Lùm xùm chọn SGK lớp 1 mới: Bộ GD&ĐT yêu cầu tôn trọng nhà trường
“Nếu các nhà trường lựa chọn sách giáo khoa đúng quy trình, địa phương phải tôn trọng kết quả đó”.
Trên đây là ý kiến của TS. Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) liên quan đến một số chuyện khó hiểu trong việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới vừa qua.
Thông tư 01/2020/TT của Bộ GD&ĐT quy định quyền quyết định việc lựa chọn SGK là của cơ sở giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, một số địa phương chưa tôn trọng quyền quyết định của các nhà trường. Bộ GD&ĐT đã làm gì để các quy định về lựa chọn SGK được đảm bảo thực hiện đúng tại cơ sở giáo dục, các địa phương, thưa ông?
Từ kết quả tổng hợp của các địa phương, Bộ GD&ĐT nhận thấy hai tỉnh Khánh Hòa và Long An có kết quả khác hơn so với 61 tỉnh/thành phố còn lại khi toàn tỉnh chỉ chọn duy nhất một bộ SGK.
Theo đó, Bộ đã có ý kiến trực tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh và Sở GD&ĐT, đề nghị rà soát, kiểm tra tổng thể quy trình lựa chọn SGK. Quan điểm của Bộ GD&ĐT kiên quyết yêu cầu các địa phương thực hiện đúng quy định về lựa chọn SGK theo Thông tư 01. Nếu các nhà trường lựa chọn SGK đúng quy trình thì địa phương phải tôn trọng kết quả đó.
Qua tìm hiểu bước đầu, Bộ nhận thấy, việc chỉ đạo của hai địa phương đối với các nhà trường trong thực hiện chọn SGK đúng quy trình.
TS. Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).
Tuy nhiên ở Long An trong khâu tổng hợp kết quả cuối cùng, Sở GD&ĐT đã thực hiện chưa đúng khi báo cáo đề xuất UBND tỉnh chọn 1 bộ SGK trong khi thực tế có nhiều SGK khác được các nhà trường lựa chọn. Điều này trái với Thông tư 01.
Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Long An thực hiện đúng quy định và địa phương này đã hứa tôn trọng kết quả lựa chọn SGK của các nhà trường.
Còn với tỉnh Khánh Hòa, khi tiếp cận hồ sơ của các phòng GD&ĐT tập hợp kết quả lựa chọn SGK của các trường gửi về Sở GD&ĐT, Bộ nhận thấy, tất cả đều lựa chọn 1 bộ SGK cho 8 môn bắt buộc.
Riêng môn tiếng Anh, các nhà trường chọn SGK của NXB khác. Điều đó trước mắt cho thấy Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa đã tôn trọng quyết định lựa chọn của cơ sở và báo cáo trung thực về UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT.
Thực hiện yêu cầu của Bộ, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa đang rà soát toàn bộ quy trình lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông.
Nếu kết quả rà soát khẳng định, việc lựa chọn SGK được thực hiện đúng quy định, không có chỉ đạo nào trái quy định từ cấp trên thì chúng ta cần tôn trọng kết quả lựa chọn.
Việc bộ sách “Chân trời sáng tạo” được TP Hồ Chí Minh lựa chọn với tỷ lệ “áp đảo” so với các bộ SGK khác gây ra xôn xao dư luận, đặc biệt trước đó có thông tin NXB đã chi trả thù lao cho một số lãnh đạo và cán bộ của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh để biên soạn bộ sách này. Quan điểm của Bộ GD&ĐT về vấn đề này như thế nào?
Nhìn tổng thể kết quả lựa chọn SGK của các trường Tiểu học tại TPHCM, SGK của cả 5 bộ đều được lựa chọn. Riêng Bộ “Chân trời sáng tạo” có tỷ lệ cao hơn.
Trong 5 bộ SGK được phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, bộ “Chân trời sáng tạo” là đầu tiên và duy nhất được biên soạn bởi tập thể tác giả phía Nam. Với lý do này nên các kênh hình, kênh chữ sử dụng trong SGK mang đậm đặc trưng vùng Nam bộ.
