Lựa chọn sách giáo khoa: Băn khoăn… ai lựa chọn?
Dự thảo Thông tư lựa chọn SGK đang được Bộ GD&ĐT xây dựng và dự kiến ban hành kịp thời gian để các địa phương tổ chức lựa chọn SGK đáp ứng yêu cầu năm học mới. Trong đó, không ít ý kiến còn băn khoăn về việc: Nên để thẩm quyền lựa chọn SGK cho ai, UBND cấp tỉnh, TP, hay giao trực tiếp cho chính các giáo viên?
Hiện có 5 bộ SGK đã qua vòng 2 của Hội đồng thẩm định quốc gia, đang chờ được Bộ GD&ĐT rà soát lần cuối để Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chính thức ký phê duyệt và ban hành. Trong đó, các đơn vị thuộc NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn 4 bộ SGK gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Cùng học để phát triển năng lực, Chân trời sáng tạo, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Bộ sách còn lại có tên là Cánh diều do NXB ĐH Sư phạm TP HCM và NXB ĐH Sư phạm Hà Nội cùng biên soạn.
Vậy là với một chương trình nhiều bộ sách, các địa phương hoàn toàn có thể sử dụng các bộ SGK khác nhau. Sau khi ký phê duyệt các bản mẫu sách, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành danh mục những cuốn SGK được phép lưu hành chính thức. Năm bộ sách sẽ có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với nhau trên thị trường, quyền quyết định cuốn sách nào sẽ đến với giáo viên và học sinh nằm trong tay cơ quan, tổ chức, cá nhân được chỉ định theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây Dự thảo Thông tư lựa chọn SGK. Ảnh tư liệu
Tuy nhiên, vấn đề ai lựa chọn SGK sẽ hợp lý hơn lại một lần nữa được đặt ra. Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông nêu rõ: Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực vào 1-7-2020 lại quy định: UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn. Còn có những ý kiến đóng góp cho rằng: Nên để chính các giáo viên lựa chọn SGK, bởi như vậy gần gũi với việc dạy và học nhất.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) khi chia sẻ về dự thảo cho rằng: Về việc lựa chọn SGK để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông, Quốc hội đã thảo luận và thống nhất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 ( Sách giáo khoa giáo dục phổ thông) Luật Giáo dục 2019: “UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Hiện Bộ GD&ĐT đang xây dựng Thông tư để hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của Luật. Thông tư này không quy định mỗi một tỉnh, TP chỉ chọn một bộ SGK rồi sử dụng trong toàn tỉnh mà hướng dẫn việc lựa chọn SGK theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học. Căn cứ vào điều kiện của địa phương, UBND tỉnh xây dựng các tiêu chí để lựa chọn được SGK phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức dạy học tại địa phương mình.
Như vậy, mỗi địa phương tùy theo điều kiện của từng vùng có thể chọn SGK cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở các bộ sách giáo khoa khác nhau. Tất cả SGK đều đã được thẩm định và được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, như vậy, về nguyên tắc tất cả các sách giáo khoa đều được phép sử dụng trong nhà trường và các sách đó đương nhiên đảm bảo về chất lượng.
Vấn đề quan trọng nữa là thành viên Hội đồng lựa chọn SGK cũng sẽ được quy định cụ thể. Thành phần sẽ bao gồm các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, đặc biệt chiếm tỷ lệ đa số sẽ là các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy môn học đó ở cấp học.
Hội đồng lựa chọn SGK được thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học và những thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy ở cấp học, môn học ấy sẽ biết phải cần SGK như thế nào cho phù hợp để tổ chức hoạt động dạy học ở trường, phù hợp với phương pháp dạy và học của thầy và trò, nhằm đảm bảo mục tiêu của chương trình là phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy ở cấp học chiếm tỷ lệ đa số trong Hội đồng sẽ đảm bảo rằng, ý kiến của giáo viên mang tính quyết định cao nhất trong việc lựa chọn SGK.
Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng cho biết sẽ công bố sách giáo khoa lớp 1 mới vào khoảng giữa tháng 11 này, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu. Hiện Bộ GD&ĐT đang tiếp tục rà soát các cơ sở pháp lý đối với các SGK đã đạt để đảm bảo sách được thẩm định đạt yêu cầu so với quy định trong luật. Sau khi có sách thì Bộ sẽ hoàn thiện thông tư hướng dẫn về việc chọn sách.
Duy Linh
Theo PLXH
Chương trình Giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi
Bộ GD&ĐT sắp công bố các bộ SGK đã được hội đồng thẩm định thông qua và bộ trưởng phê duyệt. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam áp dụng một chương trình, nhiều bộ SGK.
Các địa phương được quyền lựa chọn bộ sách phù hợp. Chương trình bắt đầu áp dụng với học sinh lớp 1 cho năm học 2020-2021 với nhiều điểm mới.
Trong năm tới, chương trình học của học sinh lớp 1 có nhiều thay đổi
Tăng 485 giờ học/năm
Trong năm học tới, học sinh lớp 1 sẽ học 7 môn bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật và Hoạt động trải nghiệm. Ngoài ra, Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 cũng trở thành 2 môn học tự chọn được áp dụng từ lớp 1. Trong khi đó, chương trình hiện hành, học sinh học ngoại ngữ từ lớp 3 và học 10 môn.
Chương trình dành nhiều thời lượng cho việc dạy Tiếng Việt cho học sinh. Ở lớp 1, học sinh học 420 giờ/ năm học. Tính toàn bộ cấp tiểu học, có đến hơn 1.500 tiết học về Tiếng Việt.
Một điểm khác nữa là trong năm tới, học sinh được giảm số môn học nhưng lại tăng tiết học. Chương trình áp dụng cho học sinh tiểu học được quy định cứng là 2.838 giờ, trong khi chương trình hiện hành học sinh học 2.353 giờ (tăng 485 giờ). Điều này được lý giải, so với chương trình hiện hành, học sinh tiểu học áp dụng chương trình mới trên toàn quốc sẽ được học 2 buổi/ ngày.
Trong chương trình mới, thời lượng môn giáo dục thể chất bậc tiểu học tăng lên 35 tiết so với hiện nay.
Thực hành nhiều hơn
Theo Bộ GD&ĐT khi áp dụng chương trình, SGK mới giáo viên cũng sẽ thực hiện phương pháp dạy học mới. Theo đó, thay vì truyền thụ kiến thức một chiều, nặng về lý thuyết như hiện nay, giáo viên sẽ dạy học tích cực, hướng dẫn học sinh hoạt động, tự tìm tòi kiến thức, phát triển kỹ năng vận dụng vào đời sống.
Cô N.T.T.H, giáo viên trường tiểu học ở quận Tây Hồ cho rằng, về cơ bản giáo viên trẻ không ngại học hỏi để tự đổi mới phương pháp dạy. Tuy nhiên, để tất cả giáo viên thực hiện được đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực của từng giáo viên, đặc biệt là với những người có tuổi.
Cô Đỗ Thị Mai H., giáo viên trường tiểu học ở quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ, qua nghiên cứu và dạy thử nghiệm một vài tiết học ở chương trình mới cho thấy, chương trình khá hay và có phần giảm tải.
Đặc biệt, ở môn Toán và Tiếng Việt, học sinh được thực hành nhiều hơn. Theo cô H., trước khi đổi mới, bao giờ giáo viên cũng phải nghiên cứu chương trình, SGK và có sự so sánh, đánh giá để hiểu được bản chất, đổi mới nằm ở đâu mới áp dụng dạy học hiệu quả.
Theo Tiền phong
40 năm chìm nổi, số phận SGK của GS Hồ Ngọc Đại sẽ ra sao? Tồn tài hơn 40 năm qua, hiện đang được 48 tỉnh thành trong cả nước với gần cả triệu học sinh sử dụng, nhưng SGK của GS Hồ Ngọc Đại bị loại ngay từ vòng thẩm định. Ngày 23/9, Trung tâm Công nghệ Giáo dục đã gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thể hiện quan điểm không...