Lương bảo mẫu thấp hơn người giúp việc
Cô giáo Hoàng Thị Thảo ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho rằng bản án 3 năm tù cho 2 bảo mẫu Đông Phương – Thiên Lý là bài học nhớ đời cho các giáo viên mầm non.
Như đồng nghiệp của cô, Nguyễn Thị Vân, ở nhóm mầm non Họa Mi (Thủ Đức) chia sẻ: “Hiện nay, cô giáo mầm non phải chịu nhiều áp lực, áp lực từ lãnh đạo, phụ huynh, nhất là áp lực tăng cân của trẻ”.
“Có phụ huynh đến hỏi thẳng rằng, cô cho cháu ăn gì mà cả tháng không lên được cân nào. Cho các cháu ăn, các cháu không ăn. Không ép, không tăng cân thì phụ huynh không gửi. Ép thì không dám làm nặng vì mình không phải cha mẹ các cháu” – cô Vân kể.
Theo cô Lê Nguyệt Hà, chủ nhóm trẻ Su Su (Thủ Đức): “Nghề mầm non giống như làm dâu trăm trẻ, trăm phụ huynh. Gọi là giáo viên đi dạy, nhưng đúng hơn, công việc của chúng tôi là người chăm nuôi trẻ và làm các việc từ giặt giũ, lau dọn, ăn, ngủ, học”.
Theo cô Hà, nhiều giáo viên mầm non có bằng cấp nhưng không trụ nổi trong trường vì đời sống quá khắc nghiệt. Ngoài áp lực công việc, còn áp lực cơm, áo, gạo, tiền.
Giáo viên mầm non đang phải gánh việc nhiều, sĩ số trẻ đông, đồng lương rẻ mạt, bèo bọt.
“Đồng lương giáo viên nuôi mình không đủ huống chi nuôi ai” – cô Hà cho biết.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, phó phòng giáo dục quận 3 phụ trách mầm non cho rằng bản án với 2 bảo mẫu hành hạ trẻ đúng là một bài học đắng lòng.
Theo bà Nguyệt, áp lực nhất đối với giáo viên mầm non hiện nay là quy định công việc không rõ ràng.
Giáo viên vừa chăm sóc, vừa dạy, vừa nuôi trẻ. Chính sự căng thẳng này sẽ sinh ra nóng giận.
“Cũng như trong gia đình khi hòa thuận, vui vẻ mọi việc sẽ suôn sẻ, nếu không thuận thảo thì áp lực lên con cái” – bà Nguyệt ví von.
Theo bà Nguyệt, để giải quyết sự tích tụ bực tức trong tâm trí của người giáo viên, về lâu dài cần phải làm rõ vai trò của giao mầm non, đồng thời có chế độ đãi ngộ không xứng đáng.
Theo bà, lương giáo viên mầm non rất thấp, thậm chí đồng lương mầm non được xếp loại bậc thấp nhất trong giáo dục.
“Đặc biệt là đội ngũ bảo mẫu, nhân viên nấu ăn, công việc rất cực nhưng không được một đồng phụ cấp nào, trong khi yêu cầu với họ rất nhiều. Điều này trái ngược với một người giúp việc, lương cao, và có yêu cầu thấp – bà Nguyệt đề cập.
Tại buổi gặp mặt “Cô giáo như mẹ hiền” hằng năm tại TP.HCM, nhiều giáo viên mầm non cho biết mức thu nhập của họ thấp và chưa tương xứng với công việc.
Trung bình, một giáo viên mầm non phải dạy 6 giờ trên lớp/ngày đối với nhóm trẻ học 2 buổi và 4 h/ngày đối với nhóm trẻ học một buổi.
Để chuẩn bị cho giờ dạy họ phải soạn giáo án, làm đồ dùng, vệ sinh, lau chùi phòng học và các công việc do hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
Mức lương trung bình của một giáo viên mầm non khoảng 2 triệu đồng, cộng thêm phụ cấp khoảng 200.000 – 300.000 đồng/người/tháng (bảo mẫu không có phụ cấp).
“Thu nhập này quả thực thấp hơn đồng lương của người giúp việc” – bà Nguyệt ngậm ngùi.
Theo Vietnamnet
Dạy bảo mẫu tay ngang là bảo hộ cho bảo mẫu
Thực tế nhu cầu của phụ huynh phải gửi con vào các nhóm trẻ gia đình tự phát là không thể tránh khỏi, có thể nói là tất yếu. Vấn đề đó dần trở nên hết sức bức thiết cho phần đông người dân sống ở các khu đô thị, thị trấn và thành phố lớn như TP.HCM.
Việc hành nghề bảo mẫu sẽ mọc lên như nấm sau mưa, mọi người đều có thể trở thành bảo mẫu một cách dễ dàng, không phân biệt người có trình độ chuyên môn hay không, có thật sự yêu trẻ hay không, hay mục đích chính chỉ là lợi nhuận.
