Lớp học trực tuyến liên tục bị người lạ vào phá, chiếm quyền kiểm soát
Một số lớp học online ở các trường đại học bị người lạ vào phá, vẽ bậy lên màn hình, đổi tên sinh viên, nói bậy, chửi nhau. Thậm chí họ còn đẩy giảng viên ra khỏi phòng, chiếm luôn vai trò chủ trì.
Buổi học môn kinh tế chính trị Mác – Lênin của giảng viên H. – Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM – bị nhóm người lạ vào phá, vẽ bậy lên màn hình – Ảnh: H.C.
Sinh viên một số trường đại học tại TP.HCM bức xúc việc lớp học liên tục bị người lạ vào phá, không thể học được.
Phá lớp, chiếm quyền kiểm soát
Ngày 9-10, buổi học online trên ứng dụng Zoom môn kinh tế chính trị Mác – Lênin của giảng viên H. – Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM – bị 5-6 người lạ vào phá. Nhóm này vẽ bậy lên màn hình, chửi tục, chia sẻ video clip. Đỉnh điểm là nhóm này chiếm quyền kiểm soát lớp học của giảng viên, đẩy giảng viên ra khỏi lớp học.
Một sinh viên cho biết lớp hơn 80 người, nhưng có nhóm người lạ vô, lớp có đến 91 thành viên. “Khi nhóm này ăn nói tục tĩu, tôi đã phải thoát khỏi lớp học. Mấy chục sinh viên và thầy bị ảnh hưởng, cả buổi không học được gì. Qua nói chuyện thì nhóm này là học sinh THPT”.
Tương tự, một số lớp học trực tuyến tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM trên nền tảng Zoom cũng bị một nhóm “trẻ trâu” vào phá. Một sinh viên cho biết nhóm này vô bật tiếng Huấn Rose, bà Phương Hằng đến Lộc Fuho.
Nhóm này còn đổi tên các thành viên trong lớp, liên tục bấm biểu tượng giơ tay cho giảng viên gọi tên, làm nhiễu lớp học. “Tiền đóng học phí là không ít. Các bạn không muốn học hãy xin nghỉ để người khác học. Chưa kể lại là môn chuyên ngành nữa” – sinh viên bức xúc nói.
Video đang HOT
Ở một lớp học khác, một nhóm người lạ cũng vào lớp học chửi thề, chia sẻ video clip ca nhạc, vẽ bậy lên màn hình… Thậm chí có người còn cố tình đổi tên cho giống với tên sinh viên trong lớp rồi phát biểu bậy bạ khiến sinh viên thật bị ảnh hưởng.
Không chỉ các lớp học, ngay cả một số hội thảo cũng bị người lạ vào phá đám. Ông Thái Doãn Thanh – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM – cho biết khi tham gia một hội thảo khoa học thuần túy mới đây, một nhóm người lạ cũng vào phát biểu bậy bạ, chửi thề, chia sẻ màn hình các hình ảnh, video clip không liên quan làm hội thảo bị gián đoạn khá lâu để ban tổ chức xử lý.
Soát kỹ người vô lớp
Không chỉ bức xúc với những người lạ vô phá lớp học, nhiều sinh viên cũng bày tỏ sự thiếu ý thức của một số sinh viên trong lớp. Theo một sinh viên, mã lớp học và mật khẩu giảng viên gửi cho sinh viên qua email cá nhân. Có thể do vô tình hoặc cố ý, một sinh viên trong lớp đã chia sẻ thông tin với người ngoài, khiến cho người lạ có thể dễ dàng vô lớp.
Trong khi đó, cách tổ chức lớp học, kiểm soát người vào lớp của giảng viên, người điều hành chưa tốt cũng khiến tình trạng này diễn ra. Một sinh viên cho biết có giảng viên chỉ tạo lớp học không mật khẩu, khiến người lạ dễ xâm nhập. Có giảng viên yêu cầu cách đặt tên bao gồm mã số sinh viên và tên, cô kiểm tra đúng mới duyệt cho vào lớp, không đúng phải ở phòng chờ.
