Luật Nhà giáo tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi cống hiến
Nhiều giáo viên bày tỏ, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, sẽ là điểm tựa, tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi yên tâm công tác và cống hiến.
Giáo viên dạy mầm non ở miền núi Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Tạo động lực cho giáo viên cống hiến
Góp ý về việc xây dựng Luật Nhà giáo, thầy giáo Nguyễn Tấn Công – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – THCS Trà Nú (huyện Bắc Trà My) cho hay, các giáo viên khu vực miền núi, vùng khó khăn mong muốn Luật được ban hành.
Theo thầy Công hiện nay ngành Giáo dục ngày càng được quan tâm, với nhiều Thông tư, Nghị định được ban hành nhằm mục đích thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục,…
Thầy Công cho biết, vừa qua, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành. Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.
“Việc tăng lương cơ bản đối với giáo viên biên chế cơ bản sẽ đáp ứng được nhu cầu của giáo viên. Tuy nhiên, đối với giáo viên mới vào biên chế thì cho dù có tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng thì vẫn còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống hiện nay.
Đời sống giá cả leo thang, lương chưa tăng giá đã tăng khiến việc đảm bảo cuộc sống gia đình để yên tâm đứng lớp cũng là một vấn đề nếu không có sự trợ giúp của người thân. Chính vì thế, khi Luật Nhà giáo được thông qua, sẽ có chế độ đãi ngộ, phụ cấp, tôn vinh tương xứng với vị thế của ngành, nghề. Vì vậy đây là động lực rất lớn cho giáo viên vùng miền núi và khó khăn”, thầy Công nói.
Video đang HOT
Nhiều giáo viên bày tỏ, khi Luật Nhà giáo được thông qua và có hiệu lực sẽ là nguồn động lực để các thầy cô tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Tương tự, thầy Trần Bảo Tú – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) cho hay, thầy ủng hộ đối với quan điểm của Bộ GD&ĐT đó là đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, có tính toán đến yếu tố đặc thù ngành để nhà giáo yên tâm công tác.
“Bởi vì, Luật Nhà giáo phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Luật Nhà giáo là luật quy định về nguồn nhân lực cao đông đảo nhất của đất nước, hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù là nghề dạy học, một nghề cao quý, có vị trí quan trọng trong xã hội, do đó cần đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách đối với nhà giáo để nhà giáo yên tâm công tác, toàn tâm, toàn ý với trách nhiệm của mình”, thầy Tú chia sẻ.
Cũng theo thầy Tú, thầy hoàn toàn thống nhất cao với Luật Nhà giáo khi đưa ra chính sách hỗ trợ cho nhà giáo công tác ở vùng khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, hải đảo,…
Thầy Tú cho rằng, bởi vì Luật Nhà giáo cần phải xác định các vấn đề trong chính sách đãi ngộ nhà giáo, tăng cường chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo, thiết lập cơ chế phân loại bảo đảm chế độ đãi ngộ công bằng đi đôi với chính sách ưu đãi, khuyến khích, coi trọng yếu tố tinh thần của nhà giáo ở vùng khó khăn đã hy sinh, dấn thân cả tuổi thanh xuân của mình đi đến những vùng khó khăn để cống hiến vì sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Góp phần hoàn thiện cơ chế, bồi dưỡng nhân tài
Trao đổi với PV Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Thanh Tú – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho hay, khi Luật Nhà giáo được ban hành, đưa vào thực hiện sẽ thúc đẩy giáo dục. Từ đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ông Tú cho biết, khi Luật Nhà giáo được thông qua, nó sẽ tạo hành lang pháp lý trong chế độ đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng và tôn vinh. “Với đặc thù là 90% trường học ở huyện Bắc Trà My thuộc miền núi, khó khăn, nên việc Luật Nhà giáo được thông qua sẽ có chế độ đãi ngộ tốt cho giáo viên nơi đây. Giúp các giáo viên yên tâm đứng lớp và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống, cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài”, ông Tú nói.
Giáo viên dạy tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
“Công tác ở vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn phải trải qua quãng đường cách trở, ăn uống, sinh hoạt thiếu thốn,… Tuy nhiên, giáo viên lại chưa được hưởng chế độ chính sách ưu đãi phù hợp, mức lương theo quy định không đáp ứng được nhu cầu đi lại, ăn ở, sinh hoạt.
Đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà giáo bỏ nghề hoặc chưa tâm huyết. Chúng tôi hy vọng Luật Nhà giáo được ban hành sẽ giải quyết được bài toán vướng mắc lâu nay của ngành giáo dục. Đồng thời, sẽ có chế độ đãi ngộ, phụ cấp, tôn vinh tương xứng với vị thế của ngành, nghề kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực để nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến”, ông Tú nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị đại diện ngành Giáo dục huyện Bắc Trà My cho rằng, khi Luật Nhà giáo được ban hành sẽ giúp nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo. Đặc biệt là giải quyết được những bất cập, vướng mắc về hành lang pháp lý trong việc cải thiện cơ chế chính sách đặc thù về lương, bổ nhiệm, tuyển dụng.
TP.HCM: Đề xuất thêm chính sách đãi ngộ cho giáo viên môn đặc thù
Tình trạng thiếu giáo viên ở TP.HCM, đặc biệt là giáo viên các môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh, Tin học...
đã kéo dài nhiều năm nay do thiếu nguồn tuyền, chế độ đãi ngộ thấp.
TP Hồ Chí Minh đang thiếu nhiều giáo viên các môn nghệ thuật. (Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN)
Gần kết thúc học kỳ 1, năm học 2022-2023 nhưng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn thiếu lượng lớn giáo viên để có thể đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ giáo viên đứng lớp ở các bậc học.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố hiện có 78.486 giáo viên từ bậc mầm non đến trung học phổ thông. Đầu năm học, thành phố đã tuyển được 3.244 giáo viên mới nhưng hiện vẫn thiếu 5.939 giáo viên theo biên chế.
Trong đó, chỉ riêng bậc trung học phổ thông thiếu số ít giáo viên còn lại khối mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thiếu cả ngàn giáo viên ở mỗi bậc. Các vị trí giáo viên thiếu nhiều nhất là Công nghệ, Tin học, các môn Nghệ thuật (Âm nhạc và Mỹ thuật).
Trên cơ sở tiếp tục rà soát, nắm lại nhu cầu giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức tuyển dụng giáo viên đợt 2 trong năm học này, vào khoảng tháng 2/2023.
Các đơn vị được phân cấp tuyển dụng và tự chủ tài chính tiếp tục tổ chức tuyển dụng theo khả năng, nhu cầu.
Tình trạng thiếu giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài nhiều năm nay, bên cạnh nguyên nhân thiếu nguồn tuyển, chế độ đãi ngộ thấp trong khi đó yêu cầu công việc khá cao là nguyên nhân chính khiến việc tuyển dụng giáo viên rất khó khăn, nhất là những bộ môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh, Tin học.
Đơn cử, với sinh viên mới tốt nghiệp cùng trình độ ở các ngành Tin học, tiếng Anh, nếu tuyển dụng vào cơ quan khác thì có mức lương cơ bản cao hơn (thấp nhất là 4.680.000 đồng, bằng mức lương tối thiểu vùng hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi trúng tuyển vào viên chức giáo dục nhận mức lương tập sự là 3.853.000 đồng).
Mặt khác, hiện yêu cầu về trình độ chuyên môn với giáo viên bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều từ cử nhân trở lên.
Theo quy định hiện hành, định mức tiết dạy của giáo viên các môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Tin học và Công nghệ, tiếng Anh đang có sự chênh lệch giữa các bậc học, cụ thể giáo viên tiểu học phải dạy 23 tiết/tuần, giáo viên trung học cơ sở 19 tiết/tuần, trong khi giáo viên trung học phổ thông 17 tiết/tuần.
Giải quyết các vướng mắc nêu trên để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đang phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng đề án "Xây dựng chế độ chính sách đối với viên chức là giáo viên cấp tiểu học các bộ môn tiếng Anh, Tin học, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018."
Sở cũng đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh định mức số tiết dạy của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đối với giáo viên các bộ môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Tin học và Công nghệ, tiếng Anh như định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông.
Trước mắt, nhằm đảm bảo hoạt động dạy học trong điều kiện thiếu giáo viên, các trường chủ động liên kết để chia sẻ giáo viên thỉnh giảng hoặc ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn. Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký kết với các Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo giáo viên.
Năm học 2022-2023 các trường này đã tuyển được 750 sinh viên ngành đào tạo giáo viên theo nhu cầu của thành phố (sinh viên có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh)./.
Chính sách để đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non mới Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xúc tiến biên soạn, chuẩn bị một chương trình cho giáo dục mầm non kiểm soát được chất lượng cũng như có sự đầu tư. Để có điều này, ngành giáo dục cần những rà soát mang tính quy mô về nguồn lực giáo viên cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng. Cô giáo...