Với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, yếu tố ngôn ngữ và hình ảnh có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng SGK của các em. Bộ SGK “Chân trời sáng tạo” với nét đặc trưng như thế sẽ tạo thuận lợi trong học tập cho học sinh khu vực phía Nam.
Video đang HOT
Bộ SGK “Chân trời sáng tạo”.
Do tất cả SGK được phê duyệt đều đảm bảo chất lượng và đồng đều chất lượng, nên khi chọn SGK, các trường sẽ ưu tiên sách gần gũi, phù hợp và tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh trong dạy và học.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu về chuyên môn và đây thực chất là một tiêu chí được quy định trong Thông tư lựa chọn SGK.
Việc TPHCM hay bất cứ tỉnh/thành phố nào có kết quả lựa chọn SGK ở một bộ sách nào đó cao hơn, chúng ta cần xem xét việc chỉ đạo và thực hiện lựa chọn SGK ở địa phương đó có đúng quy định hay không, các nhà trường có dân chủ, minh bạch trong lựa chọn hay không. Nếu quy trình đúng thì kết quả lựa chọn phải được tôn trọng.
Thông tư 01 yêu cầu cơ sở giáo dục phổ thông công bố công khai danh mục SGK được lựa chọn và niêm yết tại cơ sở giáo dục trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất 4 tháng. Công tác này đến nay đã được các trường tiểu học trên cả nước thực hiện như thế nào, thưa ông?
Trước hết phải nói rõ, việc công bố kết quả lựa chọn SGK thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông. Sở GD&ĐT các tỉnh, đặc biệt là cấp Phòng GD&ĐT có trách nhiệm giám sát và trực tiếp chỉ đạo, đốc thúc việc thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Ngày 11/5, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo tất cả các phòng GD&ĐT, các trường phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm việc công bố kết quả SGK.
Qua thực tế kiểm tra tại một số tỉnh như Bắc Kạn, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, chúng tôi nhận thấy, các nhà trường đã nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ này. Nhiều đơn vị rất sáng tạo trong sử dụng hình thức công bố kết quả lựa chọn SGK.
Bộ SGK “Cánh diều”
Ví dụ, có nhà trường liên hệ với các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn theo phân tuyến tuyển sinh để có thư ngỏ hay thông báo đến phụ huynh học sinh có con em sẽ vào học lớp 1 năm học tới, trong đó cung cấp thông tin về tuyển sinh, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và công bố danh mục SGK lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông này.
Có đơn vị liên hệ với đài phát thanh trên địa bàn huyện, thôn, xã, để phát tin thông báo. Có trường còn dán cả danh sách lựa chọn SGK ở nhà văn hóa thôn hoặc những nơi phụ huynh học sinh dễ nhìn thấy. Đây là những cách làm rất sáng tạo và trách nhiệm.
Nhiều người cho rằng, việc quy định Hội đồng lựa chọn SGK phải có thành viên là đại diện Ban Cha mẹ học sinh chỉ mang tính hình thức, khó thực hiện, nhà trường không thể biết phụ huynh nào có con vào lớp 1 trong năm học tới… Tại sao Bộ GD&ĐT đưa ra quy định phải có đại diện cha mẹ học sinh trong Hội đồng lựa chọn SGK?
Sự tham gia của đại diện ban cha mẹ học sinh trong Hội đồng lựa chọn SGK của cơ sở giáo dục phổ thông có vai trò như lực lượng giám sát xã hội để đảm bảo việc thực hiện các quy trình lựa chọn công khai, minh bạch, đảm bảo sự công bằng cho người sẽ trực tiếp bỏ tiền mua và sử dụng SGK.
Đại diện phụ huynh không có vai trò nghiên cứu chuyên môn sâu về SGK. Công việc này do tổ chuyên môn của các nhà trường thực hiện, bỏ phiếu để đề xuất danh mục SGK được lựa chọn xếp thứ tự từ cao xuống thấp.
