Lớp học Ước mơ, nơi nỗi đau lùi lại

Theo dõi VGT trên

Được vun vén bằng sự yêu thương, lớp học Ước mơ đã biến ước mơ được đến trường của những đứa trẻ kém may mắn này thành hiện thực.

Quặn lòng trước hoàn cảnh của những đứa trẻ bị khuyết tật ở H.Phù Cát (tỉnh Bình Định) do ảnh hưởng chất độc da cam, giáo sư Michio Umegaki (Trường đại học Keio – Nhật Bản) đã nghĩ đến việc mở lớp học dành cho các em. Được vun vén bằng sự yêu thương, lớp học Ước mơ đã biến ước mơ được đến trường của những đứa trẻ kém may mắn này thành hiện thực.

Những học sinh đặc biệt

Sáng Chủ nhật, tôi đến thăm lớp học Ước mơ ở Cát Thành (H.Phù Cát), là một trong số những lớp học trong dự án của giáo sư Michio. Sau cơn mưa, nắng rọi qua hàng cây sân trường lấp lóa như xóa đi vết dấu của những ngày bão về miền Trung.

Lớp học Ước mơ, nơi nỗi đau lùi lại - Hình 1

Cô giáo Tường Văn chỉ bài cho học trò bị khuyết tật nghe nói Huỳnh Văn Sỹ

Thấy có người vào lớp, các em liền chào hỏi. Có bạn đứng dậy khoanh tay lễ phép, dù độ tuổi đã ngoài ba mươi. Chàng trai đó là Nguyễn Duy Thanh, chứng bệnh khuyết tật trí tuệ đã giữ tâm hồn Thanh mãi ở lại tuổi lên ba. Giờ với Thanh, niềm vui là được đến trường, được gặp bạn bè và làm tốt nhiệm vụ lớp trưởng. Cứ sáng Chủ nhật, Thanh dậy thật sớm, tự vệ sinh, mặc quần áo rồi đạp xe đến trường.

“Thanh là lớp trưởng, phải làm gương cho các bạn. Lên cùng các bạn quét dọn lớp, tập thể dục cùng cả lớp. Thanh còn động viên các bạn ráng học nữa”, lời Thanh nói nghe thương đến là…

Suốt buổi học, không lúc nào ngớt tiếng cười giòn giã của học trò theo từng lời hỏi đáp của cô giáo. Ở góc nọ, mặc ai nói, chàng trai có khuôn mặt thật sáng vẫn chăm chú tô màu bức vẽ.

Đó là Huỳnh Văn Sỹ (sinh năm 2008, ở thôn Chánh Hóa). Sỹ là một trong số ít học trò bị khuyết tật nghe, nói. Tình nguyện viên Nguyễn Thị Tường Văn, giáo viên âm nhạc đang đứng lớp, tâm sự: “Sỹ sáng dạ và học rất giỏi. Thời gian đầu, việc giao tiếp với em rất khó khăn. Bọn mình phải kiên nhẫn dùng tay ra dấu. Dần dần, cô trò cũng hiểu ý nhau. Bây giờ thì có thể tự tin “nói chuyện” với nhau được rồi”.

Lớp học Ước mơ, nơi nỗi đau lùi lại - Hình 2

Các giáo viên như vui lây từ niềm vui của học trò

Ở lớp học Ước mơ, có em thiểu năng trí tuệ, có em câm điếc, khuyết tật vận động… không nỗi đau nào giống nỗi đau nào. Cô Văn thấu hiểu những thiệt thòi và nỗi đau của các em, bởi em trai của cô cũng bị thiểu năng trí tuệ. Gắn bó với lớp từ những ngày đầu, tình thương của cô dành cho học trò ngày một lớn thêm.

“Dạy ở lớp học Ước mơ không cần giáo án mô phạm. Điều cần thiết là sự yêu thương, thấu hiểu, vun đắp cho các em. Từ đó, nhen lên niềm vui sống, đưa các em hòa nhập cộng đồng”, cô cho hay.

