Lúc đi học nhận kiến thức giả, chui lọt vào cơ quan nhà nước sẽ gây họa

Theo dõi VGT trên

Phó Giáo sư Bùi Thị An cảnh báo, tình trạng ngồi nhầm lớp, bằng cấp giả sẽ gây hệ luỵ rất lớn và lâu dài với đất nước.

Từ xưa tới nay, giáo dục được xem là nền tảng cơ bản cho phát triển của đất nước, quyết định đến sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.

Nhiều năm qua, song song với sự phát triển của đất nước ở nhiều mặt thì giáo dục – đào tạo cũng đã có những đổi mới, có thành tựu rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được xử lý một cách bài bản có tính hệ thống, đặc biệt là tình trạng gian dối, thiếu trung thực đã diễn ra ở nhiều địa phương.

Năm học 2006-2007, ngành giáo dục đã có cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, thời gian đầu đã có những kết quả tích cực. Nhưng đáng tiếc một thời gian sau dường như tiêu cực của ngành không bị chặn đứng mà còn lan ra nhiều hơn, ẩn nấp và tinh vi hơn.

Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại có hẳn chỉ đạo “Khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục là việc làm thường xuyên, không phô trương, hình thức, là giải pháp quan trọng để tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo”, nhưng thực tế là sự gian dối vẫn đang xảy ra, mà chưa có giải pháp chặn đứng một cách thật sự hiệu quả.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII) nêu quan điểm: “Giáo dục là then chốt của mọi sự phát triển tại một quốc gia. Giáo dục nếu được thực hiện nghiêm túc thì sẽ đảm bảo được sản phẩm đầu ra tốt, tức là chất lượng nguồn nhân lực quốc gia tốt, đó là tiền đề là nền tảng quan trọng để đất nước phát triển, hưng thịnh.

Ngược lại, một đất nước sẽ dần yếu kém đi, sẽ gặp vô vàn hệ lụy nếu như giáo dục không được đầu tư, không được coi trọng thực sự, có nhiều gian dối. Gian dối dù ở ngành nào, lĩnh vực gì cũng không thể chấp nhận được, nhưng gian dối trong giáo dục thì vô cùng nguy hiểm vì nó có thể gây hậu quả nặng nề cho rất nhiều người”.

Lúc đi học nhận kiến thức giả, chui lọt vào cơ quan nhà nước sẽ gây họa - Hình 1

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII). Ảnh: quochoi.vn

Sau sự việc gian dối điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở nhiều địa phương năm 2018 khiến dư luận rúng động, nhiều cán bộ trong ngành giáo dục ở các địa phương như Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang đã bị bắt, khởi tố và chịu án tù.

Năm 2019, ngành giáo dục lại bị một phen lao đao khi nổ ra sai phạm tày đình ở Trường Đại học Đông Đô. Theo kết luận điều tra thì trong 193 người được Trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 người đã sử dụng bằng, trong đó có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ. Vụ việc này cũng đã gây ra nhiều hệ lụy lớn cả về công tác đào tạo và công tác cán bộ ở những cơ quan, đơn vị khác nhau.

Và, mới đây là sự việc 6 học sinh lớp 6 tại huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) đọc viết chưa thành thạo cũng đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Những đứa trẻ thơ dại bị rơi vào vòng xoáy thành tích và thiếu trách nhiệm của giáo viên, của nhà trường, đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Đây không phải là vụ việc đầu tiên “ học sinh ngồi nhầm lớp”, vì vậy phải đặt ra những vấn đề xử lý mang tính hệ thống, ngoài trách nhiệm của giáo viên, nhà trường thì Sở Giáo dục các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hành động thế nào để giải quyết triệt để tình trạng này?