Hội đồng lựa chọn SGK sẽ thảo luận, đánh giá SGK trong danh mục tổ chuyên môn đề xuất, căn cứ các quy định của Thông tư 01 và tiêu chí lựa chọn SGK của UBND tỉnh để bỏ phiếu lựa chọn SGK phù hợp nhất với cơ sở giáo dục phổ thông.
Qua kiểm tra, chúng tôi thấy một số nhà trường ban đầu chưa hiểu được ý nghĩa này nên hơi lúng túng trong việc mời đại diện ban cha mẹ học sinh tham gia Hội đồng lựa chọn SGK.
Tuy nhiên, sau khi Bộ GD&ĐT có thông tin hướng dẫn, rất nhiều nhà trường đã thực hiện tốt quy định này.
Nhiều nhà trường lúng túng trong việc mời đại diện ban cha mẹ học sinh tham gia Hội đồng lựa chọn SGK.
Theo ông, sau khi hoàn thành lựa chọn SGK, tới đây các nhà trường và địa phương cần tiếp tục thực hiện công việc gì để đảm bảo hiệu quả, đúng lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh lớp 1?
Có 2 nội dung trọng tâm Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo sát sao trong thời gian tới.
Thứ nhất, các Sở GD&ĐT, NXB có SGK được lựa chọn phải khẩn trương lên kế hoạch chi tiết việc tập huấn giáo viên sử dụng SGK; đảm bảo 100% giáo viên lớp 1 được tập huấn trước năm học mới.
Việc cung ứng SGK có những khó khăn và thuận lợi riêng, song cũng phải gấp rút thực hiện từ nay đến 30/7 và chậm nhất 15/8 phải hoàn thành.
Nếu trên một địa bàn có nhiều SGK được lựa chọn, việc cung ứng cần đảm bảo đầy đủ các đầu SGK và kịp tiến độ thời gian để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thứ hai, các tỉnh cần khẩn trương triển khai bồi dưỡng trực tuyến kết hợp với trực tiếp cho toàn bộ giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021, về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ GD&ĐT đã làm việc với đơn vị cung ứng để cung cấp miễn phí tài khoản học trực tuyến và đường truyền cho thầy cô lớp 1. Việc bồi dưỡng phải hoàn thành trước 30/7.
Kết quả chọn SGK của TP.HCM là khác thường!
PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với PGS Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xung quanh 'những câu chuyện khó hiểu' liên quan đến việc chọn SGK lớp 1.
Học sinh tại một trường tiểu học ở TP.HCM tham khảo Chân trời sáng tạo - bộ sách do Nhà xuất bản Giáo dục VN trả "thù lao tổ chức biên soạn SGK" cho lãnh đạo, cán bộ Sở GD-ĐT - ẢNH: NGUYỄN LOAN
Không "xuê xoa" trong chọn sách giáo khoa
Thưa ông, việc chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 năm học 2020 - 2021 trên cả nước đã hoàn tất. Một số địa phương đã yêu cầu 100% trường học trên địa bàn tỉnh chọn 1 bộ SGK trong khi các trường chọn từ nhiều bộ SGK khác nhau. Theo ông, cần chấn chỉnh ra sao để những việc như thế này không trở thành tiền lệ xấu?
Thực ra chỉ có năm nay chúng ta chọn SGK theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, giao quyền chọn cho nhà trường. Từ sang năm sẽ thực hiện theo luật Giáo dục 2019 thì quyết định chọn sẽ do thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
PGS Phạm Tất Thắng
Về nguyên tắc, dù thực hiện theo nghị quyết hay luật thì phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Bất cứ ai và cấp nào cũng phải tôn trọng thẩm quyền chọn của các trường đã quy định trong nghị quyết của Quốc hội. Việc tổ chức giảng dạy là trách nhiệm của các trường. Họ đã nghiên cứu và đưa ra quyết định chọn bộ sách được hội đồng bỏ phiếu cao nhất và bộ sách đó phù hợp với học sinh với điều kiện dạy học của họ. Do vậy, không có lý do gì để có thể "can thiệp" vào kết quả đó. Làm như vậy là sai so với quy định của Nghị quyết 88 của Quốc hội.
