Lúc hấp hối, mẹ thổ lộ bí mật này khiến tôi không xuất hiện trong đám tang và phải dọn khỏi nhà ngay lập tức
Ai cũng trách tôi bất hiếu, không có trách nhiệm với mẹ. Tôi biết làm như thế là không đúng, nhưng tôi không thể đối diện với mẹ được.
Từ nhỏ tôi đã không có bố, tôi là con của người mẹ đơn thân. Mẹ một mình ở vậy nuôi tôi khôn lớn. Mãi cho đến năm tôi học lớp 10 mẹ mới lấy chồng, dượng là người tốt, yêu thương mẹ và tôi vô điều kiện. Hai năm sau mẹ mới sinh em bé, có em tôi mừng lắm. Tôi đã mong chờ một đứa em từ rất lâu rồi.
Khi mẹ có gia đình mới, tôi bắt đầu thời gian đi học Đại học, bắt đầu cuộc sống tự lập. Không có mẹ ở bên tôi học cách trưởng thành, tự lo cho bản thân. Mọi thứ rồi cũng ổn, tôi cũng có sự nghiệp và gia đình riêng của mình. Có con rồi tôi mới hiểu những năm tháng mẹ một mình nuôi tôi vất vả như thế nào. Cũng vì thế, tôi luôn muốn cho bố mẹ cuộc sống sung túc, an nhàn mà báo hiếu mẹ tốt nhất có thể.
Khi tôi càng lớn, mẹ tôi lại càng già đi. Ngày tôi biết tin mẹ bị bệnh hiểm nghèo tôi sốc toàn tập, tôi luôn sợ mất mẹ mà nghỉ việc ở viện chăm mẹ, cho mẹ những tháng ngày cuối đời hạnh phúc, vui vẻ nhất. Cả đời mẹ vất vả vì tôi rồi, giờ đến lúc tôi phải phụng dưỡng mẹ, cùng dượng lo cho đứa em nhỏ còn thơ dại kia.
Dù biết trước mẹ sẽ không ở bên chúng tôi lâu được vậy mà ngày tôi sợ hãi nhất cũng đến. Mẹ yếu, lúc trút hơi thở cuối cùng bà gọi tôi vào ghé sát tai tiết lộ bí mật động trời đến giờ tôi vẫn chưa tin được. Mẹ bảo: “Con không phải con mẹ, con là đứa trẻ bị bỏ rơi từ lúc lọt lòng, mẹ nhặt về nuôi”. Tôi hoang mang cho rằng mẹ nói dối mình, mẹ lắc đầu nói cho muốn cho tôi biết sự thật trước khi qua đời. Mẹ thương tôi như con đẻ của bà.
Mẹ mất, tôi như kẻ hoá điên sốc khi đến tột độ. Ngày lo hậu sự cho mẹ, tôi không dám xuất hiện ở đó, chịu tang mẹ mà bỏ đi nhậu. Tôi không dám đối diện với sự thật nghiệt ngã này, tôi chỉ là đứa con bị bỏ rơi, được mẹ thương tình nhặt về nuôi như thế sao? Ai cũng trách tôi bất hiếu, không có trách nhiệm với mẹ. Tôi biết làm như thế là không đúng, nhưng không thể đối diện với mẹ được. Tôi sợ, sợ sự thật này.
Áp lực từ bản thân, từ gia đình, dòng họ khiến tôi mệt mỏi, chán nản vô cùng. Tôi trở về nhà thu dọn đồ đạc đưa vợ con ra ngoài ở. Tôi xin phép dượng được thi thoảng về hương khói cho mẹ, với tôi mẹ vẫn là tất cả, tôi mang ơn mẹ suốt đời nhưng tôi vẫn chưa thể chấp nhận sự thật này. Tự nhiên tôi thấy bản thân mình hèn quá.
Video đang HOT
Tôi đã rất tự hào khi là con mẹ, có người mẹ vĩ đại luôn yêu thương tôi hết lòng như thế. Nhưng bây giờ tôi như rơi vào tuyệt vọng, chán nản. Giá như mẹ không nói, không cho tôi biết sự thật thì mọi thứ sẽ tốt hơn nhẹ nhàng hơn. Tôi là đứa trẻ đến bố mẹ ruột của mình là ai mà chẳng biết. Họ cũng chưa từng về đây tìm tôi. Tôi có phải là người con tệ bạc, bất hiếu khi không lo cho mẹ lúc nhắm mắt xuôi tay không. Tôi thấy bản thân mình vô dụng quá.
(binh16…@gmail.com)
Vừa tậu được căn hộ trị giá 4 tỷ, mẹ chồng lại đòi bán để chú út lấy vợ, tôi buộc phải ly hôn chồng
Tình thân là thứ tình cảm mà con người khó dứt bỏ nhất. Chính vì vậy mà rất nhiều bà mẹ chồng rất thích dùng tình thân để bắt ép con dâu mình.
