Luật Căn cước hiệu lực từ 1.7, dự kiến cấp 15 triệu thẻ trong năm đầu
Đại diện Bộ Công an cho hay, trong năm đầu tiên kể từ khi luật Căn cước có hiệu lực, ngành công an dự kiến sẽ cấp 15 triệu thẻ căn cước cho người dân.
Luật Căn cước chính thức có hiệu lực kể từ 1.7 tới. Kể từ thời điểm này, Bộ Công an sẽ triển khai cấp thẻ căn cước cho người dân trên toàn quốc, thay thế thẻ căn cước công dân (CCCD) như quy định hiện hành.
Từ 1.7, thẻ CCCD có tên gọi mới là thẻ căn cước. Ảnh TUYẾN PHAN
Dự kiến năm đầu sẽ cấp 15 triệu thẻ căn cước
Luật Căn cước quy định rõ, thẻ CCCD đã được cấp trước thời điểm luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên thẻ. Do đó, kể từ 1.7, không phải tất cả mọi người đều cần đổi sang thẻ căn cước.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 – Bộ Công an), cho biết có 2 trường hợp bắt buộc phải làm thủ tục cấp, đổi thẻ căn cước kể từ 1.7.
Thứ nhất là công dân đủ 14 tuổi chưa từng được cấp thẻ căn cước hoặc thẻ CCCD. Thứ hai là công dân đã có thẻ CCCD nhưng hết thời hạn sử dụng.
Ngoài các trường hợp bắt buộc trên, công dân dưới 14 tuổi hoặc công dân có thẻ CCCD còn thời hạn sử dụng nếu muốn sẽ được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Luật Căn cước hiệu lực từ 1.7, dự kiến cấp 15 triệu thẻ trong năm đầu
Lãnh đạo C06 cũng cho hay, theo dự tính, sau khi luật Căn cước có hiệu lực, trung bình hàng năm Bộ Công an sẽ cấp thẻ căn cước cho khoảng 10 triệu trường hợp, trong đó bao gồm 3 triệu thẻ cấp mới cho công dân đến độ tuổi và các trường hợp trẻ em có nhu cầu, 4 triệu thẻ cho các trường hợp đổi thẻ và 3 triệu thẻ cho các trường hợp cấp lại.
Riêng trong năm đầu tiên (từ 1.7.2024 – 1.7.2025), số lượng thẻ căn cước dự kiến sẽ cấp nhiều hơn, do đây là thời điểm bắt đầu thực hiện quy định mới, nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, thẻ căn cước có nhiều ưu điểm và hình thức đẹp, hiện đại hơn…
Cụ thể, Bộ Công an sẽ cấp khoảng 15 triệu thẻ căn cước, bao gồm 5 triệu thẻ cấp mới cho người đủ 14 tuổi và người dưới 14 tuổi có nhu cầu, 3 triệu thẻ đối với người phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước do hết hạn sử dụng, 7 triệu thẻ đối với người có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.
Trong năm đầu tiên luật Căn cước có hiệu lực, Bộ Công an dự kiến cấp khoảng 15 triệu thẻ căn cước cho người dân (ảnh minh họa). Ảnh TUYẾN PHAN
Trẻ em dưới 14 tuổi cấp căn cước thế nào?
Bên cạnh việc đổi tên thẻ CCCD thành thẻ căn cước, luật Căn cước còn quy định một nội dung mới nữa, đó là mở rộng đối tượng được cấp thẻ căn cước.
Theo quy định hiện hành tại luật CCCD, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên mới được cấp thẻ CCCD lần đầu. Còn theo luật Căn cước, kể từ 1.7 tới đây, công dân dưới 14 tuổi, kể cả trẻ sơ sinh, cũng được cấp thẻ căn cước. Tuy nhiên, việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi là theo nhu cầu chứ không bắt buộc.
Quy định cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được kỳ vọng sẽ giúp tích hợp nhiều loại giấy tờ vào thẻ, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước trong việc cấp các loại giấy tờ này. Mặt khác, thẻ căn cước nhỏ gọn, dễ bảo quản, tính bảo mật cao sẽ bảo đảm an toàn, đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích.
Bộ Công an đang đề xuất 2 mẫu thẻ căn cước dành cho người từ đủ 6 tuổi trở lên và người từ 0 – 6 tuổi. Trong đó, thẻ căn cước của người từ 0 – 6 tuổi sẽ không có ảnh chân dung.
Về quy trình cấp thẻ căn cước, đối với người từ 6 – 14 tuổi, trẻ sẽ cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt). Tiếp đó, người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho trẻ.
Với trẻ dưới 6 tuổi, người đại diện hợp pháp có thể thực hiện thủ tục thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp trẻ chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.
Đặc biệt, cơ quan quản lý căn cước sẽ không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt) của trẻ dưới 6 tuổi.
Từ 1/7/2024, triển khai thu thập ADN, giọng nói để làm thẻ căn cước
Thủ tướng mới ban hành Quyết định 175/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước.
Công an phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP Hà Nội đến tận nhà người dân để cấp CCCD. (Nguồn ảnh: Công an phường Văn Chương cung cấp)
Cụ thể, Quyết định 175/QĐ-TTg nêu rõ, mục đích của Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước nhằm xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Căn cước, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Căn cước trên phạm vi cả nước. Đồng thời, nâng cao nhận thức về Luật Căn cước và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thi hành Luật.
Để triển khai thi hành Luật Căn cước, các nội dung sẽ được thực hiện như: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về căn cước. Tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức và người trực tiếp làm công tác quản lý căn cước. Biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến Luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý căn cước.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Căn cước thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Căn cước và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan.
Bên cạnh đó, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật Căn cước như: Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước; Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Căn cước; Quy định mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước; Quy định tàng thư căn cước, cư trú; Quy định về quy trình cấp, quản lý thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
Đáng chú ý, để triển khai thi hành kịp thời, thống nhất, hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc bảo đảm điều kiện về phương tiện, giải pháp kỹ thuật để tổ chức triển khai việc thu nhận sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói; tích hợp, khai thác thông tin trong thẻ căn cước và căn cước điện tử; mở rộng việc kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
Cụ thể, đề xuất các giải pháp về công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hệ thống lưu trữ, xử lý để triển khai thu nhận mống mắt; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, căn cước điện tử và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp; thu thập, khai thác, sử dụng thông tin sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói theo quy định của Luật; mở rộng việc kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
Thời gian thực hiện nội dung là năm 2024 và các năm tiếp theo.
Theo Luật Căn cước 2023, thông tin sinh trắc học là một trong những thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước. Các thông tin sinh trắc học bao gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
Tại điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023 nêu rõ, thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
Theo Quyết định 175/QĐ-TTg, kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Có phải làm lại căn cước công dân sang thẻ căn cước mới? Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào tháng 7 năm 2024. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết rằng căn cước công dân còn hiệu lực có phải đi làm lại hay không. Sáng 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024). Với việc đổi tên...