Gieo nụ cười, gặt niềm vui

Dõi theo con mình, thấy con vui vẻ, gương mặt vốn đầy âu lo của bậc sinh thành như dịu lại. Chị Phạm Thị Thanh Nga (ở thôn Hóa Lạc), phụ huynh lớp học Ước mơ Cát Thành, cho biết: “Tôi là mẹ cháu Huỳnh Thị Thu Thắng.

Khi mới sinh ra, cháu bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng càng lớn càng khờ khạo. Học mãi mà không biết gì, lại bị bạn bè trêu chọc nên đành phải cho cháu nghỉ học. Hễ ai nhắc đến đứa con gái bị khuyết tật trí tuệ là nước mắt tôi như chực trào ra.

Video đang HOT

Năm 2016, khi lớp học được mở, Chủ nhật nào tôi cũng đưa con đến học. Được đến lớp, Thắng vui lắm. Cứ mong đến Chủ nhật để được đi học. Nhìn con vui, vợ chồng tôi cũng được an ủi nhiều”.

Ông Nguyễn Tấn Đính (thôn Chánh Hùng), phụ huynh em Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, cứ ngồi phía hành lang trường dõi mắt về lớp học cho đến khi tan lớp. Hằn trên gương mặt gió sương khắc khổ là nụ cười hạnh phúc của người cha khi thấy con gái mình hòa đồng cùng bè bạn.

Ông Đính trải lòng: “Con tôi bị khuyết tật trí tuệ. Khi lớp học này mở ra, tôi cũng ngần ngại, liệu con bé có thích nghi được không. Dần dà, thấy con có sự thay đổi, vui vẻ hoạt bát hơn, tôi mừng lắm. Cảm ơn giáo sư người Nhật, cảm ơn các thầy cô. Con mình mà người ta lo đến thế, không biết phải diễn tả sự biết ơn này ra sao”.

Vừa lật từng hình ảnh mà mình tỉ mỉ ghi lại những hoạt động của lớp cho tôi xem, cô giáo Trần Thị Mỹ Quế, Tổ trưởng Tổ tình nguyện viên phụ trách lớp học Ước mơ, vừa thổ lộ: “Nhìn các em từng ngày đến lớp, có những đổi thay tích cực, chúng tôi vui lây.

Các em háo hức mong ngày được đi học và phát triển từng bước các khả năng học hát, học vẽ, viết chữ, đọc được các số từ 1 đến 10, làm được các phép tính cộng trừ đơn giản.

Hơn nữa, các em đã biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Vui nhất là ngày 20/11, các em thay nhau tặng quà cho thầy cô. Quà là các bức vẽ chân dung thầy cô mà mình thương, mình quý. Có bạn vẽ đến năm, sáu bức. Trong nét vẽ có phần giản đơn, nguệch ngoạc ấy đầy ắp tình thương của các em”.

Lớp học mở từ năm 2016 với 19 em. Số học sinh giờ đã lên đến 23 em. Thầy Nông Chí Hiếu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cát Thành, cho biết: “Năm 2020, chúng tôi nhận thêm một em ở khác xã, mong sao góp một phần nhỏ bé để giúp đỡ các cháu. Người ta ở nước ngoài, còn thương, còn lo, còn hỗ trợ cho các em nhiều đến vậy”.

Những ngày này, ra thăm lớp học Ước mơ ở Cát Thành hay các địa điểm khác ở Phù Cát sẽ thấy niềm vui trên từng gương mặt trẻ. Những đau thương từ hệ lụy chiến tranh như lùi về phía sau và được khỏa lấp bởi những nụ cười trong trẻo, thiện lành.

Lớp học Ước mơ, nơi nỗi đau lùi lại - Hình 3

Giáo sư Michio (người mang kính, ngồi giữa) mỗi năm hai lần cùng các học trò Đại học Keio về thăm lớp học Ước mơ

Nghĩ về giáo sư người Nhật giàu lòng trắc ẩn cùng những thầy cô và bao tấm lòng nhân ái đang chăm chút, gieo trồng nụ cười trên những số phận kém may mắn, tôi thêm tin vào những điều tử tế trong cuộc đời này.