Phải đặt ra câu hỏi ấy, bởi vì khi xâu chuỗi lại có thể thấy được hệ quả của một nền giáo dục nếu vẫn cứ manh nha dối trá ngay từ khi trẻ bắt đầu vào lớp 1 thì thì chất lượng sản phẩm trong giai đoạn sau sẽ tiếp tục phải đối diện với những điều tồi tệ. Nhiều người tin rằng, một vài cá nhân gian dối, dốt nhát cũng không thể gây ra ảnh hưởng gì lớn. Có lẽ vậy! Nhưng nếu những con người ấy luồn lách, chui lọt qua nhiều cửa để trở thành cán bộ trong cơ quan nhà nước thì điều gì sẽ xảy ra?

Vậy, chất lượng nhân sự của đất nước trong tương lai sẽ như thế nào nếu nền giáo dục còn tồn tại nhiều trường hợp “ngồi nhầm lớp” tại các địa phương như Đồng Tháp thời gian qua? Rồi kết quả đạt được sau cùng sẽ là gì khi mà nhiều gia đình, nhiều lớp, nhiều trường vẫn đua nhau có thật nhiều thành tích, nhiều giải thi… thậm chí để có được cái danh hiệu “chuẩn” là cả một hành trình dài nhiều áp lực. Đạt “chuẩn” rồi lại phải căng sức, phải đối diện với nhiều áp lực khác để… “giữ chuẩn”.

Theo Phó Giáo sư Bùi Thị An, suy cho cùng, tất cả những tồn tại của hiện tượng “ngồi nhầm lớp” hay bằng giả, chứng chỉ giả (thậm chí bằng thật nhưng kiến thức giả) đều là hệ quả của căn bệnh thành tích, bệnh sính bằng cấp đã xảy ra nhiều năm trong xã hội và nguy hiểm là lại xảy ra trong chính ngành giáo dục, với sự tham gia của chính các thầy, cô.

“Trường hợp của mấy cháu bé ở tỉnh Đồng Tháp là rất đau xót, bởi vì bây giờ đưa các cháu trở lại tiểu học cũng sẽ có ảnh hưởng ít nhiều tới tâm lý của gia đình và chính các cháu. Việc thứ hai là như vậy thì kết quả điểm học tập, điểm thi của những cháu này trong suốt mấy năm qua cũng phải xem lại, vì đọc và viết còn không lưu loát thì nói gì tới chuyện học môn Văn và những môn khác.

Như vậy là giáo viên thiếu trung thực, đây lại là một chuyện vô cùng xấu xí nữa. Thầy cô giáo được ví như máy cái, giữ vị trí then chốt trong giáo dục, đào tạo con người mà lại qua loa, gian dối gây ra hậu quả như thế thì phải xử lý nghiêm khắc chứ không thể chỉ nhắc nhở, khiển trách rồi cho qua”, bà An chia sẻ.

Không phủ nhận sự quan trọng của bằng cấp, tuy nhiên đối với bà Bùi Thị An, bằng cấp chỉ là một khía cạnh chứ không thể coi là then chốt khi đánh giá.

Video đang HOT

“Nếu bằng cấp thật, học thật thì vô cùng cần thiết. Bằng cấp thật để thể hiện chứng chỉ, mức độ mà con người đạt đến trong lí thuyết cũng như thực hành.

Tuy nhiên giai đoạn vừa qua, có nhiều hệ quả đáng tiếc để lại bởi chúng ta chạy đua theo bệnh thành tích, lợi ích cục bộ của từng trường mà ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của giáo dục. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực của quốc gia.

Những vụ lùm xùm gần đây về việc cấp bằng giả của Trường Đại học Đông Đô hay những cán bộ sử dụng bằng cấp giả trong bộ máy nhà nước đã từng bị phát hiện trước kia là hệ quả của một xã hội sính bằng cấp, quá coi trọng hình thức mà quên mất năng lực căn bản của mỗi con người còn được đánh giá bằng thực lực”, bà An nhấn mạnh.

Học sinh lớp 6 không thể nào lại chỉ có kiến thức và khả năng của học sinh lớp 1 nếu nhận được sự quan tâm dạy dỗ thực sự của giáo viên và nhà trường. Nhìn rộng hơn, không thể tồn tại những cán bộ sử dụng bằng cấp giả nếu có sự tuyển chọn, giám sát, quy hoach rõ ràng, minh bạch và công khai.

