm tháng sau này tôi lại càng không muốn mình phải mệt mỏi", cô Xuyên nói.
Sau đó, cô đi xem mắt chú Quân, một người đàn ông tuổi xế chiều có kinh tế tốt hơn. Chú có thể giặt giũ và nấu ăn một mình, sống một cuộc sống độc thân rất thoải mái. Cô hỏi chú: "Anh có thể tự lo cho mình, tại sao anh vẫn muốn tái hôn?".
Chú bảo sống một mình rất cô đơn, nếu có người đồng hành trong đời thì tốt. Chú có lương hưu không tệ, mỗi tháng có thể đưa vợ đi du lịch một lần. Cô Xuyên không tin có người đàn ông tốt như vậy, nên hỏi lại: "Anh tìm vợ chỉ là để tìm người tiêu tiền hộ mình sao?".
Câu hỏi chắc chắn đã chạm vào đúng suy nghĩ của chú Quân. "Khi về già, ngoài việc sợ cô đơn, chúng ta còn sợ tuổi già. Có ai đó bên cạnh sẽ tốt hơn. Nếu tôi già yếu hay bị liệt, cô ấy sẽ nhớ lại tôi đã tốt với cô ấy thế nào và chăm sóc cho tôi", chú trả lời.
Nghe xong, cô Xuyên lại cảm thấy rằng chú đang tìm một vú em. Chỉ mong người vợ tái hôn sau này có thể chăm sóc chú ấy bằng cả lòng, nhưng người vợ đó không phải là cô.
"Cuối cùng, khi tôi hiểu lý do tại sao đàn ông muốn tái hôn và tìm một người vợ trong những năm cuối đời, tôi không còn muốn tái hôn nữa. Một người đàn ông có tốt với bạn như thế nào sau khi tái hôn thì trên thực tế, họ đều muốn tìm một người ở cạnh khi họ không thể tự chăm sóc mình trong những năm tháng sau này. Một người phụ nữ tái hôn vào những năm cuối đời, cuối cùng phải chăm sóc nửa kia. Cuộc sống kiểu này mệt mỏi quá, thà độc thân vui vẻ còn hơn", cô Xuyên nói.
Bạn nghĩ sao về quan điểm của cô Xuyên? Tái hôn tuổi xế chiều có thật sự cần thiết không? Và ở tuổi này, khi người ta nghĩ đến tái hôn, có phải đều vì sự cân nhắc những thiệt hơn, sự đổi trao bắt nguồn từ tư tưởng chuẩn bị cho tuổi già và bệnh tật chứ không còn tình cảm?
U60 tổng lương hưu 19 triệu/tháng, thấy con rể tệ bạc nên muốn đón con gái về nhưng con không chịu: Khi lòng tin trở nên mù quáng bất chấp Tim tôi đau nhói, trước mặt mẹ vợ mà con rể còn như thế thì sau lưng tôi, nó đối xử với con gái tôi thế nào? Tôi không biết bắt đầu từ đâu nữa, cuộc đời này vốn dĩ đã quá nhiều nỗi đau thương mà giờ đây tôi lại phải chứng kiến cảnh đứa con gái yêu quý của mình hàng...