Lũ lụt tàn phá khắp Nam Á
Các cơn mưa gió mùa xối xả đã cuốn trôi nhà cửa và gây ra lở đất khắp Nam Á, ảnh hưởng đến hàng triệu người và cướp đi ít nhất 180 mạng sống, các quan chức hôm nay cho biết.
Những cơn mưa gió mùa đang tàn phá khắp Nam Á
Gió mùa rất quan trọng đối với việc tưới tiêu và cung cấp nước ngầm ở khu vực Nam Á – là nơi sinh sống của một phần năm dân số thế giới – và là sự cứu trợ sau một mùa hè khắc nghiệt. Nhưng năm nay những trận mưa lớn dự kiến sẽ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 có thể gây chết người và gây ra sự tàn phá lần thứ hai trong năm nay trên khắp Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Kashmir do Pakistan nắm giữ.
Hôm qua, ít nhất 5 trẻ em đã bị chết đuối ở Bangladesh khiến con số người thiệt mạng trong trận lụt của nước này này lên tới 34 người, trong đó có 18 người bị sét đánh và bảy người chết đuối sau khi thuyền của họ bị lật trong vùng lụt lội ở Vịnh Bengal. Hàng trăm ngàn người đã bị mắc kẹt bởi nước lũ ở phía bắc Bangladesh, nơi có con sông Brahmaputra – một trong những con sông lớn của dãy Himalaya – với mực nước lên cao hơn một mét (40 inch) so với “mực nước nguy hiểm”, các quan chức cho biết.
Ở Nepal, ít nhất 67 người đã chết mặc dù nước lũ đang bắt đầu rút. Lực lượng cứu hộ đã phải sử dụng những chiếc thuyền phao để sơ tán các gia đình bị mắc kẹt trong những ngôi nhà bị ngập lụt.
Video đang HOT
Những cơn mưa xối xả tấn công các bang ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Kashmir do Pakistan quản lý
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo về khả năng bùng phát các bệnh dịch sau khi nước rút và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, Ấn Độ có khoảng gần 50 người đã thiệt mạng. Hai bang phía đông Ấn Độ, giáp biên giới Nepal là Assam và Bihar phải tiếp nhận một lượng lớn những người di tản.
Hôm qua, các nhà chức trách Assam đã phải đưa ra một báo động đỏ khi tình hình lũ lụt trở nên nghiêm trọng, với những ngôi làng bị cô lập bởi nước dâng lên và một đường cao tốc lớn bị nhấn chìm. Người dân ở huyện Morigao thuộc bang Assam phải chen chúc nhau trên những chiếc thuyền, chở đồ đạc của họ đến những khu vực an toàn hơn. Morigao là một trong những huyện bị ảnh hưởng nặng nhất và giờ chỉ còn nhìn thấy những mái nhà chìm lấp ló dưới nước. Cho đến nay, 11 người đã chết trong tiểu bang Assam và khoảng 83.000 người phải di dời do lũ lụt.
Theo các nhà chức trách, động vật tại Vườn quốc gia được xếp hạng Di sản Thế giới Kaziranga, nơi có hai phần ba số tê giác một sừng của thế giới cũng được đưa đi di tản.
Tại bang Bihar, 24 trường hợp tử vong đã được báo cáo, với 2,5 triệu cư dân bị ảnh hưởng. Trong số những người thiệt mạng có ba đứa trẻ bị chết đuối khi chúng tò mò muốn biết mực nước dâng cao đến đâu tại một con kênh. Hai đứa trẻ khác đã chết trong khi chơi gần một con mương chứa đầy nước lũ.
Xa hơn về phía tây bắc, tại khu vực do Pakistan quản lý ở khu vực Kashmir, lũ quét đã giết chết 23 người và làm hư hại 120 ngôi nhà. Nguồn nước và điện đã bị tê liệt hoàn toàn.
Liên hợp quốc hôm qua cho biết đã “sẵn sàng làm việc với chính quyền các quốc gia bị ảnh hưởng để gửi các trợ giúp nhân đạo tới các vùng bị thiệt hại nặng nề do gió mùa gây ra”.
Trâm Anh (theo AFP)
Theo congly
Nóng xung đột Ấn Độ-Pakistan: Cảnh báo hậu quả nguy hiểm khôn lường
Cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan nổ ra sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 14.2 trên lãnh thổ bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, là vụ đụng độ lớn nhất giữa hai cường quốc hạt nhân sau cuộc xung đột Kargil năm 1999.
Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói về những hậu quả chính trị-quân sự của đợt căng thẳng mới ở Nam Á.
Trong gần hai thập kỷ trôi qua sau cuộc xung đột Kargil, Ấn Độ và Pakistan đã có những đụng độ, cuộc giao tranh, cũng như những chiến dịch đặc nhiệm.
Tuy nhiên, những đụng độ đó không sánh được với các sự kiện hiện tại về quy mô và mức độ nguy hiểm. Cuộc khủng hoảng lần này cho thấy rằng, các cường quốc hạt nhân quá dễ dàng chạm tới ngưỡng cửa xung đột quân sự, và cuộc xung đột này leo thang rất nhanh. Đây là một bài học quan trọng chỉ ra rằng, vũ khí hạt nhân như một phương tiện để ngăn chặn các cuộc xung đột quân sự có những hạn chế của nó.
Về số lượng đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ và Pakistan xấp xỉ bằng nhau, nói đúng hơn Pakistan có một ưu thế nhất định. Tuy nhiên, trong lĩnh vực vũ khí thông thường, sự vượt trội của Ấn Độ là rất đáng kể. Đây là một yếu tố quan trọng: chính bởi vậy Ấn Độ đã đáp trả mạnh mẽ đối với vụ tấn công khủng bố vào ngày 14 tháng 2 đã cượp đi sinh mạng 45 người. New Delhi tin rằng, họ có khả năng kiểm soát tiến trình của cuộc xung đột.
Cuối cùng, Pakistan cho là nghi ngờ tính hiệu quả vụ không kích của Ấn Độ thì hơn, nhờ đó ban lãnh đạo Pakistan có cơ hội chính trị từ chối một "phản ứng quân sự dữ dội".
Rất khó để đánh giá tính hiệu quả của các vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 26.2. Pakistan khẳng định rằng, các vụ không kích đó đã không gây ra thiệt hại đáng kể, trong khi đó Ấn Độ tuyên bố hiệu quả rất cao. Dữ liệu từ các nguồn tin độc lập cho thấy rằng, Không quân Ấn Độ không thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu đã được lên kế hoạch.
Cuộc không chiến với máy bay chiến đấu của hai nước cũng phải được phân tích do các chuyên gia độc lập. Cả hai bên đưa ra những dữ liệu khác nhau về tiến trình và kết quả của các trận không chiến, kết quả là trên mạng Internet xuất hiện những kịch bản khác nhau. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc sử dụng lực lượng không quân có quy mô lớn. Đã có nguy cơ bùng nổ một trận chiến toàn diện, trong đó chỉ huy của cả hai bên đưa thêm những đơn vị và phương tiện quân sự mới để tránh thất bại.
Những mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan tích tụ từ lâu và khó có thể được giải quyết trong tương lai gần. Nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ những mâu thuẫn này trong một khuôn khổ an toàn. Cả hai quốc gia đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, vào năm 2018 các lực lượng vũ trang của họ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận SCO quốc tế "Sứ mệnh Hòa bình 2018" trên thao trường quân sự Chebarkul.
Mặc dù tư cách thành viên SCO khó có thể thay đổi cách tiếp cận của Ấn Độ và Pakistan đối với quan hệ song phương, sự tồn tại của các kênh hợp tác bổ sung giữa quân đội và các cơ quan đặc nhiệm của hai nước sẽ giúp giảm nguy cơ khủng hoảng mới không quản lý nổi. Các sự kiện gần đây cho thấy rằng, ở Nam Á có mối nguy cơ rất lớn xảy ra cuộc xung đột quân sự Ấn-Pakistan quy mô lớn, và nguy cơ này đòi hỏi sự chú ý liên tục của tất cả các cầu thủ trong khu vực.
Theo Danviet
Lũ lụt tàn phá Ấn Độ và Nepal, hàng chục người thiệt mạng Ít nhất 88 người đã thiệt mạng và hàng ngàn người đã phải di dời chỗ ở khi mưa lũ cuồn cuộn gây ra lụt lội và lở đất ở khắp Nepal và nhiều khu vực của Nam Á. Ít nhất 64 người đã chết tại Nepal, 31 người đang được xác định là mất tích, và hơn 2.500 người đã được giải...