“Tri thức giả, bằng cấp giả và bằng thật nhưng trình độ giả cũng chỉ là sự phô diễn hình thức, không bao giờ đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Bằng cấp thật được đào tạo bài bản kết hợp với những việc làm, hoạt động cụ thể mới cho ra kết quả tốt nhất.

Bằng cấp chỉ là một kênh đánh giá mà thôi, tri thức thật sự và phẩm hạnh của con người mới là điều quan trọng. Đối với ngành giáo dục đâu chỉ dạy học trò kiến thức là xong, mà cái quan trọng không kém đó là phải dạy cho trẻ từ tấm bé đã phải tôn trọng sự thật, hành xử trung thực, nghĩ và làm thật, có như thế thì xã hội mới phát triển lên được, đất nước mới có nguồn nhân lực mạnh”, bà An nói.

6 giải pháp chấn hưng giáo dục cô giáo tiểu học gửi Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn

Bộ trưởng cần khởi động cuộc vận động 2 không nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện quyết liệt và xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm

Kính gửi thầy Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo!

Việc thầy được giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã làm cho nhiều nhà giáo chúng tôi vui mừng lắm. Chúng tôi đang kỳ vọng vào sự thay da đổi thịt của ngành giáo dục mà người sẽ góp công lớn nhất không ai khác chính là thầy.

Là nhà giáo đã và đang trực tiếp đứng lớp gần 30 năm nay nên chúng tôi biết, chúng tôi hiểu, trọng trách này vô cùng nặng nề, nếu người lãnh đạo không đủ lòng dũng cảm, không đủ sự quyết tâm sẽ không bao giờ có thể làm được.

6 giải pháp chấn hưng giáo dục cô giáo tiểu học gửi Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - Hình 1


Tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: moet.gov.vn.

Kính thưa thầy!

Đi dạy gần 30 năm, tôi đã chứng kiến hầu hết những thăng trầm của ngành giáo dục. Nhức nhối nhất hiện nay vẫn là căn bệnh ngụy thành tích, một căn bệnh trầm kha rất khó trị dứt.

Giáo dục lúc này chẳng khác nào một cơ thể đang cần một bàn tay phẫu thuật tài ba để đủ lòng dũng cảm và sự quyết tâm cắt phăng những ung nhọt, những khối u tích tụ theo năm tháng.

Do đã ăn sâu bén rễ từ lâu nên không đơn thuần là căn bệnh ngụy thành tích, nó đã diễn biến nặng hơn, trở thành căn bệnh giả dối trầm kha, dẫn đến nhiều người lừa dối nhau, cấp dưới lừa dối cấp trên, cấp trên lừa cấp trên nữa.

Đây là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong giáo dục như nạn ép buộc học sinh học thêm tối ngày, học sinh ngồi nhầm lớp, chất lượng ảo, học gạo... hậu quả là tạo ra những lớp người học giả bằng thật, kẻ kém tri thức có cơ hội leo cao, người học thật lại chịu thiệt thòi.

Những năm 80 của thế kỷ trước khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã từng chứng kiến cứ mỗi kỳ thi tốt nghiệp ở cả 3 bậc học, người ta đi ném bài cho con như đi hội. Cụm từ "ném bài" cũng bắt nguồn từ những việc đấy.

Khi phòng thi đọc đề khoảng 20 phút thì có đề từ phía trong phòng thi ném ra bên ngoài. Học sinh trong phòng ngồi đợi, cha mẹ, anh chị bên ngoài xúm xít nhau lại giải bài và thi nhau ném qua cửa sổ cho con cháu của mình.

Những năm 90 khi tôi làm giáo viên, đã tận mắt chứng kiến và biết được việc học sinh đỗ tốt nghiệp cao phần đông có bàn tay ảo thuật của nhà trường và các thầy cô giáo.

