Lựa chọn SGK tại Hà Tĩnh: Các trường đã tập hợp ý kiến gửi lên Phòng GD
Việc giới thiệu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 đã chốt. Đến thời điểm hiện tại, ý kiến tổng hợp của các trường đã được gửi về các Phòng GD&ĐT để trình lên Sở.
Hiện các trường trong toàn tỉnh Hà Tĩnh đã gửi ý kiến lên các Phòng GD&ĐT.
Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng lựa chọn sách cũng đã trình lên UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, hiện Sở đang chờ các Phòng giáo dục gửi ý kiến đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6. Cùng với đó, Sở cũng đã trình văn bản lên UBND tỉnh về việc ban hành quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa năm 2021 – 2022.
Cũng theo ông Quốc Anh, xác định sách là yếu tố quan trọng quyết định thành công của chương trình giáo dục phổ thông mới, vì thế, thời gian qua, giáo viên tại hơn 370 trường tiểu học, THCS và liên cấp trên toàn tỉnh đã triển khai nghiêm túc việc nghiên cứu thảo luận, cho ý kiến về các bộ sách.
Trường tiểu học Bắc Hà, TP Hà Tĩnh tiến hành dạy thử bộ sách “Cánh Diều” cho lớp 2.
Thầy Phạm Đình Cát, hiệu trưởng Trường liên cấp Tiểu học, THCS Sơn Lĩnh (huyện Hương Sơn) cho biết: Từ 5 bộ sách, Bộ GD&ĐT hợp lại thành 3, tạo thuận lợi cho giáo viên nghiên cứu và lựa chọn. Với sự chỉ đạo từ cấp trên, việc tham khảo, đọc tài liệu sách, thậm chí là thực hành, giáo viên bộ môn tại trường đã có thời gian nghiên cứu sâu.
Video đang HOT
“Trường thành lập Hội đồng lựa chọn sách, trên tinh thần lấy ý kiến và bỏ phiếu kín. Việc làm này đúng quy trình, công khai, minh bạch” – thầy Cát cho hay.
Cô Lan Anh, giáo viên Trường liên cấp tiểu học, THCS Sơn Lĩnh ý kiến: Bản thân là người trực tiếp dạy học, xác định phải là người tiên phong trong đổi mới chương trình mới, nên bản thân phải nghiên cứu kỹ. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ sách phù hợp đại đa số, phù hợp vùng miền là điều kiện cần để đạt kết quả tốt.
Cô Cẩm Linh, giáo viên Trường tiểu học Bắc Hà, TP Hà Tĩnh cũng bày tỏ quan điểm: Việc lựa chọn sách giáo khoa cần phải hết sức cẩn thận, tìm tòi và nghiên cứu. Giáo viên, nhất là lớp 2, lãnh đạo nhà trường đã cho dạy thử, cơ bản chúng tôi thấy thuận lợi. Ý kiến đã được gửi cho Ban giám hiệu trưởng để trình lên Phòng giáo dục thành phố.
“Việc đưa ra quyết định chọn sách cũng được thực hiện một cách công tâm. Chúng tôi cũng thẳng thắn bày tỏ những băn khoăn, từ đó đưa ra các đề xuất lựa chọn cuốn sách phù hợp” – cô Linh nhấn mạnh.
Cô Trịnh Thị Ánh Tuyết – Hiệu trưởng Trường tiểu học Bắc Hà khẳng đinh: “Trong nhà trường, vai trò của tổ chuyên môn đóng vị trí quan trọng, nhất ở tính xác thực, minh bạch, chất lượng. Giáo viên sẽ bỏ phiếu kín để lựa chọn sách giáo khoa cho môn học mà mình trực tiếp giảng dạy”.
Có 370 trường học trong toàn tỉnh đã hoàn tất công tác nghiên cứu sách giáo khoa. Mọi đánh giá về ưu, khuyết điểm và quan điểm, ý kiến của giáo viên đã được các trường tổng hợp bằng văn bản. Đây là căn cứ quan trọng để Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của tỉnh xem xét, cho ý kiến tham mưu UBND tỉnh ra quyết định cuối cùng – ông Nguyễn Quốc Anh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết.
Nghiên cứu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6: Nhiều trường ở Hà Tĩnh lựa chọn bộ Cánh diều
Sau khi các nhà xuất bản kết thúc việc giới thiệu sách lớp 2 và lớp 6, giáo viên Hà Tĩnh đã tập trung nghiên cứu, thảo luận và cho ý kiến. Đến thời điểm hiện tại, ý kiến tổng hợp của các trường đã được tập hợp gửi về các phòng GD&ĐT.
Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) họp tổ chuyên môn để các giáo viên thảo luận
Nghiên cứu, lựa chọn sách công khai, minh bạch
Xác định sách là yếu tố quan trọng quyết định thành công của chương trình, vì thế, thời gian qua, giáo viên tại hơn 370 trường tiểu học, THCS và liên cấp trên toàn tỉnh đã triển khai nghiêm túc việc nghiên cứu thảo luận, cho ý kiến về các bộ sách.