Họ cho rằng con dâu nên dốc hết toàn bộ số tiền của cô ấy cho nhà chồng, nên dùng cho nhà chồng và giúp đỡ các anh chị em khác trong nhà chồng.
Hiếu thuận với bố mẹ chồng là điều con dâu nên làm, nhưng rõ ràng đối với anh chị em chồng, con dâu không có trách nhiệm hay nghĩa vụ. Nếu có giúp đỡ thì là dựa trên tình cảm, không phải là bổn phận.
Nhưng có một số mẹ chồng không hiểu đạo lý này, luôn yêu cầu con dâu giúp đỡ gia đình vô điều kiện, thậm chí không quan tâm rằng yêu cầu đó có vượt quá khả năng của cô ấy hay không.
Mẹ chồng của Yến (31 tuổi) là một người mẹ chồng như vậy. Bà luôn thiên vị chú út em chồng, thậm chí yêu cầu Yến bán căn nhà 4 tỷ vừa mua để lấy tiền cho chú út kết hôn. Cuối cùng, Yến đành phải ly hôn chồng vì không thể chấp nhận được sự vô lý của mẹ chồng và sự ngu hiếu của chồng.
Năm 21 tuổi, Yến và chồng quen nhau khi làm chung công ty. Công việc ở công ty rất vất vả, thường xuyên phải làm thêm giờ. Cả hai đều muốn thay đổi công việc nhưng vì bằng cấp không đẹp lắm nên họ không thể tìm được công việc khác tốt hơn.
Nhờ thắt chặt chi tiêu nên vợ chồng Yến cũng tiết kiệm được số tiền không nhỏ. Khi Yến 25 tuổi thì cô sinh con trai đầu lòng. Có con áp lực thật sự lớn, để có thời gian làm việc, vợ chồng Yến đành phải gửi con cho bà ngoại trông.
Theo lý thuyết, vợ chồng Yến nên nhờ bố mẹ chồng trông cháu giúp, nhưng mẹ chồng nói không rảnh, bà còn giúp chú út em chồng trông con. Chỉ mình 2 đứa con của chú ấy thôi đã khiến mẹ chồng bận luôn chân luôn tay rồi nên không có cách nào giúp vợ chồng Yến được. Sau đó, Yến sinh thêm một cô con gái nữa và lại gửi về nhà ngoại.
Các con càng ngày càng lớn nên Yến cũng muốn mua một căn hộ ở gần trung tâm thành phố, thuận lợi cho việc học tập của các con sau này. Sau hơn 10 năm làm việc không ngừng nghỉ, vợ chồng Yến cũng tích góp được khoảng 1 tỷ. Mặc dù không nhiều nhưng đủ để trả khoản thanh toán đầu và vay ngân hàng rồi trả dần.
Nửa năm trước, vợ chồng Yến mua một ngôi nhà có 3 phòng ngủ và 1 phòng khách, diện tích 100 m2, vừa đủ cho gia đình 4 người sinh sống. Tháng trước bên thi công mới bắt đầu bàn giao nhà, Yến cũng mới lấy được chìa khóa, đang định sửa sang lại 1 chút thì mẹ chồng lại đề nghị bán nhà, hơn nữa còn là bán nhà của vợ chồng Yến.
Yến càng thấy giận hơn khi mẹ chồng nói lý do vợ chồng Yến phải bán nhà là để cho chú út kết hôn. Tuy là chú út nhưng so về tuổi thì chú ấy còn lớn hơn Yến 2 tuổi. Sau khi ly hôn, nhiều năm nay chú ấy không có công việc ổn định, cả ngày ở nhà ăn bám mẹ, con cái cũng giao cho mẹ trông. Thời gian qua, chú ấy cũng được mai mối cho vài đám nhưng con gái nhà người ta vừa thấy đã không hài lòng, không ai nguyện ý về làm vợ.
Đầu năm nay, chú út cuối cùng cũng tìm được một đối tượng, dự kiến sẽ kết hôn vào dịp Tết Trung thu năm nay. Nhưng nhà gái yêu cầu phải có nhà tân hôn, cộng thêm chi phí làm đám cưới nữa, cộng lại cũng phải mất hơn 1 tỷ. Số tiền này bố mẹ chồng không lo được nên đành đổ hết lên đầu vợ chồng con cả.
Mẹ chồng nói: "Các con là anh chị của nó thì phải có nghĩa vụ giúp nó số tiền đó. Nếu nó không cưới được vợ, chẳng phải con cái của nó sau này cũng sẽ phiền đến tụi con chăm sóc sao? Hơn nữa nguyện vọng lớn nhất của mẹ chính là nhìn thằng út kết hôn lần nữa. Nếu không thể nhìn nó yên bề gia thất, mẹ chết cũng không nhắm mắt. Cho nên mặc kệ như thế nào, số tiền này các con nhất định phải bỏ ra, nếu không chính là không yêu thương em trai, bất hiếu với bố mẹ!"