Cha mẹ chỉ việc nộp tiền chống trượt cho con và mọi chuyện thi cử đã có nhà trường lo hết. Gần tới ngày đi coi thi, giáo viên chúng tôi thường được người quen, người thân đến nhờ gửi số báo danh để tạo điều kiện cho con cái họ quay bài mà chúng tôi quen gọi là "gà".

Giáo viên đi coi thi được nhà trường sở tại, được hội phụ huynh tiếp đón nồng nhiệt, ngoài nơi ăn chốn ở, nơi vui chơi giải trí sau ngày thi còn có phong bì rủng rỉnh đem về.

Nhiều trường học thường bố trí giáo viên dạy các môn chính ở lại trường (không phải đi coi thi) để giải bài. Người đưa bài vào trường là văn thư, tạp vụ, bảo vệ, người mang bài vào phòng thi cho học sinh chép là giám thị hành lang. Nhiều học sinh trong phòng thi chỉ có nhiệm vụ đợi chép bài và nộp.

Kết quả tốt nghiệp bao giờ cũng đạt 100%, cũng có trường rớt vài em là thành phần đặc biệt lắm vì có bài làm sẵn cũng không biết chép thế nào.

Đã ở trong cuộc có lẽ ai cũng thấy những khuất tất, những bất công trong các kỳ thi nhưng chẳng ai dám nói và gần như mặc nhiên cho đó là chuyện bình thường. Nhiều hiệu trưởng vẫn hãnh diện khi trường mình tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100% và xem đó như là thành tích.

Rồi, chúng tôi thật sự vui mừng khi năm ấy thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã mạnh dạn đứng lên tố cáo gian lận thi cử.

Vụ việc gây chấn động cả nước nhưng chỉ là đối với người ngoài ngành chứ người trong ngành như chúng tôi đều hiểu chỉ là các nơi không có được ai mạnh dạn, dũng cảm như thầy Khoa nên vụ việc không được đưa ra ánh sáng.

Từ vụ việc của thầy Đỗ Việt Khoa, ngày 31/7/2006 Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào hai không: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Bước đầu, tiêu cực trong ngành giáo dục của chúng ta đã được ngăn chặn. Trên cả nước đã chấm dứt hiện tượng thu tiền chống trượt tốt nghiệp hàng năm.

Kỳ thi tốt nghiệp "hai không" năm 2007, học sinh cả nước tốt nghiệp với tỉ lệ 66,72%, đã có những trường không có một học sinh đỗ tốt nghiệp. Dù rất buồn nhưng đây chính là kết quả phản ánh thật chất lượng học tập của học sinh.

Thấy rõ nhất là trong ngành chúng tôi, bởi vì lần đầu tiên giáo viên đi coi thi tốt nghiệp mà không ai dám gửi gắm.

Nhà trường cũng tuyệt đối không dám cử giáo viên ở nhà giải đề. Giám thị coi thi làm việc rất nghiêm túc, xử lý ngay và nghiêm những học sinh quay cóp bài.

Trong giảng dạy, chúng tôi liên tục được nhắc nhở phải dạy thật, đánh giá thật. Toàn ngành căng mình để thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung.

Học sinh cũng đã bắt đầu xác định muốn thi đỗ tốt nghiệp không có con đường nào khác ngoài việc học. Phụ huynh cũng dần bỏ ý định quen biết, chạy chọt để được chiếu cố, du di.

Lẽ ra, đây chính là thời điểm vàng để đưa giáo dục nước nhà thoát khỏi bệnh thành tích ngự trị bao nhiêu năm tiến tới một nền giáo dục trong sạch mà nhiều người hằng mong ước.

Tiếc rằng, không biết vì lý do gì, phong trào này lại bị chết yểu khi từ năm 2009 kết quả chung đỗ tốt nghiệp của cả nước tiếp tục phi nước đại và đến những năm tiếp theo đó tỷ lệ tốt nghiệp ở nhiều trường lại xấp xỉ 100%.