Thầy Hà Văn Sáng - Hiệu trưởng Trường THCS Đại Thành (Cẩm Xuyên) cho biết: "Việc Bộ GD&ĐT phê duyệt 3 bộ sách đã tạo sự tập trung hơn cho các trường khi nghiên cứu và đề xuất lựa chọn. Trên tinh thần hướng dẫn của ngành, việc nghiên cứu sách giáo khoa được chúng tôi triển khai đúng quy trình, công khai, minh bạch".
Phương châm nghiên cứu kỹ, lựa chọn sâu được các giáo viên thấm nhuần. Là người trực tiếp giảng dạy vì thế giáo viên luôn mong muốn bộ sách giáo khoa được lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu đổi mới, tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, sự lựa chọn này cũng phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương và điều kiện tổ chức dạy học của các trường.
Tiến hành song song với nhiệm vụ dạy học nên việc nghiên cứu sách được các giáo viên Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà) tranh thủ mọi lúc, mọi nơi.
Cô Lê Thị Thiên Nga - tổ chuyên môn 2, 3 Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà) cho biết: "Đội ngũ giáo viên chúng tôi luôn ý thức rõ trách nhiệm của mình, chính vì thế, quá trình nghiên cứu sách được thực hiện bài bản, cẩn trọng. Việc đưa ra quyết định chọn sách cũng được thực hiện một cách công tâm. Chúng tôi cũng thẳng thắn bày tỏ những băn khoăn, từ đó đưa ra các đề xuất lựa chọn cuốn sách phù hợp".
Việc đảm bảo quy trình lựa chọn sách minh bạch, chất lượng còn được thể hiện qua việc sinh hoạt tổ chuyên môn để các giáo viên tiếp tục thảo luận. Giáo viên sẽ bỏ phiếu kín để lựa chọn sách giáo khoa cho môn học mà mình trực tiếp giảng dạy.
Nhiều trường học đánh giá cao bộ sách Cánh diều
Qua quá trình nghiên cứu, hầu hết các giáo viên cho rằng, cả 3 bộ sách lớp 2 và lớp 6 đều có tính tương đồng với cấu trúc mở và hình thức trình bày phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các bài học rõ ràng, đầy đủ, đáp ứng cho việc phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Cấu trúc chương trình được sắp xếp từ dễ đến khó, vừa có luyện tập vừa có vận dụng, giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên và các trường đánh giá cao bộ sách Cánh diều.
Bộ sách Cánh diều của Nhà xuất bản Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được nhiều trường học đánh giá cao
Cô Nguyễn Thị Hồng Hương - Tổ trưởng tổ 2 Trường Tiểu học Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Mỗi bộ sách đều có tính ưu việt, hấp dẫn, thế nhưng, chúng tôi quyết định lựa chọn bộ Cánh diều bởi nội dung của bộ sách đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Hơn thế nữa, bộ sách còn có hình ảnh đẹp, các ngữ liệu phù hợp địa phương".
Cùng chung quan điểm ấy, cô Trần Thị Kiều Liên - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn (Hương Sơn) cho biết: "Ở lớp 1, chúng tôi đã lựa chọn bộ sách Cánh diều, chính vì thế, việc lựa chọn bộ sách này ở lớp 2 đảm bảo được tính kế thừa. Ngoài ra, học liệu điện tử của bộ sách này thực sự hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy, kích thích tính sáng tạo, năng động của học sinh trong quá trình học tập".
Đối với lớp 6, đây là năm đầu thực hiện việc lựa chọn sách và có nhiều môn học nên giáo viên phải nghiên cứu kĩ, cần nhiều thời gian hơn.
Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong (Thạch Hà) áp dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy trong từng giờ học.
Cô Phan Thị Thúy Nga - Tổ trưởng tổ tự nhiên Trường THCS Lê Hồng Phong (Thạch Hà) bày tỏ: "Qua nghiên cứu các bộ sách, chúng tôi thấy sách Cánh diều có nội dung đáp ứng với yêu cầu của chương trình đổi mới. Các hoạt động trong nội dung bài học phù hợp, sách có phần hướng dẫn bài tập về nhà để học sinh tự học và ôn luyện".
Đến nay, hơn 370 trường học trong toàn tỉnh đã hoàn tất công tác nghiên cứu sách giáo khoa. Mọi đánh giá về ưu, khuyết điểm và quan điểm, ý kiến của giáo viên đã được các trường tổng hợp bằng văn bản. Đây là căn cứ quan trọng để Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của tỉnh xem xét, cho ý kiến tham mưu UBND tỉnh ra quyết định cuối cùng.
Từ năm học 2021-2022, chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tiếp tục được triển khai ở lớp 2 và lớp 6. Để triển khai chương trình, Bộ GD&ĐT phê duyệt 3 bộ sách: "Cánh diều" của Nhà xuất bản Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo" của Nhà xuất bản Giáo dục. Thay cho việc các cơ sở giáo dục được quyền quyết định như trước, năm nay, quyền quyết định này thuộc về UBND tỉnh.
Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về hội đồng lựa chọn sách giáo khoa? Các hội đồng lựa chọn sách giáo khoa theo bộ môn, cấp học, tổ chức làm việc theo kế hoạch và chương trình đã được các thành viên hội đồng thống nhất, chủ tịch hội đồng phê duyệt. Tiết dạy thực nghiệm bộ sách giáo khoa mới - BẢO CHÂU Ngày 2.4, Sở GD-ĐT TP.HCM có những thông tin báo chí một số...