Là người theo dõi sát sao những hoạt động của lớp học Ước mơ ở Phù Cát, bà Nguyễn Thị Đức, Trưởng ban Chăm sóc sức khỏe Hội chữ thập đỏ tỉnh Bình Định, cho hay: “Khi giáo sư Michio Umegaki đến Phù Cát, ông đã rất xót xa trước những đứa trẻ khi sinh ra đã gánh lấy những thiệt thòi.

Ông đã quyết định phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh hỗ trợ kinh phí để có thể giúp đỡ các bé. Đến nay, chúng tôi đã mở được bốn điểm trường Ước mơ ở xã: Cát Trinh, Cát Thành, Cát Minh và Cát Hanh. Trung bình mỗi trường có khoảng 20 em. Năm 2018, Hội chữ thập đỏ tỉnh đã mời giảng viên Trường đại học Quy Nhơn tập huấn các tình nguyện viên về kỹ năng chăm sóc các em”.

Dự án lớp học Ước mơ gồm ba giai đoạn: giai đoạn 1 (2012-2016) mở và duy trì lớp Ước mơ tại Trường tiểu học số 2 Cát Trinh; giai đoạn 2 (2016-2018) duy trì lớp đã mở và mở rộng thêm lớp học Ước mơ tại Trường tiểu học Cát Thành và Trường tiểu học số 1 Cát Minh; giai đoạn 3 (2018-2023) duy trì các lớp và mở rộng thêm lớp Ước mơ ở Cát Hanh. Toàn bộ kinh phí do giáo sư Michio Umegaki đảm bảo và cam kết hỗ trợ 50 triệu đồng/năm/lớp.

Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp

10 lớp học với 123 học sinh đặc biệt ở Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có chương trình học tập riêng, kéo dài 2 năm một lớp.

Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp - Hình 1


Chỉ động tác đơn giản như lấy đồ dùng học tập ra và làm theo hướng dẫn, thế nhưng cô Trần Thị Kim Chi phải mất rất nhiều ngày để hướng dẫn cho các em bị thiểu năng trí tuệ thành thục động tác.

Những lớp học với nhiều độ tuổi khác nhau nhưng các em đều có chung một nỗi đau về thể xác và tinh thần đó là: thiểu năng trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị, dị tật.... Có em bị down, có em tăng động, có em đang học bỗng lên cơn động kinh co giật...

Giờ học của cô Trần Thị Kim Chi - phụ trách lớp dự bị thiểu năng trí tuệ 1B khởi đầu bằng sự ồn ào xen lẫn với những giọng nói ngọng líu của học sinh. Mãi mới ổn định trật tự và giờ học được bắt đầu.

Giáo viên đưa ra một phần việc, thực hành việc làm ấy và cuối cùng cũng đã có một số cánh tay giơ lên xung phong làm lại những hoạt động của cô giáo.

Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp - Hình 2


Lớp học dành cho các em bị tự kỷ của cô giáo Nguyễn Thị Uy.

Cô Chi cho biết: "Để giúp học sinh có thể cầm nắm được đồ vật, có thể ngồi nghiêm túc hay đơn giản chỉ là nhớ tên một ký hiệu, một con chữ ... có khi giáo viên phải mất từ 1 đến 2 tuần".

Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp - Hình 3


Sau mỗi động tác làm đúng, cô Uy thường động viên, khích lệ các em.

"Việc ổn định trật tự lớp học trở thành một thử thách khi học sinh cứ như "bắt cóc bỏ đĩa" vậy. Dạy học ở nơi đây, yếu tố đầu tiên mà giáo viên phải có đó là tấm lòng yêu thương và sự kiên nhẫn", cô Kim Chi chia sẻ thêm.

Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp - Hình 4


Chính tình thương và sự kiên trì áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại, phù hợp đã giúp nhiều em bị bệnh tự kỷ làm chủ được hành vi...

Chương trình lớp dự bị thiểu năng trí tuệ được trung tâm áp dụng cách đây 2 năm. Lớp dự bị để rèn cho các em làm quen ý thức tự giác học tập. Giáo viên mất 1 năm để rèn luyện các em những công việc đơn giản như: lấy và thu dọn đồ dùng học tập, đồ chơi; cách chào hỏi, xưng hô và giao tiếp với các bạn và cô giáo.

Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp - Hình 5


Nhiều em tiến triển tích cực để hòa nhập cộng đồng

Ở bên cạnh, lớp học dành cho những học sinh tự kỷ của cô giáo Nguyễn Thị Uy cũng đang hào hứng bởi giờ học xem tranh để phân biệt những con vật.

Cô Uy chia sẻ: "Đây là những học sinh có hành vi nên khó khăn nhất là việc kiểm soát hành vi của các em. Có em đang học tự nhiên cười hay khóc, chạy lung tung phá phách, và hầu như các em không hợp tác với giáo viên. Ngày đầu tham gia dạy các em, tôi cũng nản lòng. Nhưng rồi, vì tình thương, trách nhiệm, tôi đã cố gắng đồng hành với sự tiến bộ mỗi ngày của các em".

Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp - Hình 6


Từ những em khiếm thính, không biết đọc, biết viết, sau một thời gian học tập tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Hồng Lĩnh đã biết viết chữ.

Cũng như các giáo viên khác của trung tâm, cô Uy cũng đã dành cho mỗi em một quyển sổ ghi chép lại từng hoạt động, hành vi của cháu trong mỗi ngày để tiện việc theo dõi. Từ đó, tùy theo khả năng của mỗi em mà cô Uy tự đặt một mục tiêu riêng. Có em mục tiêu trong tháng đầu tiên có thể là kỹ năng giao tiếp, có em cô chỉ mong giữ được trật tự và biết ngồi yên lặng...

Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp - Hình 7


Để mỗi em bị bệnh tự kỷ tự làm tốt phần việc của mình thích là cả một quá trình gian nan, kiên trì của giáo viên ở trung tâm

Lòng nhiệt huyết của cô Uy và các giáo viên khác trong từng giờ dạy đã giúp nhiều em có sự tiến bộ rõ rệt.

Đó là em Đức D. (4 tuổi) khi vào trung tâm chưa có ngôn ngữ thì sau 5 tháng học, em đã giao lưu với cô, đã bắt đầu nói được. Hay em Sỹ B. (6 tuổi) khi vào trung tâm cháu có vấn đề về cơ miệng, tạy chân không cầm nắm được thì nay em đã viết được chữ, đã biết giúp cô phơi khăn, xếp ghế, trải thảm...

Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp - Hình 8


Đối với những em không có khả năng học văn hóa thì giáo viên trung tâm hướng dẫn, dạy những thao tác thường ngày để các em hòa nhập cộng động, tự phục vụ bản thân sau này

Còn trường hợp em Minh Kh. (9 tuổi) chỉ biết nói, biết đọc nhưng không hiểu nghĩa, không biết cầm bút thì nay đã đọc thông, viết thạo, đã hiểu được nghĩa của từ... Tất cả những tiến bộ dù nhỏ của các cháu cũng là món quà quý giá nhất về những tháng ngày miệt mài của các giáo viên ở trung tâm trong hành trình giúp các em hòa nhập cộng đồng.

Cháu nhà tôi khiếm thính, không nói, không nghe được, tất cả mọi hành vi đều phụ thuộc vào bố mẹ. Nhưng chỉ sau 1 năm học tập ở trung tâm, con tôi đã biết chữ và nói bập bẹ, cháu còn có thể tự vệ sinh cá nhân

Chị Trần Thị H., phụ huynh ở thị trấn Xuân An (Nghi Xuân)

Lớp học đặc biệt ở Hà Tĩnh, nơi học sinh 2 năm mới lên một lớp - Hình 9


Giờ học môn Toán của lớp ghép 6 và 7 của các em khuyết tật

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm cho biết: "Để dạy trẻ hòa nhập, thời gian qua, chúng tôi đã gửi giáo viên đi đào tạo các lớp giáo dục đặc biệt của giảng viên ở Mỹ. Giáo trình dạy trẻ ở đây được thực hiện linh động theo từng đối tượng và chủ yếu áp dụng theo phương pháp Montessori - phương pháp dạy học tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng và thời gian riêng của mình".

