Lựa chọn sách giáo khoa dùng trong trường học: Dễ hay khó?
Nghị quyết 88 của Quốc hội quy định một chương trình nhiều SGK được thực hiện ở lớp 1 vào năm nay. Báo Giáo dục & Thời đại xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng phát biểu tại một hội thảo.
Năm 2007, tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM, một hội thảo về giáo dục so sánh đã được tổ chức. Tại Hội thảo này, lần đầu tiên có ý kiến thảo luận nêu ra là các thầy cô giáo của chúng ta đang sử dụng sách giáo khoa như thế nào? Nhiều thầy cô dự hội thảo khi biết ý kiến của nhóm chúng tôi (những người được tham dự chương trình bồi dưỡng một tháng tại Australia về xây dựng chương trình học) là nhà nước (Bộ GD&ĐT) chỉ nên xây dựng và công bố chương trình khung cho mỗi môn học, việc xây dựng chương trình chi tiết nhất là việc xây dựng các bài giảng phải do giáo viên làm.
Ý kiến của chúng tôi đã không được nhiều thầy cô dự hội thảo tán thành với lý do là các thầy cô giáo phải làm quá nhiều việc rồi, không còn thời gian đâu mà soạn bài giảng theo như chúng tôi trình bày nữa. Với lại, các trường đại học sư phạm khi đó làm gì có môn xây dựng và phát triển chương trình!
“Chắc chắn, khi thực hiện Nghị quyết 88, giáo dục nước nhà sẽ có một sự chuyển biến mới, năng động hơn, chất lượng hơn” – PGS.TS Nguyễn Kim Hồng.
Video đang HOT
Khi trao đổi ngoài hành lang hội thảo với thầy cô giáo, tôi có cho họ coi chương trình khung môn học địa lý lớp 10. Chương trình có 27 trang nội dung gồm: 4 chủ đề, 8 chủ chủ điểm, không có tên bài học và 42 trang còn lại là các hướng dãn về thực hiện chương trình (tập trung vào phương pháp dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá và phương pháp học cùng các loại tài liệu có thể tìm kiếm cho việc thực hiện chương trình).
Chương trình khung chỉ yêu cầu mức độ cần đạt của học sinh học xong chương trình. Trong phần hướng dẫn sau đó bao gồm: tổng số giờ học trong cả năm, số bài kiểm tra cần có trong năm, tài liệu tham khảo (trong đó có cả sách giáo khoa: Sách giáo khoa chỉ được tính là tài liệu tham khảo). Sau khi nghe tôi trình bày, có một đại biểu hỏi tôi rằng: “Làm như vậy thì loạn! Thầy cô giáo muốn làm gì thì làm à”. Tôi trả lời tôi không hiểu ý anh, bên Úc, các thầy cô giáo trong từng môn học sẽ cùng nhau soạn framework, các trường phải công bố framework của trường mình, rồi trong các hạt (đơn vị hành chính ở Úc) các trường có thể chọn ra framework tốt nhất để trao giải. Phụ huynh, đa phần căn cứ vào các framework của các trường để chọn trường cho con mình. Chính quyền bang sẽ dựa vào tiêu chí học sinh chọn theo học để cấp kinh phí.
Gần 15 năm trôi qua, các trường sư phạm đã có môn học về xây dựng chương trình, về kiểm tra đánh giá trong lớp học… Nghị quyết 88 của Quốc hội qui định một chương trình nhiều sách giáo khoa đã được thực hiện ở lớp 1 vào năm nay, những tranh luận về lựa chọn sách giáo khoa rồi cũng qua đi. Chắc chắn, khi thực hiện Nghị quyết 88, giáo dục nước nhà sẽ có một sự chuyển biến mới, năng động hơn, chất lượng hơn.
Về lựa chọn sách giáo khoa thì không quá phức tạp như một vài người nghĩ. Thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh cùng nhau chọn sách, thông thường thì chọn 1 nhưng nếu có 1-2 sách giáo khoa cho một môn học trong một nhà trường cũng không sao. Bởi các nhà soạn sách đã hiểu rất rõ chương trình học, họ biên soạn sách để thực hiện chương trình học nên không có chuyện sách này của tôi tốt hơn sách của người khác.
Hiện nay, chúng ta thực hiện 1 chương trình, nhiều sách giáo khoa. Theo tôi đây là một chủ trương đúng đang đi vào cuộc sống giáo dục. Nhiều sách giáo khoa được Hội đồng thẩm định thông qua, những sách giáo khoa này về nguyên tắc được “cấp phép” dùng trong các trường phổ thông. Sự lựa chọn của giáo viên nếu có chịu tác động sẽ chủ yếu do sách giáo viên (teacher book), sách hướng dẫn tốt, nhất là các hướng dẫn về phương pháp, về kiểm tra đánh giá tốt sẽ được giáo viên ưu tiên lựa chọn hơn.
Phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo hãy tin tưởng vào thầy cô giáo và đội ngũ cán bộ quản lý bởi họ là người chịu trách nhiệm chính tới từng học sinh, phụ huynh. Họ cũng là những người làm nên chất lượng giáo dục đối với từng nhà trường.
TPHCM: Xây dựng tủ sách dùng chung cho học sinh nghèo
Sở GD&ĐT TPHCM vừa phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi họp báo về kết quả lựa chọn sách giáo khoa (SGK) năm học 2020 - 2021.
Giáo viên tiểu học tại TPHCM nghiên cứu, trao đổi để lựa chọn SGK vào hồi tháng 3/2020. Ảnh: Phan Nga
Lãnh đạo Sở GD&ĐT khẳng định: Việc lựa chọn SGK hoàn toàn công khai, minh bạch, đúng quy trình, quy định của Bộ GD&ĐT.
Bộ sách Chân trời sáng tạo được nhiều trường lựa chọn
Ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã thực hiện đúng Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT, tiến hành lựa chọn SGK lớp 1 năm học 2020 - 2021 công khai, minh bạch, đúng quy trình và báo cáo kết quả đúng thời gian quy định. Tất cả bộ SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt đều được chọn (tùy theo từng môn).
Đa số đơn vị chọn sách theo bộ để bảo đảm tính xuyên môn, liên môn khi triển khai chương trình. Tuy nhiên, vẫn có một số đơn vị chọn theo môn học do Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT giao cho các nhà trường chủ động, thảo luận phương án lựa chọn. Sở GD&ĐT đã báo cáo UBND TP và Bộ GD&ĐT về kết quả lựa chọn sách theo quy định. Trong đó, bộ sách "Chân trời sáng tạo" được lựa chọn chiếm tỉ lệ khoảng 80% (không đều ở các môn, với môn Tiếng Anh hơn 60%).
TPHCM dự kiến phối hợp với các đơn vị cung cấp sách tổ chức đợt tập huấn cho khoảng 5.000 giáo viên dạy lớp 1 về dạy học SGK mới vào cuối tháng 7. Sở cũng rà soát và có những giải pháp cụ thể với trường gặp khó khăn trong việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị ưu tiên tối đa cho học sinh lớp 1 để dạy 2 buổi/ngày. Những đơn vị còn khó khăn, có thể tính đến phương án dạy học ngày thứ Bảy với các hoạt động tập trung, linh hoạt, thiết kế dạy 6, 7 buổi/tuần...
Buổi họp báo ngày 24/6 tại Trung tâm báo chí về Kết quả lựa chọn SGK mới năm học 2020 - 2021. Ảnh: Hà Thanh
Quan tâm đến học sinh khó khăn
Liên quan vấn đề dư luận quan tâm về việc sử dụng nhiều bộ SGK khác nhau có ảnh hưởng đến chất lượng GD hay kiểm tra, đánh giá học sinh hay không, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD&ĐT TP cho biết: Việc các trường sử dụng bộ SGK khác nhau không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung.
Điểm chung của các bộ sách là dựa vào tiêu chí đầu ra, chuẩn kiến thức, năng lực yêu cầu cần đạt được ở từng lớp mà Bộ GD&ĐT quy định theo khung chương trình. Nội dung, cách diễn đạt của từng bộ sách có thể khác nhau nhưng bản chất đều có một đích chung về năng lực phẩm chất, kỹ năng của khung chương trình quy định. Vì vậy, phụ huynh hãy yên tâm, dù trường chọn bộ SGK nào, việc kiểm tra đánh giá đều dựa trên chuẩn kiến thức, năng lực, phẩm chất của học sinh.
Vấn đề giá SGK mới cao hơn SGK hiện hành, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP cho rằng: Từ trước đến nay, hệ thống giáo dục phổ thông dùng chung bộ SGK do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành đại trà, cho cả nước. SGK khi đến tay học sinh đã được trợ giá. Còn hiện nay, thực hiện xã hội hóa trong biên soạn SGK, công tác làm sách, chất lượng in ấn, mẫu mã tốt hơn. Giá sách do các đơn vị quy định, do không còn được trợ giá nên giá thành cao hơn bộ SGK hiện hành. Tuy nhiên, TPHCM sẽ dùng ngân sách đầu tư kho SGK dùng chung, các em có hoàn cảnh khó khăn có thể đăng ký mượn theo bộ môn hoặc thậm chí mượn cả bộ SGK.
Bộ GD-ĐT nói gì về chọn sách giáo khoa? TS Thái Văn Tài, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết kết quả chọn sách giáo khoa lớp 1 mới đa dạng. Có 36/63 tỉnh, thành chọn cả 5 bộ sách giáo khoa được phê duyệt. Học sinh tham khảo sách giáo khoa lớp 1 mới - Ảnh: TỰ TRUNG Quan điểm của Bộ GD-ĐT là tôn trọng lựa...