Luộc súp lơ xanh bao nhiêu phút là chín mà vẫn giữ được màu xanh, độ giòn?
Luộc đúng và đủ thời gian súp lơ xanh sẽ ngon, giòn, giữ được màu xanh đẹp mắt.
Súp lơ xanh là loại rau quen thuộc, tốt cho sức khỏe, được nhiều người yêu thích. Súp lơ thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình, trong đó quen thuộc nhất là súp lơ luộc. Tuy nhiên, nhiều người chia sẻ, mình luộc súp lơ lúc thì bị cứng, lúc lại mềm và làm mất màu xanh.
Như vậy, luộc súp lơ trong bao nhiêu phút thì rau chín mà vẫn giữ được màu xanh và độ giòn? Các bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Chuẩn bị:
- 1 cây súp lơ
- Muối.
Cách làm:
Bước 1: Rửa súp lơ
Cắt súp lơ hoặc dùng tay tách súp lơ thành những bông nhỏ đều nhau. Lưu ý, các bông cải nhỏ cần đều nhau để khi luộc nó sẽ chín đều.
Ngâm súp lơ trong nước vo gạo khoảng 10-15 phút hòa với chút muối. Trong nước vo gạo có tính axit, loại bỏ bớt được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, có tính hấp thụ tốt. Ngoài ra sử dụng thêm chút muối sẽ giúp rửa được hàng lọat bụi bẩn và trứng sâu bọ, mảnh vụn rác bám trong hoa súp lơ.
Video đang HOT
Khi ngâm, nên đặt một tấm vỉ hoặc đĩa lên trên súp lơ để súp lơ được ngâm hoàn toàn trong nước. Sau đó rửa lại bằng nước sạch hai hoặc ba lần, súp lơ sẽ rất sạch.
Bước 2: Luộc
Đun sôi một nồi nước, cho thêm 1 thìa muối vào.
Khi nước sôi, cho súp lơ xanh vào nồi. Khi luộc súp lơ xanh không đậy nắp, luộc sôi trong 2-3 phút. Thỉnh thoảng đảo cho súp lơ chín đều. Hết thời gian là súp lơ chín, vẫn giữ được độ giòn và màu xanh đẹp mắt. Vớt ngay súp lơ xanh ra đĩa.
Như vậy, khi luộc súp lơ, với một cây súp lơ cỡ vừa, thì cần luộc trong khoảng 3 phút. Nếu cây súp lơ xanh to hơn thì bạn có thể thêm 30 giây hoặc lâu hơn. Còn cây súp lơ nhỏ hơn chỉ cần luộc trong 2 phút là được.
Nếu luộc quá lâu, súp lơ sẽ chuyển sang màu vàng và mềm, đó là vì nó đã chín quá.
Giờ súp lơ đã luộc xong, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc đem làm salad thì tùy ý.
Chúc các bạn thành công!
Mẹo rửa lòng non hết sạch mùi hôi không cần đến muối và giấm ít người biết
Chắc hẳn nhiều người sẽ bất ngờ về thứ gia vị dùng để làm sạch và khử mùi hôi của lòng non này.
Lòng non là một trong những bộ phận của con lợn được nhiều người ưa thích vì có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon. Lòng non có thể đem nướng, luộc, xào, rim... Mỗi món ăn từ lòng non có hương vị hấp dẫn khác nhau.
Tuy lòng non ngon là thế nhưng rất nhiều người e ngại phải sơ chế chúng. Hoặc nhiều người phân vân không biết làm thế nào để rửa lòng non cho sạch, an toàn, lại không còn mùi hôi.
Do đó, các bạn hãy tham khảo tuyệt chiêu rửa lòng non dưới đây chỉ với một thứ gia vị đơn giản trong nhà nhưng ít người biết, để có được món ăn hấp dẫn cho cả nhà nhé.
Việc chọn lòng non ngon rất quan trọng
Trước tiên, dù lòng non để đem nấu món gì hay chỉ đơn giản là luộc thì khâu chọn lòng rấy quan trọng. Lòng non ngon thì món ăn mới giòn, ngọt, không bị đắng hay dai, hôi.
Lòng non ngon nhất là khúc đầu của lòng. Đây là phần lòng rất dày, giòn hơn khúc cuối của lòng.
Khi đi mua lòng, hãy chọn những phần lòng căng tròn, sờ vào thấy đặc ruột, dịch bên trong có màu trắng sữa. Không chọn những đoạn lòng mỏng, bên trong có màu vàng, những đoạn lòng này sẽ rất đắng và dai.
Lưu ý, nên đi chợ sáng sớm để có thể chọn được đoạn lòng tươi ngon nhất.
Làm sạch lòng bằng gia vị sẵn có trong nhà
Thông thường bạn sẽ sử dụng muối hoặc giấm, chanh để bóp và rửa lòng. Tuy nhiên, có một loại gia vị quen thuộc có thể đem rửa lòng, khử mùi hôi của lòng vô cùng hiệu quả mà không phải ai cũng biết, đó chính là nước mắm cốt.
Cách làm rất đơn giản, dùng ống bơm kim tiêm rồi bơm nước mắm cốt vào bên trong lòng, sau đó dùng tay vuốt nhẹ dịch bên trong ra. Lưu ý, chỉ nên vuốt nhẹ tay, nếu vuốt kỹ quá hết dịch bên trong thì lúc luộc lên dòng bị dai không có bột.
Làm điều này khoảng 2-3 lần và thật nhẹ tay, sau đó đem lòng rửa lại với nước sạch 2 lần. Nước mắm cốt giúp khử mùi hôi của lòng vô cùng hiệu quả.
Luộc lòng như thế nào để lòng được trắng giòn?
Lòng sau khi được sơ chế sạch sẽ thì đem chuẩn bị để luộc.
Chuẩn bị một nồi nước, thêm ít gừng đập dập cùng một ít hành lá, đun sôi rồi thả lòng non vào. Khi nào nước sôi trở lại, luộc thêm 2-3 phút, thấy lòng căng tròn lên thì tắt bếp. Tính tổng thời gian từ lúc cho lòng vào nồi luộc cho đến lúc vớt lòng ra chỉ nên từ 7-10 phút. Nếu luộc lâu quá lòng sẽ dai, không ngon.
Nếu muốn lòng được trắng sau khi luộc, chuẩn bị một bát nước lạnh, vắt nửa quả chanh vào. Khi lòng chín, vớt ra thả ngay vào bát nước lạnh, dùng đũa dìm lòng xuống nước để tránh lòng hở ra lại bị thâm. Ngâm lòng một lúc rồi vớt ra là nó sẽ trắng giòn.
Pha nước chấm lòng luộc
Nước chấm lòng lợn rất đơn giản. Chỉ cần pha nước mắm với ớt, hành khô thái lát, tiêu xay, quất hoặc chanh là rất ngon rồi.
Nếu ai thích mắm tôm thì có thể pha mắm tôm với chút đường, chanh/quất, ớt, đánh bông lên. Rưới thêm ít dầu đun nóng vào cho mắm tôm đỡ nồng là xong.
Chúc các bạn thành công!
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm toàn món dân dã nhưng cứ thấy là thèm Hương vị hấp dẫn của các món ăn giản dị này luôn khiến bất cứ ai cũng muốn thưởng thức cho no căng bụng. Tham khảo mâm cơm nhà chị Vũ Thu Hương (Hà Nội) để bổ sung vào thực đơn cơm tối nhà bạn sao cho hấp dẫn hơn nhé! - Cá trắm kho sung: 60.000đ - Cà bung đậu thịt: 35.000đ...