Năm 2012, một lần nữa kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông lại được thầy Đỗ Việt Khoa tố cáo tiêu cực bằng những video clip tại kỳ thi tốt nghiệp ở trường Trung học phổ thông Đồi Ngô. Dù những sai phạm của các giáo viên, cán bộ nơi đây đã được xử lý nhưng niềm tin về một kỳ thi tốt nghiệp trong sạch cũng không còn nhiều.

Năm 2018, cả nước lại chấn động bởi vụ mua bán điểm có quy mô lớn ở Hòa Bình, Sơn La...hàng chục nhà giáo phải đứng trước vành móng ngựa.

Tới thời điểm này có thể khẳng định rằng cái phong trào 2 không với 4 nội dung: nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục tưởng sẽ là điểm sáng để đưa nền giáo dục nước nhà sang một trang mới đã hoàn toàn bị chết yểu.

Giáo dục hiện đang ngổn ngang với nhiều vấn nạn như ép học sinh học thêm, học giả bằng thật, mua bán chứng chỉ, lạm phát học sinh giỏi, học sinh yếu mất quyền lưu ban, bệnh hình thức tràn lan khắp ngành...để xóa bỏ những chuyện này rất cần người đầu tàu có đầy lòng quyết tâm và bản lĩnh.

Là một nhà giáo, chúng tôi xin được góp một số giải pháp để cùng Bộ trưởng từng bước xóa dần những vấn nạn nêu trên

Thứ nhất , Bộ trưởng cần khởi động lại cuộc vận động 2 không: Nói không với tiêu cực và bệnh ngụy thành tích trong giáo dục. Cần thực hiện quyết liệt và xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị cố tình vi phạm.

Nhân rộng những điển hình tiên tiến, cần vinh danh và có biện pháp bảo vệ người tố cáo tiêu cực trong giáo dục (nếu bản thân họ không muốn giấu tên).

Thứ hai , Bộ trưởng cần cho mở địa chỉ tiếp nhận đơn thư phản ánh một cách công khai và phải có biện pháp xử lý nghiêm, triệt để những sai phạm.

Bản thân tôi được biết, khi còn là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, thầy Nguyễn Kim Sơn có sử dụng facebook để kết nối trực tiếp với giảng viên, sinh viên, người lao động. Hy vọng rằng trên cương vị Bộ trưởng, thầy vẫn tiếp tục duy trì kết nối trực tiếp với xã hội, với nhân dân, cho dù chúng tôi biết rằng sẽ có rất nhiều áp lực.

Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thông tin mà tôi chắc rằng Bộ trưởng không thể tìm thấy trong các báo cáo của địa phương/cục vụ, để Bộ trưởng nắm bắt kịp thời, đầy đủ, đa chiều thông tin, đặc biệt là những tiếng nói từ cơ sở, từ những người yếu thế trong xã hội để có những chỉ đạo kịp thời, điều chỉnh phù hợp để giáo dục dần tốt lên.

Thứ ba , giáo viên phải được dạy thật, đánh giá thật bằng cách thực hiện bàn giao chất lượng học sinh đầu năm một cách thực chất chứ không phải cách làm hình thức hiện nay, cũng bàn giao chất lượng nhưng giáo viên nhận lớp không được phép nhận xét học sinh yếu kém.

Khi đã nhận chất lượng thật thì các thầy cô giáo mới chịu trách nhiệm đầu ra. Và khi đã giao chất lượng thì giáo viên có toàn quyền lựa chọn phương pháp và hình giảng dạy, mà không buộc nhất nhất phải tuân theo sự chỉ đạo của chuyên môn một cách cứng nhắc như hiện nay.

Thứ tư , bỏ các chỉ tiêu lên lớp thẳng, chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi, chỉ tiêu hiệu quả 5 năm đào tạo, chỉ tiêu học sinh khá giỏi...Để thực hiện được điều này không đơn thuần chỉ là một công văn gửi về trường là xong mà cần phải rà soát lại các thông tư về trường chuẩn quốc gia, về điều lệ trường học...

Cấp phải thay đổi nhiều nhất từ sở giáo dục, phòng giáo dục sau cùng mới đến các trường học. Hàng năm, phòng giáo dục vẫn còn tổ chức lễ ký cam kết chất lượng giáo dục buộc các trường phải ký chỉ tiêu thì chẳng mơ gì chuyện ép chỉ tiêu cho giáo viên chấp dứt.

