Luôn mặc cho con 1 kiểu quần áo này khi nằm điều hòa, mẹ chẳng bao giờ phải lo con ốm
Bộ đồ dài tay, quần đùi áo cộc hay đang mặc gì thì mặc nguyên như thế đi ngủ? Đó là câu hỏi mà rất nhiều mẹ nuôi con nhỏ băn khoăn khi thời tiết Hà Nội đang trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm và hầu như mọi nhà đều phải bật điều hoà.
Dù đông hay hè, bé vẫn luôn mặc 1 kiểu trang phục khi ngủ đêm
Là mẹ của một em bé 3 tuổi, cũng là tác giả của cuốn sách được nhiều mẹ bỉm sữa yêu thích “Quẳng cái cân đi mà khôn lớn”, chị Thùy Chi (hiện đang sinh sống tại Canada, tên thường gọi là mẹ Tee) thường xuyên chia sẻ kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con. Bên cạnh việc tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc con, chị cũng tiếp cận được nhiều tài liệu khoa học liên quan đến vấn đề này và đã đúc rút ra được một nguyên tắc trong việc mặc quần áo cho con khi nằm điều hòa ngủ đêm.
Tee luôn được mặc áo dài tay, quần dài (hoặc bộ liền áo quần), đeo yếm, đi tất chân khi đi ngủ đêm.
Trả lời câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc “Tee mặc gì khi ngủ đêm?”, chị Thùy Chi cho biết: Tee luôn được mặc áo dài tay, quần dài (hoặc bộ liền áo quần), đeo yếm, đi tất chân khi đi ngủ đêm. Dù đông hay hè, dù điều hòa nóng hay điều hòa lạnh vẫn chỉ 1 trang phục như thế. “ Ngày bé, Tee chưa biết vận động nhiều thì còn mặc riêng áo quần sơ vin. Đến giờ lớn, nằm xoay ngang xoay dọc, lộn đầu đuôi, chổng mông, vắt chân đủ kiểu thì mình chuyển thành bộ liền để không bị hở bụng. Đi tất để giữ ấm, vào mùa đông mình còn thường bôi dầu tràm vào gan bàn chân để nhanh ấm cả người và tránh ho hoặc sổ mũi. Đeo yếm không chỉ có tác dụng giữ ấm cổ mà còn ấm cả ngực nữa“, mẹ Tee chia sẻ.
Nhiều nhà luôn cho con mặc trang phục như người lớn đi ngủ (quần đùi, áo ba lỗ hoặc cộc tay) vì các mẹ thấy con khi ti mẹ hoặc khi mới ngủ hay bị toát mồ hôi nên nghĩ con nóng. Thực chất một số tài liệu nước ngoài có chỉ ra rằng trong 1-2 giờ đầu khi đi ngủ, bé rất dễ toát mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi đầu. Nhiệt độ cơ thể người khi thức và khi ngủ có một chút chênh lệch và cơ thể bé đang thích nghi với chúng. Toát được mồ hôi ra đồng nghĩa với người bé đang mát dần lên. Và công việc của mẹ chỉ là đặt khăn xô sau lưng để thấm mồ hôi (mẹ nhớ lấy ra nhé nếu không mồ hôi sẽ thấm ngược lại vào người bé đó mẹ ạ) và lau khô đầu cho bé.
“ Bác sĩ Vinmec cũng khuyến cáo mình tuyệt đối không cho bé mặc áo ba lỗ khi đi ngủ dù có đắp chăn. Vì thói quen các bé luôn nằm ngủ trong tư thế giơ hai tay ngang đầu và khí lạnh sẽ qua nách vào phổi bé.
Video đang HOT
Nếu các mẹ để ý, trong các bộ phim nước ngoài, trẻ em dù lớn hay bé luôn được thay đồ trước khi đi ngủ. Và đó phần lớn luôn là một bộ đồ dài hoặc pyjama. Bạn Tee nhà mình cũng chẳng bao giờ chịu đắp chăn khi ngủ nên nếu mặc cho con một bộ đồ kín, nhiệt độ phòng thích hợp, mẹ hoàn toàn không bao giờ phải lăn tăn về việc nhỡ con lạnh thì sao“, mẹ Tee giải thích thêm.
Nhiệt độ điều hòa bao nhiêu là hợp lý?
Bên cạnh việc mặc quần áo cho con thế nào khi đi ngủ thì “để điều hòa nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý?” cũng khiến nhiều bố mẹ đau đầu, nhất là những bố mẹ mới có em bé hoặc thời tiết thay đổi thất thường.
Thực chất nhiệt độ điều hòa không phải là điều cốt yếu bởi lẽ nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố: công suất điều hòa, diện tích phòng, vị trí đặt điều hòa, phòng của bạn ban ngày mát hay nóng, có bị nắng rọi trực tiếp không… Ví như một căn phòng trên tầng thượng, ban ngày bị nắng hun tứ phía, điều hoà công suất thấp, diện tích lớn thì có khi để nhiệt độ điều hòa 21-22 độ vẫn thấy nóng. Ngược lại một căn phòng mát, không bị nắng chiếu ban ngày, diện tích nhỏ, công suất điều hòa lớn thì chỉ để 27 độ đã mát rượi.
