Lười uống nước đến đâu cũng đừng bỏ qua 4 thời điểm uống tốt nhất cho sức khoẻ này trong ngày
Việc cung cấp nước cho cơ thể là rất quan trọng nhưng nếu bạn chọn được những “ thời điểm vàng” thì lợi ích sẽ gia tăng gấp bội đó.
Như chúng ta đã biết thì nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể. Các chuyên gia khuyên, mỗi ngày cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để có một sức khoẻ tốt, khoẻ mạnh, một nhan sắc rạng rỡ hơn, cụ thể là làn da, mái tóc…
Tuy nhiên, uống nước đủ thôi chưa phải là tất cả, thời điểm bạn uống nước cũng rất quan trọng. Nếu chúng mình áp dụng vào đúng những thời điểm như dưới đây thì tác dụng của việc uống nước sẽ tăng lên nhiều đó.
Sáng: 6h – 7h
Sau một giấc ngủ dài, cơ thể đã bắt đầu rơi vào trạng thái thiếu nước. Đây là lý do mà các chuyên gia khuyên chúng ta hãy uống một cốc nước ngay sau khi thức dậy. Nó giúp bù lại lượng nước mà cơ thể đang thiếu, kích hoạt các cơ quan hoạt động ổn định trở lại, đồng thời còn có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.
Chúng mình nên uống ngay sau khi thức dậy, cách bữa ăn sáng khoảng 30′ để không làm ảnh hưởng đến sự ngon miệng. Nếu có thể, các bạn hãy cho thêm một chút mật ong và vài giọt nước chanh vào cốc nước ở thời điểm này, như vậy sẽ có tác dụng thanh lọc cơ thể tốt hơn đó.
Trưa: 12h30
Sau một buổi sáng hoạt động mệt mỏi, đây là lúc cơ thể cần được bổ sung nước trở lại, đồng thời duy trì độ ẩm cho làn da. Hơn nữa, một cốc nước vào buổi trưa, sau bữa ăn trưa như thế này sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hoá, thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Tối: 7h – 8h và 9h – 10h
Vào buổi tối, bạn nên lưu ý 2 thời điểm uống nước này.
7h – 8h tối: Uống nước lúc này giúp hỗ trợ việc điều chỉnh và làm giảm huyết áp. Bổ sung nước thời điểm này cũng rất có lợi cho những ai đang muốn giảm cân hay duy trì cân nặng vì nó sẽ giúp bạn ăn ít hơn. Còn nếu bạn không giảm cân, hãy uống sau bữa ăn.
9h – 10h: Thời điểm này cần bổ sung thêm nước để hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào khi ngủ, phòng chống cục máu đông, tốt hơn cho não bộ. Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý uống trước khi ngủ khoảng 30 phút – 1 giờ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ.
*Lưu ý: Các “thời điểm vàng” để uống nước này nhằm nâng cao hiệu quả của việc uống nước và nhắc nhở những người lười uống nước. Tuy nhiên, vào các thời điểm khác, bạn vẫn nên bổ sung nước đều đặn để đảm bảo lượng nước đưa vào cơ thể nhé.
Theo Helino
Sự thật kỳ lạ đằng sau hiện tượng "nước mắt cá sấu" của trẻ sơ sinh - gào khóc mấy cũng không thấy nước mắt
Những em bé mới chào đời khóc rất nhiều. Ai cũng biết điều này. Nhưng trừ khi bạn quan sát thật kỹ, bạn có thể không nhận ra, trẻ sơ sinh khóc mà thực sự chẳng rớt chút nước mắt nào.
Đúng là như vậy. Bất kể bé có khó chịu thế nào, đôi má bầu bĩnh vẫn... khô cong. Tại sao trẻ sơ sinh khóc mà không kèm nước mắt? Và tới thời điểm nào thì hiện tượng "nước mắt cá sấu" này mới thay đổi?
Tiến sĩ Phillipa Sharwood, bác sĩ nhãn khoa nhi nổi tiếng ở Australia đã hé lộ lý do thú vị đằng sau hiện tượng này.
Tại sao trẻ sơ sinh khóc không ra nước mắt?
Hiện tượng "nước mắt cá sấu" của trẻ sơ sinh có liên quan tới tuyến lệ. Đây là những cơ quan rất nhỏ, có hình dáng như quả hạnh nhân, nằm bên dưới mi mắt trên, ngay phía trên cầu mắt và chịu trách nhiệm sản sinh ra nước mắt.
Khi chào đời, trẻ sơ sinh không tiết ra lượng nước mắt như trẻ lớn và người đã trưởng thành, bởi tuyến lệ của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Sharwood giải thích: " Nó gần như là một đám mây tạo mưa vậy. Nước mắt sau đó tràn khắp mắt và có một hệ thống thoát nước (ống lệ) ở góc trong của mắt, đi thẳng vào mũi. Lượng nước mắt mà chúng ta thực sự khóc - như trong trường hợp lượng nước mắt tuôn rơi xuống má - phụ thuộc vào độ tốt của ống lệ, chứ không phải lượng nước mắt tuyến lệ sản sinh".
Trong trường hợp trẻ sơ sinh, theo Tiến sĩ Sharwood, lượng nước mắt được tiết ra có giới hạn: " Khi chào đời, trẻ sơ sinh không tiết ra lượng nước mắt như trẻ lớn và người đã trưởng thành, bởi tuyến lệ của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện".
Điều đó có nghĩa là mắt trẻ sơ sinh bị khô và dễ kích ứng? Câu trả lời là "không".
