‘Luồng gió mới’ cho giáo dục Mầm non Đồng bằng sông Cửu Long

Theo dõi VGT trên

Sau 2 năm thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP (Nghị định 105), GD mầm non vùng ĐBSCL như được ‘thổi luồng gió’ mới trong chăm sóc, GD trẻ.

Luồng gió mới cho giáo dục Mầm non Đồng bằng sông Cửu Long - Hình 1

Trẻ Trường Mầm non 2 tháng 9, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Đặc biệt nhờ tác động tích cực từ nghị định này, cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học được tăng cường khang trang hơn.

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non

Thực hiện Nghị định 105, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đã tham mưu UBND trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết 05Nghị quyết số 73. Năm học 2021 – 2022, thành phố Cần Thơ có 171 trường mầm non (MN), mẫu giáo (MG), trong đó có 137 trường công lập, 37 trường tư thục và 96 nhóm trẻ, lớp MG độc lập, lớp MN độc lập tư thục.

Theo đại diện Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, các quận/huyện của thành phố luôn quan tâm phát triển mạng lưới trường, lớp MN. Địa phương chủ động bố trí qũy đất, đầu tư nguồn lực và nâng cấp phát triển mạng lưới trường, lớp theo hướng hiện đại, đạt chuẩn, đảm bảo tỷ lệ 1 phòng học/nhóm, lớp.

Trong năm 2022, TP đã khánh thành và đưa vào sử dụng Trường Mầm non Hoa Sen (quận Bình Thủy) với kinh phí 36,2 tỷ đồng. Năm học vừa qua, thành phố có 317 trẻ MG thuộc đối tượng chính sách được hỗ trợ ăn trưa từ 5 – 6 tháng (tổng kinh phí trên 272,3 triệu đồng). Năm học 2020 – 2021, số trẻ thuộc đối tượng Nghị định 105/2020/NĐ-CP được hỗ trợ ăn trưa (từ 3 – 4 tháng, tùy địa phương) với tổng kinh phí trên 197 triệu đồng…

Tại Đồng Tháp, những năm qua tỉnh ưu tiên đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập, tiếp tục cải tạo, nâng cấp trường lớp, cơ sở vật chất bổ sung đồ chơi, học liệu tại các cơ sở GDMN.

Ngoài tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu được quy định trong danh mục của Bộ GD&ĐT, các cơ sở GDMN đã làm thêm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu sẵn có phù hợp với văn hóa địa phương, gắn với cuộc sống của trẻ, phù hợp với thực hiện nội dung chương trình GDMN, đáp ứng nhu cầu thực tế của trẻ mần non ở từng địa phương.

Trong giai đoạn 2021 – 2020, tỉnh Đồng Tháp đã quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học các cấp cập nhật theo quy định mới và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Theo đó, cơ sở giáo dục công lập tiếp tục được sắp xếp giảm dần theo kế hoạch của tỉnh đến năm 2030.

Vì vậy, việc đầu tư cũng được tập trung, ngân sách Nhà nước chỉ ưu tiên cho khu vực biên giới, vùng sâu và các trường trọng điểm của tỉnh, còn những nơi có điều kiện thuận lợi tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa theo quy hoạch; qũy đất dành cho giáo dục được bố trí. Mặt bằng các dự án xã hội hóa được tiến hành bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giao cho nhà đầu tư theo quy định của Luật Đất đai… Riêng trong năm 2022, tỉnh đã khởi công mới 15 trường với tổng kinh phí 129 tỷ đồng.

Video đang HOT

Luồng gió mới cho giáo dục Mầm non Đồng bằng sông Cửu Long - Hình 2

Cơ sở vật chất một số trường được đầu tư khang trang.

Vẫn còn khó khăn

Tuy đạt được những thành quả nhất định nhưng trên thực tế việc thực hiện Nghị định 105 ở một số địa phương vẫn còn khó khăn. Việc đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp, giáo viên MN còn hạn chế.

Đơn cử TP Cần Thơ, cơ sở vật chất của một số cơ sở giáo dục tư thục đã xuống cấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu quy định mới của GDMN nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đội ngũ giáo viên tại cơ sở GDMN tư thục không ổn định, đặc biệt là 2 năm dịch bệnh Covid-19, gây khó khăn trong công tác bồi dưỡng chuyên đề đáp ứng kịp thời việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong tình hình hiện nay.

Theo ông Lê Hoàng Duy Linh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ô Môn, do năm đầu tiên triển khai Nghị quyết 05 của TP về chính sách mầm non nên việc tổ chức thực hiện còn chậm so với tiến độ đề ra. Mặc khác, đa phần phụ huynh học sinh là công nhân đi làm xa nên mất nhiều thời gian ký đơn xác nhận của công ty tại khu công nghiệp, khu chế xuất (nơi cha mẹ trẻ đang làm).