Bộ GD-ĐT cũng đã có thái độ kiên quyết về các trường hợp này. Tôi cho rằng đó là động thái cần thiết, dứt khoát không "xuê xoa" để có thể tạo ra những tiền lệ xấu trong chọn SGK.
Nếu có bằng chứng về việc tiêu cực, vận động hành lang, "bôi trơn" bằng lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân để chọn SGK thì rõ ràng đó là hành vi vi phạm cần xử lý theo quy định
PGS Phạm Tất Thắng
100% trường của một tỉnh nào đó chọn giống nhau thì kết quả ấy có thể coi là bình thường và đúng với tinh thần "phù hợp điều kiện khác nhau" hay không, thưa ông?
Năm nay có 5 bộ SGK lớp 1 được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thẩm định và phê duyệt. Do vậy, về nguyên tắc, các trường có thể chọn bất cứ bộ hoặc cuốn SGK nào để dạy học. Vấn đề đặt ra là các trường sẽ chọn sách nào mà họ thấy phù hợp. Dù chọn 1 bộ hay chọn các cuốn từ nhiều bộ sách khác nhau thì cũng không sai quy định.
Khi có nhiều sách thì chúng ta chấp nhận sẽ phải có sự cạnh tranh, quảng bá của các đơn vị có SGK khác nhau để bộ ấy được biết đến và được lựa chọn. Chỉ có điều sự cạnh tranh ấy phải lành mạnh, minh bạch chứ không phải cạnh tranh bằng những tác động tiêu cực hay ép buộc cấp dưới phải chọn một bộ SGK hoặc cuốn sách nào đó mà không cần biết có phù hợp và đúng với mong muốn của người trực tiếp dạy, học hay không. Còn tất nhiên, nếu có bằng chứng về việc tiêu cực, vận động hành lang, "bôi trơn" bằng lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân để chọn thì rõ ràng đó là hành vi vi phạm cần xử lý theo quy định chứ không thể bàn nên hay không, đúng hay sai nữa.
Phải đặt mục tiêu vì học sinh lên hàng đầu
Với TP.HCM, Nhà xuất bản Giáo dục trả "thù lao tổ chức biên soạn SGK" cho lãnh đạo, cán bộ Sở GD-ĐT. Kết quả chọn SGK ở TP này cho thấy bộ SGK mà lãnh đạo, cán bộ Sở GD-ĐT nhận thù lao biên soạn đã được chọn với tỷ lệ áp đảo. Theo ông, có thể giải thích điều này như thế nào để người dân không nghi ngờ về sự khách quan?
Chuyện này hơi khác thường. Về mặt nguyên tắc, các trường có thể chọn bất cứ cuốn SGK nào trong số các đầu SGK đã được phê duyệt. Tuy nhiên, với TP.HCM, khi các lãnh đạo, cán bộ của Sở GD-ĐT đã nhận thù lao của Nhà xuất bản Giáo dục VN với vai trò là tác giả hay tập hợp đội ngũ để làm một bộ SGK cụ thể, và rồi bộ SGK ấy lại được lựa chọn thì rõ ràng sự lựa chọn ấy khiến người ta có quyền nghi ngờ là nó không còn khách quan nữa. Điều đó khiến cơ hội lựa chọn của các trường thực sự không còn được như mong muốn, không đúng với mục tiêu của việc Quốc hội quyết định cho phép xã hội hóa biên soạn và có nhiều SGK để các nhà trường, địa phương lựa chọn.
Việc có nhiều bộ SGK, lo các hiện tượng tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh trong chọn SGK... Vậy theo ông, cơ quan quản lý và mỗi nhà xuất bản có SGK cần làm gì để lành mạnh, văn minh hóa việc này?