Vậy nên cách tốt nhất là hãy sử dụng nhiệt kế và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế.
Theo mẹ Tee, nhiệt kế điện tử là thích nhất và tính chính xác cũng khá cao. Nhiệt kế nên được đặt ở vị trí thoáng, không đặt khuất vì khó đo nhiệt độ chuẩn, đặt gần giường/cũi nơi em bé nằm. “ Mình thường điều chỉnh nhiệt độ điều hòa sao cho nhiệt kế (nhiệt độ phòng) ở mức dao động khoảng 25,5 – 26,5 độ. Mình thấy đây là nhiệt độ phù hợp với phòng của nhà mình. Để nhiệt độ phòng thấp tầm 25 độ thì hơi lạnh mà để 27 độ thì y như rằng bạn Tee thức giấc đêm mồ hôi đầm đìa“.
Từ kinh nghiệm cá nhân, mẹ Tee khuyên rằng các mẹ nên dựa vào nhiệt kế để tìm ra nhiệt độ thích hợp cho căn phòng của em bé.
Một số lưu ý để em bé nằm điều hòa không bị ốm
- Điều hòa nên để quạt gió mức thấp nhất, chếch hướng lên trần nhà, tránh phả vào giường, cũi em bé.
- Điều hòa nên được làm sạch bộ lọc 3-6 tháng/lần để chạy êm, chạy năng suất và lọc sạch bụi bặm, vi khuẩn trong phòng.
- Nhiều gia đình có thói quen để điều hòa cao sau đó dùng thêm quạt, nhưng nên để quạt thổi vào khoảng không, tránh thổi vào em bé hoặc thổi vào tường.
Theo Helino
Con mọc mụn tưởng bình thường, hóa ra nhiễm trùng da phải nhập viện cấp cứu
Bé trai 1 tuổi (có địa chỉ tại Bắc Quang - Hà Giang) đến bệnh viện khám với cẳng chân sưng nề, nóng đỏ, nhiều mụn mủ nhỏ màu vàng kèm theo bé sốt 38 độ 5.
Tổn thương ở chân bé T. sưng nóng, đỏ kèm mụn mủ.
Theo mẹ bé chia sẻ, khoảng 4 ngày trước khi vào viện bé bị mọc một nốt mụn nhỏ ở cẳng chân phải có thể do côn trùng đốt. Gia đình chủ quan không để ý lắm đến vết đốt do bé hay bị nốt nhỏ như vậy, chỉ một vài ngày là hết.
Tuy nhiên, 2 ngày sau nốt mụn sưng to có mủ trắng, gia đình đắp miếng cao tan vào nốt mụn nhưng tình trạng không đỡ. Trẻ sốt cao, quấy khóc, ăn kém, cẳng chân phải sưng to, nóng đỏ, mọc thêm nhiều nốt mụn mủ. Lúc này gia đình mới đưa bé đến bệnh viện tại Phú Thọ khám.
Qua các kết quả cận lâm sàng bé được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm mô tế bào cẳng chân phải và tư vấn gia đình cần phải để bé nhập viện điều trị ngay vì nếu không điều trị sẽ biến chứng rất nguy hiểm.
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhi cho biết: Viêm mô tế bào là một nhiễm trùng da gây đau đớn xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da qua các tổn thương như vết xước, vết côn trùng đốt, vết cắn, bỏng,... Viêm mô tế bào hay gặp nhất là vùng da ở mặt, cẳng chân, tuy nhiên tổn thương viêm mô tế bào có thể gặp ở bất cứ vùng da nào của cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp bệnh nhi T. bố mẹ đưa đến viện kịp thời và đáp ứng thuốc khá tốt nên bé đã được ra viện sau 7 ngày điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo, gia đình có con nhỏ cần hết sức lưu ý những vết xước nhỏ, những vết côn trùng đốt nhỏ cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ và đưa trẻ đến bệnh viện khi bé có những biểu hiện bất thường như đau, sốt, vết thương sưng, nóng đỏ,...
Biểu hiện của viêm mô tế bào thường là: Đau vùng bị viêm; Da vùng viêm mô tế bào căng, nóng, sưng đỏ; Sốt liên tục; Có mụn mủ khu vực viêm.
Các triệu chứng nghiêm trọng của viêm mô tế bào, trẻ thường mệt mỏi, chóng mặt, đau đớn, run rẩy, đổ mồ hôi.
Khi có những triệu chứng trên bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống
Đang bế con trên tay cũng có thể khiến con tử vong - cha mẹ không được xem thường kiểu tai nạn này Đã có rất nhiều trẻ qua đời tức tưởi bởi tai nạn không đáng có này, các cha mẹ rất nên lưu ý. Trượt chân, trượt tay khiến bản thân bị ngã hay đánh rơi thứ gì đó là điều ai cũng từng gặp vài lần. Bình thường thì sẽ không sao, nhưng nếu khi đó bạn đang bế trên tay 1 đứa...