Từ hành trình miệt mài của các xơ trong việc kêu gọi nguồn mua sắm trang thiết bị dạy học, sự tận tâm của các cô giáo với những lớp học đặc biệt theo chương trình 2 năm một lớp, qua 5 năm thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ, trung tâm đã giúp hàng chục em khiếm khuyết hòa nhập cộng đồng. Riêng năm 2019, trung tâm đã giúp 9 học sinh hòa nhập.

Trung tâm Hỗ trợ phát triển, giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật Hồng Lĩnh trực thuộc Toà giám mục Giáo phận Hà Tĩnh quản lý; được cấp phép năm 2013 và chính thức hoạt động vào tháng 10/2015. Từ 20 cháu đầu tiên, đến nay, trung tâm đang dạy hơn 120 trẻ khuyết tật với sự quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng của 9 xơ và 23 giáo viên, nhân viên.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất

Netizen

16:22:30 18/11/2024
Câu chuyện của Lý Tử Thất không chỉ là sự hồi sinh của một thương hiệu cá nhân, mà còn là bài học về giá trị của bản quyền, sự sáng tạo và sức mạnh của văn hóa trong thời đại số.

Đảng cầm quyền ở Senegal giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội

Thế giới

16:22:15 18/11/2024
Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo của phe đối lập là Thị trưởng thủ đô Dakar, ông Barthelemy Dias và lãnh đạo đảng Gueum Sa Bopp Les Jambars, ông Bougane Gueye Dany đã chúc mừng chiến thắng của đảng Pastef.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi

Sao việt

16:18:44 18/11/2024
Đăng quang quyền lực bao nhiêu thì khi về trong vòng tay của bạn bè, người hâm mộ, Thanh Thủy lại quyết định... xả vai .

Haaland sắp hưởng lương cao nhất lịch sử Premier League

Sao thể thao

16:17:45 18/11/2024
Erling Haaland tiến gần đến việc ký hợp đồng mới với Manchester City, qua đó biến anh trở thành cầu thủ được trả lương cao nhất lịch sử Premier League.

Phim Hàn hay chấn động kết thúc với rating chạm nóc: Nữ chính diễn đỉnh hiếm có đi vào lịch sử nhà đài

Phim châu á

16:14:54 18/11/2024
Jeong Nyeon dù không được khán giả Việt quan tâm quá nhiều nhưng thực tế tại quê nhà Hàn Quốc, nó lại tạo nên một cơn sốt lớn.

Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú

Sao châu á

16:03:42 18/11/2024
Dù ở chốn đông người nhưng người đẹp dao kéo vẫn nổi bần bật nhờ thần thái sang chảnh, quý phái và nhan sắc trẻ trung khó tin.

Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

16:00:45 18/11/2024
Nhiều người cho rằng Phạm Băng Băng là kiểu phụ nữ trao thân xác cho các ông lớn để nhận về tài nguyên phim ảnh, thăng tiến trong sự nghiệp.

Viên ngọc càng mài càng thô của Rap Việt tung ca khúc mới bị chê cười: Đỉnh cao của viết lời sáo rỗng!

Nhạc việt

15:54:22 18/11/2024
Mới đây, Anh Phan, hiện tượng trẻ trong giới Hip-hop Việt, đã bất ngờ thả xích track Gang và ngay lập tức nhận về sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng

Chị Đẹp giảm sức hút, Công 1 lên sóng không bùng nổ: Quá nhiều vấn đề về âm nhạc, sân khấu lẫn quay dựng!

Tv show

15:51:40 18/11/2024
Công diễn 1 của Chị Đẹp Đạp Gió mang đến 8 tiết mục được phối mới phần âm nhạc, sân khấu dàn dựng theo concept riêng. Nhưng, so với mùa 1, Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đuối từ âm nhạc cho tới hình ảnh.

Ca khúc mới của Jin (BTS) đứng đầu bảng xếp hạng iTunes tại 70 quốc gia

Nhạc quốc tế

15:45:30 18/11/2024
Những số liệu trên, theo BigHit Music - công ty quản lý của Jin, được tính đến thời điểm 9 giờ sáng ngày hôm sau kể từ lúc ca khúc Running Wild được phát hành.