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương và đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh, quận Ô Môn đã hỗ trợ kịp thời tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, con công nhân và giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tại Đồng Tháp, hiện có 186 trường mầm non (45 trường MG, 141 trường MN), trong đó có 176 trường công lập, 10 trường ngoài công lập. Toàn tỉnh có 313 điểm trường lẻ.

Theo bà Ngô Thúy Anh, Trưởng phòng GD Mầm non, Sở GD&ĐT Đồng Tháp, có 8 cơ sở GDMN đủ điều kiện hưởng chính sách, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp khó khăn, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các địa phương chưa thực hiện hỗ trợ đối với cơ sở GDMN độc lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.

Mặt khác, đặc thù công nhân lao động đi làm ăn xa nên một số cơ sở giáo dục chưa xin được giấy xác nhận cha mẹ làm công nhân, do công ty không ký xác nhận.

Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn hỗ trợ con công nhân đang học tại trường công lập nên có hiện tượng so bì, rút trẻ từ trường công lập về nhóm trẻ độc lập. Tuy việc rút trẻ không nhiều nhưng dự báo trong những năm học tới số trẻ con công nhân sẽ ra lớp tại cơ sở GDMN ngoài công lập tăng nhiều và số trẻ học tại trường công lập sẽ giảm.

Tỉnh Vĩnh Long có 130 cơ sở giáo dục mầm non, gồm 117 trường công lập, có 13 cơ sở GDMN ngoài công lập với 86 nhóm lớp trong trường và 22 nhóm trẻ, lớp MG độc lập tư thục. Giám đốc Sở GD&ĐT – bà Trương Thanh Nhuận chia sẻ: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban ngành nên việc tham mưu ban hành nghị quyết thực hiện các chính sách theo Nghị định 105 kịp thời.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm học 2021 – 2022, tỉnh cho trẻ dừng đến trường đến tháng 2/2022, vì vậy trẻ và giáo viên chỉ được hưởng tối đa 3,5 tháng trong năm học; đa số các cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động chưa hưởng được chính sách theo quy định.

Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn cũng chưa được hưởng chính sách theo Nghị định 105, do chưa tổ chức nấu ăn cho trẻ bởi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, đa số phụ huynh chưa an tâm cho trẻ ăn bán trú tại trường.

Mặt khác, quy trình tập hợp hồ sơ, thẩm định chi của một số huyện, thị còn chậm do nguyên nhân khách quan, chủ quan như tình hình dịch bệnh nên đi lại khó khăn, cha mẹ trẻ gửi hồ sơ chậm hoặc thiếu phải bổ sung; thiếu nhân sự phụ trách tổng hợp và còn nhiều lúng túng trong thẩm định… dẫn đến một số huyện chi trả còn chậm so với quy định.

Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển giáo dục Mầm non

Sáng 20/10, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển GDMN.

Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển giáo dục Mầm non - Hình 1

Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Chia sẻ kinh nghiệm hay

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến có sự tham dự của đại diện một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tổ chức quốc tế; Ban phụ nữ Quân đội và lãnh đạo Ủy ban nhân dân của các tỉnh thành phố; các sở, ngành liên quan ở các điểm cầu trên cả nước. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì tại điểm cầu Cơ quan Bộ GD&ĐT.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết: Tháng 9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2020/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục mầm non (GDMN). Đây là một văn bản quan trọng, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo sát sao, các địa phương tích cực tham mưu và triển khai thực hiện; đã có nhiều cách làm, phương pháp để thực hiện Nghị định này.

Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển giáo dục Mầm non - Hình 2

Nghị định số 105/2020/NĐ-CP đi vào cuộc sống đã hỗ trợ kịp thời GV mầm non gặp khó khăn.

Tại Hội nghị này, từ thực tế triển khai, cùng nhìn nhận những thuận lợi, khó khăn, với mong đợi thời gian tới kế thừa kết quả đã làm được để tiếp tục triển khai những mô hình hay, tham mưu HĐND, UBND tỉnh. Thứ trưởng đề nghị các đại biểu trên tinh thần trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thẳng thắn nhìn nhận tập trung vào các vấn đề:

Công tác đầu tư, quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non: Được và chưa được ra sao, mong đợi ra sao, đề xuất kiến nghị; Chính sách khuyến khích xã hội hóa để phát triển GDMN và hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển GDMN đã được chưa, triển khai thực hiện như thế nào.