Từ đó kéo theo sự quản lý của các phòng đào tạo, chính quyền ở địa phương không thể giám sát hết được, và điều gì đến sẽ đến, nhiều vụ đau lòng gây hoang mang dư luận tiếp tục diễn ra theo cấp số cộng. Mà những việc tưởng chừng không thể xảy ra ấy lại xảy ra phần lớn tại các nhóm trẻ gia đình, nơi nuôi dạy trẻ tự phát. Có nhiều cô bảo mẫu còn rất trẻ chưa một ngày học dạy trẻ mầm non, chưa biết tâm lý giáo dục trẻ là gì... cũng ngang nhiên trở thành bảo mẫu.
Thử dạo quanh một vòng các nhóm trẻ tự phát này ta đều thấy có một mẫu số chung: không có sân chơi cho trẻ, không có bảng ghi thực đơn hằng ngày, không có dụng cụ vui chơi, không có một y tá hay điều dưỡng. Chỉ có cánh cửa với đầy bông hoa nhỏ ấy mà mỗi khi đóng sầm lại ta không thấy gì bên trong, khác hoàn toàn với trường mầm non công lập được đầu tư bài bản. Đặc biệt là ở các trường công lập này giáo viên được tuyển chọn khá kỹ lưỡng, được đào tạo từ các trường sư phạm hẳn hoi, và bản thân các giáo viên này đã có ý định nuôi dạy trẻ từ khi mình tốt nghiệp lớp 12 rồi chọn thi vào ngành, được đào tạo vài năm tùy theo hệ, hơn hẳn đối tượng tự phát này.
Theo tôi, việc mở khóa đào tạo bảo mẫu ngắn hạn chỉ giải quyết phần ngọn. Không giải quyết tận gốc việc thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, thiếu sân chơi và cơ sở vật chất... sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro khi phải gửi trẻ ở các nhóm trẻ gia đình này. Do đó chúng ta đã vô tình bảo hộ cho họ một tấm giấy thông hành. Hiện nay có thể nói là thiếu trầm trọng loại hình trường mầm non công lập, đặc biệt ở các huyện ngoại thành, có xã chỉ có một trường mầm non với sức chứa nhỏ, không thể tải hết lượng trẻ đến tuổi mầm non. Vấn đề ở đây là phải có sự đầu tư thích đáng, đồng bộ từ phía các sở GD-ĐT, các UBND quận, huyện, thành phố và từ ngân sách của Nhà nước, để xây dựng thêm nhà trẻ sao cho đảm bảo chứa tất cả trẻ em có hộ khẩu tại địa phương, cộng thêm phần biến động của trẻ nhập cư và hộ KT3.
Nếu chúng ta không làm được điều này thì việc chạy vạy để cho con vào nhà trẻ công lập cứ tái diễn, cha mẹ bắt buộc phải gửi vào các nhóm trẻ tự phát, và đương nhiên nhóm trẻ gia đình có cơ hội bùng phát theo quy luật có cầu thì có cung. Nói dễ hơn làm, vì thế các ban, ngành cần khẩn trương lập kế hoạch và thực hiện. Sau đó cần phải nêu ra thật cụ thể điều kiện cần và đủ để mở được nhóm trẻ gia đình, chẳng hạn về trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ, khuôn viên mặt bằng... Mặt khác là cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng nhiều hơn nữa, nơi nào không đảm bảo về nuôi dạy trẻ, kiên quyết xử lý không khoan nhượng.
Sau ba tháng, họ có thành bảo mẫu?
Hôm nay các bảo mẫu tự phát này có trình độ từ lớp 7 trở lên được đào tạo ba tháng miễn phí, cấp cho giấy chứng nhận, rồi lại tiếp tục mở ra các nhóm trẻ nữa. Sau ba tháng ấy, liệu họ có trở thành bảo mẫu mới, mức độ mới được bao nhiêu? Còn những bảo mẫu có trình độ dưới lớp 7 hiện tại cũng đang hành nghề thì giải quyết ra sao?
Liệu có công bằng?
Nếu như hôm nay các bảo mẫu tay ngang theo học mỗi lớp khoảng 100 người, rồi đây con số này sẽ không dừng ở đó mà tiếp tục tăng lên 200, 300... Chẳng lẽ chúng ta cứ đào tạo theo kiểu đuổi bắt như thế sao? Và có thật sự công bằng cho những người được đào tạo nghề bảo mẫu nghiêm túc từ đầu?
Theo Tuoitre
Bảo mẫu đi học Sau hàng loạt sự cố đáng tiếc xảy ra tại các nhóm trẻ gia đình tự phát, nhiều lớp học dành cho các cô bảo mẫu "tay ngang" được mở ra ở một số địa bàn đông dân nhập cư của TP.HCM như quận 12, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân... Học viên lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ bảo mẫu do...