Thứ năm , đánh giá giáo viên cần dựa vào hiệu quả giảng dạy thực chất, sự tín nhiệm của học sinh, phụ huynh chứ không phải việc căn cứ vào sáng kiến kinh nghiệm, việc đạt giải trong các hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi và các chỉ tiêu đạt được như hiện nay.

Thứ sáu, giảm áp lực hồ sơ sổ sách cho giáo viên một cách thực chất, quy định ban ra phải ghi nhận phản ánh và có sự kiểm tra để nhắc nhở, xử phạt những địa phương cố tình làm sai hoặc không tuân thủ quy định để chấm dứt tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hay trên bảo dưới không nghe như hiện nay.

Thời gian đầu thực hiện việc cải cách bao giờ cũng khó khăn, gian khó. Tuy nhiên nếu quyết tâm và đầy lòng nhiệt huyết chúng tôi tin chắc rằng Bộ trưởng sẽ thành công.

Chúng tôi kính chúc Bộ trưởng luôn dồi dào sức khỏe để vững tay chèo đưa con thuyền giáo dục cập bến bờ tri thức thành công như mong đợi.

Tài liệu tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Đỗ_Việt_Khoa

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
4 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 34 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 3
14:28:48 01/02/2025
Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Đoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ýĐoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ý
14:36:54 01/02/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025
Doãn Hải My xinh tựa nàng thơ trong tà áo dài, giờ làm vợ Đoàn Văn Hậu còn xinh hơn cả thời thi hoa hậuDoãn Hải My xinh tựa nàng thơ trong tà áo dài, giờ làm vợ Đoàn Văn Hậu còn xinh hơn cả thời thi hoa hậu
12:03:01 01/02/2025
Mỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở PhiladelphiaMỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở Philadelphia
15:12:25 01/02/2025
Tổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấpTổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấp
15:20:44 01/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza

Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza

Thế giới

17:39:23 01/02/2025
Cùng ngày, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo kể từ khi lệnh ngừng bắn được triển khai, khoảng 600 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo đã vào Dải Gaza mỗi ngày, trong đó có 50 xe chở nhiên liệu.
Xuân Son được tặng nhà

Xuân Son được tặng nhà

Sao thể thao

17:01:52 01/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son được bầu Thiện (CLB Nam Định) tặng thưởng căn hộ cao cấp tại Hà Nội. Xuân Son được ghi nhận.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.
Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

Tin nổi bật

14:54:32 01/02/2025
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã lệnh cho tàu Cảnh sát biển 2011 rời cảng khẩn cấp chở theo cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ Biên phòng huyện Côn Đảo đi cấp cứu bệnh nhân.
Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Netizen

14:26:49 01/02/2025
Với nhiều người, Tết là dịp đoàn viên, sum họp. Trong những ngày này, hình ảnh gia đình quây quần gói bánh chưng, bánh tét; đi chúc Tết, nhận lì xì,... ngập tràn trên mạng xã hội.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Sức khỏe

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

Làm đẹp

12:39:20 01/02/2025
Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.
Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Lạ vui

10:47:08 01/02/2025
Tại thành phố Talca, một thị trấn nhỏ ở đất nước Chile có một phong tục rất đặc biệt: Đón năm mới cùng với những người thân đã khuất.
ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

Mọt game

10:43:05 01/02/2025
Morgana đang bất ngờ vươn lên đầy mạnh mẽ tại phiên bản 13.4 của ĐTCL mùa 13. Morgana đã được buff rất nhiều sát thương ở bản 13.4 vừa qua
Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Sáng tạo

10:30:04 01/02/2025
Bước sang năm mới rồi, nhưng vẫn có những chuyện của năm cũ mà chúng ta không nên bỏ qua . Bức ảnh của cặp vợ chồng vay 100 triệu tiêu Tết khiến hàng ngàn người nổi da gà