Trước đây, SGK là pháp lệnh nhưng khi có nhiều bộ sách thì mở ra cơ hội có nhiều lựa chọn cho các nhà trường và người dân, làm sao để có bộ sách chất lượng tốt nhất, giá cả phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình, qua đó nâng cao chất lượng dạy học. Mục tiêu chính là như vậy nên các giải pháp dù thế nào cũng phải nhằm đạt được mục tiêu ấy. Đặc biệt, các cấp quản lý và mỗi nhà trường phải đặt mục tiêu vì HS lên hàng đầu chứ không chọn vì bất cứ mục tiêu gì khác. Có thể việc chọn nhiều sách khác nhau trong cùng một địa phương sẽ khiến việc quản lý phức tạp hơn, vất vả hơn nhưng nếu đặt mục tiêu vì HS làm chính thì sẽ có các giải pháp thực hiện được.
Nhà trường, giáo viên vẫn có tiếng nói quan trọng chọn SGK
Từ sang năm, khi việc lựa chọn SGK không còn là thẩm quyền của các nhà trường mà giao cho UBND cấp tỉnh, cần giải pháp nào để các nhà trường có SGK phù hợp? PGS Phạm Tất Thắng cho rằng đương nhiên quy định của luật là phải thực hiện đúng. Tuy nhiên trong trường hợp này, tôi cho rằng có nhiều cách để các trường và giáo viên vẫn có tiếng nói quan trọng trong quyết định lựa chọn SGK. Luật giao quyền quyết định việc lựa chọn SGK cho UBND cấp tỉnh nhưng không có nghĩa UBND cấp tỉnh trực tiếp chọn mà có thể ủy quyền cho cấp cơ sở hoặc giao cho UBND cấp quận huyện, nhà trường tiến hành chọn rồi trên cơ sở đó UBND tỉnh ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, UBND cấp tỉnh có thể thành lập hội đồng chọn mà thành viên trong hội đồng đó chiếm lực lượng đông đảo là những người trực tiếp giảng dạy...
Người dân phải được biết
Việc chọn SGK đã hoàn tất nhưng không ít phụ huynh có con vào lớp 1 vẫn không biết trường con mình sẽ học đã chọn SGK nào. Theo ông, việc công khai kết quả chọn là quyền của từng trường hay cần tôn trọng quyền được biết của phụ huynh?
Đương nhiên là người dân phải được biết. Chọn SGK là công việc chuyên môn nên là việc của nhà trường nhưng nếu coi SGK là một mặt hàng thì người dân mới chính là khách hàng thực sự; cha mẹ HS chính là người phải chi trả tiền cho việc mua sách mà nhà trường đã chọn.
Do vậy, kết quả chọn không có lý do gì mà không công khai ngay cho người dân được biết. Về nguyên tắc là phải thông báo tới từng phụ huynh, nhưng do lớp 1 chưa tuyển sinh nên các trường phải thực hiện công khai bằng nhiều hình thức khác nhau để làm sao người dân tiếp cận được thuận tiện, dễ dàng nhất. Ở khu vực thành thị, hầu hết các cơ sở GD-ĐT đều có trang web, tại sao lại không công bố ngay để phụ huynh cùng cả xã hội được biết và giám sát. Nhiều khi phụ huynh cũng sẽ căn cứ vào SGK được lựa chọn để chọn trường cho con, nếu đó là hệ thống trường ngoài công lập. Tôi cho rằng việc này không có lý do gì để trì hoãn.
Mỗi tỉnh chọn từ ba bộ sách giáo khoa trở lên Vụ trưởng Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT Thái Văn Tài cho biết: Đến ngày 20-5 đã có 47 tỉnh gửi kết quả lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp một về Bộ GD và ĐT. Trong đó, tất cả 46 SGK của chín môn học của lớp một được Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được các tỉnh lựa chọn. Học sinh Trường...