Lúc đó sắc mặt Yến rất khó coi bởi cô biết chồng mình là một người đàn ông ngu hiếu, rất nghe lời mẹ chồng, hơn nữa đối với chú út cũng vô cùng sủng ái. Cho nên trước khi anh mở miệng, Yến liền cự tuyệt mẹ chồng. Cô nói căn nhà này là vợ chồng cô mua để lo cho các cháu học hành, hơn nữa là mua theo dạng trả góp nên không bán được, không thể có tiền đưa cho chú út.
Nhưng mẹ chồng nói, vợ chồng Yến mới hơn 30 tuổi, sau này còn có thể mua được nhà, còn nếu chú út lần này không kết hôn, có lẽ cả đời cũng không tìm được cô vợ nào khác. Nghe đến đấy, Yến chỉ biết câm nín. Mẹ chồng trước kia luôn thiên vị chú út, những thứ đó cô không so đo nhưng nhà cửa và con cái là hai thứ quan trọng bậc nhất của Yến, không ai có thể đụng vào.
Cuộc trò chuyện lúc đó rất khó chịu. Sau khi mẹ chồng đi rồi, chồng Yến tỏ ra vô cùng tức giận với cách xử sự của Yến. Nhưng bất kể anh có nói thế nào, Yến cũng không thể đồng ý được. Yến vốn nghĩ mọi chuyện như thế là xong, ai ngờ chỉ vài ngày sau lại phát hiện chồng lén giấu bán nhà sau lưng mình. May mà Yến phát hiện kịp thời, liền hung hăng mắng chồng một trận. Chồng Yến nói cô làm anh mắt mặt, xung quanh có bao nhiêu người như vậy, lại thản nhiên mắng chồng. Cho nên khi ấy, anh tức giận thốt lên: "Em trai tôi kết hôn, tôi thân làm anh trai, nhất định sẽ bỏ tiền ra cho chú ấy. Mặc kệ cô có đồng ý hay không, tôi nhất định bán nhà!"
Trái tim Yến lạnh khi nghe chồng nói như vậy. Kết hôn bao nhiêu năm nay, anh vẫn như vậy, cái gì cũng lo cho nhà anh, đối với gia đình nhỏ này của hai người, lại không để ý chút nào. Việc chú út kết hôn không thể chậm trễ, vậy chẳng lẽ chuyện các con Yến đi học có thể chậm trễ sao? Và nhà cửa mỗi năm một giá, bây giờ hai người bán nhà, bao giờ mới đủ khả năng mua căn khác được?
Vì vậy, Yến nói với chồng: "Muốn bán nhà cũng được. Chúng ta ly hôn. Số tiền bán chia đôi, hai con thuộc về tôi". Yến nghĩ rằng sau khi nghe điều này, chồng sẽ từ bỏ ý định bán nhà, lại không nghĩ rằng anh ta đồng ý mà không buồn suy nghĩ. Vì vậy, Yến làm thủ tục ly hôn chồng ngay ngày hôm đó.
Nếu chồng lúc nào cũng chỉ nghĩ cho nhà anh ta như vậy thì Yến để anh ta mãn nguyện. Chuyện như vậy có một thì sẽ có hai, mấy năm nay cô đã nhịn đủ rồi, không muốn tiếp tục nữa.
Một số người đàn ông giống như những đứa trẻ không chịu lớn, ngay cả khi kết hôn, vẫn rất lắng nghe cha mẹ, luôn luôn thực hiện các yêu cầu của cha mẹ vô điều kiện. Đàn ông hiếu kính cha mẹ là điều nên làm, giúp đỡ anh chị em cũng là điều nên làm, nhưng cũng phải lượng sức mình, bản thân không có khả năng thì không nên giả vờ có số tiền lớn.
Phụ nữ có thể sống khổ với đàn ông, nhưng không thể sẵn sàng dành tất cả cho nhà chồng. Dù sao hai người đã kết hôn, có gia đình nhỏ của riêng mình, cũng nên suy nghĩ nhiều hơn cho gia đình nhỏ này.
Cho 2 mẹ con vào nhà trú mưa, tôi giật mình nhận ra người quen cũ Suốt mấy năm nay, cả gia đình tôi không có trách nhiệm gì với mẹ con chị. Bây giờ muốn được bù đắp mà sao khó quá. Từ trước đến giờ, anh tôi vẫn nổi tiếng là người đào hoa. Thời sinh viên, anh ấy đã từng yêu say đắm một chị là hoa khôi khoá dưới. Thời điểm đó chị có đến...