Những kinh nghiệm trong tham mưu ban hành chính sách địa phương; Chính sách đối với GDMN ở địa bàn có khu công nghiệp, đông lao động; quy định định mức kinh tế-kỹ thuật, dịch vụ GDMN không sử dụng ngân sách nhà nước. Xem xét các khoản thu dịch vụ, cụ thể hơn từng bước, gặp những trở ngại gì đề xuất để cùng tháo gỡ.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với GDMN vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số: Quyền học tập, được nuôi dưỡng của trẻ em được thực hiện ra sao. Chính phủ đang giao xây dựng đề án hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn, cần có sự phối hợp liên ngành để triển khai hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non.

Để Nghị định đi vào cuộc sống

Để triển khai Nghị định số 105/2020/NĐ-CP về chính sách phát triển GDMN, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách và góp ý kiến đối với dự thảo chính sách phát triển GDMN của địa phương.

Ban hành quy định thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT về thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa, trợ cấp trẻ em con công nhân và hỗ trợ đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở GDMN dân lập, tư thục ở địa bàn có KCN.

Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển giáo dục Mầm non - Hình 3

Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành để triển khai thực hiện chính sách phát triển GDMN.

Để Nghị định đi vào cuộc sống, Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành để triển khai thực hiện chính sách. Phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non; tham mưu Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ cơ sở GDMN ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại cơ sở GDMN... Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị định vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế:

Việc tham mưu ban hành văn bản quy định mức hỗ trợ cụ thể theo thẩm quyền (chính sách GDMN khu công nghiệp và việc thu phí dịch vụ hỗ trợ không sử dụng ngân sách nhà nước...) ở một số địa phương vẫn còn chậm. Đến nay sau 2 năm Nghị định được ban hành, vẫn còn 8 tỉnh, thành phố chưa ban hành Nghị quyết HĐND việc thực hiện chính sách địa phương.

Công tác quy hoạch và phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non tại nhiều địa phương chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân; còn thiếu trường/lớp, ở khu đô thị, khu đông dân cư, KCN do phát triển nóng về công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư cho GDMN còn chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách hạn hẹp của nhà nước và mới tập trung cho các cơ sở GDMN công lập.

Thu nhập của giáo viên (GV) MN, đặc biệt là (GV) ngoài biên chế, nhân viên nuôi dưỡng hiện nay còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chưa tương xứng với cường độ lao động và tính chất công việc. Mức hỗ trợ chính sách đối với trẻ em và GVMN vẫn còn thấp. Do điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, vẫn còn một số trẻ em và GV chưa được hưởng chính sách như trẻ nhà trẻ, GV dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt... tại một số đơn vị do tình hình dịch bệnh Covid-19, nên việc chi trả chính sách còn chưa kịp thời.

Công tác huy động các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển GDMN ở khu vực có KCN ở một số địa phương còn hạn chế; số cơ sở GDMN phục vụ con công nhân được thành lập bởi các doanh nghiệp sử dụng lao động vẫn còn ít. Việc thực hiện quy định cho tổ chức, cá nhân thuê cơ sở vật chất hiện có của nhà nước làm cơ sở GDMN ngoài công lập với mức phí ưu đãi hoặc sử dụng ngân sách nhà nước xây dựng cơ sở vật chất cho thuê để thành lập các cơ sở GDMN ngoài công lập bảo đảm trường, lớp mầm non phục vụ con công nhân ở địa bàn có KCN khó thực hiện. Đây là những vấn đề cần được bản thảo để các cơ sở GDMN đáp ứng tốt yêu cầu thực tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024
Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân
13:58:47 18/11/2024
4 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ 2024: Một ngôi sao chảnh chọe nhất Trung Quốc nhưng visual đỉnh thôi rồi
13:45:38 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỗi tháng kiếm 15 triệu, bức ảnh chụp màn hình tiết lộ 1 điều khiến ai đi làm cũng nể

Netizen

19:34:02 18/11/2024
Trong bài đăng của mình, cô gái bày tỏ nỗi băn khoăn về việc không tiết kiệm được nhiều, vì hiện tại đang phải thuê nhà ở thành phố, đồng thời nuôi em học Đại học 100%.

Khởi tố giám đốc doanh nghiệp làm nhái nhãn mác nổi tiếng

Pháp luật

19:33:42 18/11/2024
Nguyễn Thanh Đàn đã nhái nhãn mác của một công ty nổi tiếng ở nước ngoài để gắn lên bao bì sản phẩm nhằm tăng doanh số bán hàng.

Ngày càng không nhận ra "nàng thơ" Hải Tú

Sao việt

19:29:48 18/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Hải Tú vừa xả kho bộ ảnh mới. Mỹ nhân sinh năm 1997 khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ khi lựa chọn tạo hình khác lạ để thực hiện bộ ảnh.

Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử

Thế giới

19:29:39 18/11/2024
Con số trên do chiến dịch tranh cử của bà Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, theo Bloomberg hôm nay 16.11.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

Sức khỏe

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

Uncat

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

Tin nổi bật

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.