Tiến sĩ Sharwood nhấn mạnh: " Nước mắt có một vài dạng khác nhau. Có một mức độ chuẩn giúp mắt giữ được độ ẩm và khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh đạt được mức chuẩn này. Dạng tiếp theo là nước mắt phản xạ được hình thành khi có thứ gì đó trong mắt bạn hoặc khi bạn ho/hắt hơi. Chúng bắt đầu phát triển trong vài tuần đầu tiên sau sinh. Và cuối cùng là nước mắt cảm xúc".
Chính loại nước mắt cảm xúc này là thứ mà các bé sơ sinh còn thiếu. Nước mắt trào ra do tác động của cảm xúc được sản sinh với lượng lớn hơn. Và tuyến lệ vẫn còn chưa hoàn thiện của bé đơn giản là chưa làm được việc này, tức là chưa tiết đủ nước mắt.
Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu khóc ra nước mắt?
Khoảng 2 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu khóc có nước mắt (Ảnh minh họa)
" Trẻ sơ sinh thường không tiết đủ nước mắt từ tuyến lệ của mình để có những giọt nước mắt trọn vẹn cảm xúc, ít nhất là khoảng 2 tháng sau sinh. Nhưng mốc thời gian này có thể khác nhau ở từng bé. Một số trẻ chỉ cần 1 tháng để khóc ra nước mắt. Một số khác có thể cần tới 7-8 tháng", Tiến sĩ Sharwood cho biết.
Tiến sĩ Sharwood cũng lưu ý rằng, có một số lượng rất nhỏ những đứa trẻ không bao giờ có thể sản sinh ra lượng nước mắt phù hợp. Cô nhấn mạnh thêm rằng, những trường hợp này là cực kỳ hiếm, tuy nhiên: " Chỉ cần trẻ có đôi mắt đẹp, trong và dễ chịu thì các bạn chẳng có gì phải lo lắng".
Còn trường hợp trẻ chảy nước mắt nhưng không khóc?
Theo cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS), phần lớn trẻ sơ sinh bắt đầu khóc từ khoảng 2 tuần tuổi trở đi. Chúng ta không thực sự biết lý do tại sao trẻ sơ sinh chào đời mà chức năng ống lệ lại chưa hoàn thiện. Nhưng sự thiếu sót này có thể thực sự gây rắc rối cho những bé tiết ra nước mắt mà không có hệ thống thoát nước phù hợp.
Ống lệ vận hành như hệ thống thoát nước của mắt. Khi tiết nước mắt, chúng ta cần nơi nào đó để thải toàn bộ dung dịch đó và thông thường, nó sẽ tràn ra khóe mắt rồi chảy xuống mũi.
Loại trừ nguyên nhân do tức giận hay buồn bã, chúng ta tiết nước mắt để đảm bảo độ ẩm cho mắt và giúp mắt khỏi bám bụi, bẩn. Mỗi lần bạn chớp mắt, sẽ giống như cần gạt nước trên kính xe ô tô, có tác dụng đẩy nước mắt lan khắp cầu mắt và đi vào ống lệ để thoát xuống mũi. Nhưng nếu bạn vẫn chưa hoàn thiện chức năng ống lệ thì số dung dịch này sẽ tràn lên mi mắt rồi chảy xuống má - như một ly nước tràn đầy.
Một trẻ bị tắc ống lệ dẫn đến hiện tượng chảy nước mắt mà không hề khóc (Ảnh minh họa).
Trẻ sơ sinh có thể bị tắc ống lệ. Điều này có nghĩa là nước mắt không có đường thoát hợp lý và nó có thể khiến bé bị tắc lệ đạo.
NHS cho biết: " Triệu chứng chính là mắt đầy nước. Nước mắt đổ vào khóe mắt, tràn xuống má. Hiện tượng này xảy ra ngay cả khi trẻ không khóc. Triệu chứng có thể nặng hơn khi bé bị cảm hoặc trong thời tiết giá lạnh, khi lượng nước mắt được sản sinh tăng lên. Đôi khi, mắt trẻ nhìn như bị dính mi hoặc đùn ghèn khi bé thức dậy. Có lúc, mắt bé lại có chút sắc hồng. Đó có thể là dấu hiệu bé bị viêm kết mạc hoặc viêm màng mắt".
Nếu mắt con bạn bị dính mi hoặc đổ ghèn khi thức dậy, tất cả những gì bạn cần làm là nhẹ nhàng lau mắt cho bé bằng bông thấm nước đun sôi để nguội.
Bác sĩ có thể mát-xa mắt cho bé để kích thích ống lệ mở. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, bác sĩ có thể đề nghị giải pháp phẫu thuật. " Đôi khi, ống lệ chưa mở ra trước khi trẻ 1 tuổi. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể gợi ý mở ống lệ bằng một ống dò nhỏ xíu. Việc này được thực hiện khi bé đã được gây mê. Với một số trường hợp khác, bác sĩ có thể cấy một ống thoát tí hon vào ống lệ của bé để giúp nó mở một cách phù hợp", NHS cho biết.
Nguồn: The sun, Mama
12 sai lầm thường mắc phải khi tắm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ Theo số liệu thống kê, tất cả chúng ta đều dành khoảng 1,5 năm cuộc đời trong phòng tắm. Chúng ta dành khoảng 6 tháng để tắm. Không có gì đáng nói về số liệu thực tế này bởi vì vấn đề vệ sinh là vấn đề hàng đầu và nó đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống của mỗi chúng...