Ông Thái Doãn Thanh cho biết lớp học bị người lạ phá một phần do kỹ năng của giảng viên. Theo ông Thanh, giảng viên là người quản trị lớp học, cần có kỹ năng và kỹ thuật để quản trị lớp. Không thể để cho sinh viên quá nhiều quyền vì khi đó, họ có thể chiếm quyền kiểm soát của người chủ trì.
“Lớp học cần có mật khẩu, và việc xét duyệt vào lớp cần được kiểm soát kỹ. Giảng viên nên khóa quyền chia sẻ màn hình, bật micro, chỉ khi nào giảng viên cho phép sinh viên mới được bật micro phát biểu. Như vậy sẽ hạn chế tình trạng phá lớp học cố ý hoặc vô tình. Chúng tôi sẽ lưu ý giảng viên các vấn đề này để hạn chế tình trạng lớp học bị người lạ vô phá” – ông Thanh cho biết.
Ông Bùi Kim Hiếu – trưởng khoa luật Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM – cho biết trường mua bản quyền một số ứng dụng như Zoom, Microsoft Teams để dạy trực tuyến. Tuy nhiên, ứng dụng Zoom dễ bị người lạ đột nhập hơn do tính bảo mật kém hơn.
Theo ông Hiếu, muốn vào lớp học bằng Microsoft Teams, sinh viên phải đăng nhập bằng email được trường cung cấp cho sinh viên. Như vậy, tính bảo mật và nguy cơ người lạ vô lớp sẽ ít hơn rất nhiều.
Zoom dù mua bản quyền tính bảo mật cao hơn bản dùng miễn phí nhưng người lạ vẫn dễ xâm nhập. Giảng viên cũng cần đặt mật khẩu và duyệt người vô lớp dựa trên danh sách cụ thể chứ không nên chỉ phụ thuộc vào sự tự giác và ý thức của người tham gia.
3 bước kiểm soát lớp học, hội thảo trực tuyến
Ông Hiếu cho biết trong một hội thảo cấp quốc gia gần đây qua nền tảng Zoom cũng có tình trạng người lạ vào phá, chia sẻ video clip, hình ảnh bậy bạ. Ông cho rằng cần có sự chuẩn bị trước để kiểm soát và quản trị lớp học hiệu quả. Hội thảo mới đây do khoa tổ chức đã được kiểm soát tốt, không có người lạ vô.
Đầu tiên, cần kiểm duyệt người vào lớp, hội thảo thông qua việc đăng nhập, vào phòng chờ để được xét duyệt. Tiếp theo, căn cứ trên danh sách khách mời, ban tổ chức xem xét cụ thể nếu đúng mới cho vào phòng hội thảo.
Trong phòng, người quản trị khóa các chức năng chia sẻ màn hình, phát biểu, chỉ thực hiện các thao tác này khi được người chủ trì cho phép.
Năm 2022: Nhiều trường đại học sẽ tiếp tục xét kết quả thi tốt nghiệp THPT
Đại diện các trường đại học (ĐH) phía Nam cho biết, năm học này học sinh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh nên phương án xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là tối ưu.
Nhiều trường ĐH phía Nam dự kiến tuyển sinh ổn định trong năm 2022, trong đó có xét kết quả thi Đánh giá năng lực (Ảnh: L.Phương)
Bộ GD-ĐT công bố phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng sư phạm năm 2022 và nhận được sự tán đồng của nhiều trường ĐH tán đồng. Theo đó, đại diện các trường ĐH cho rằng rất muốn không phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng chưa tìm được phương án nào tốt hơn.
TS Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết nhìn chung đề án tuyển sinh của trường trong năm 2022 sẽ không có nhiều thay đổi so với năm nay. Thứ nhất trường vẫn ưu tiên sử dụng phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT; thứ hai là xét bằng kết quả học tập THPT (học bạ - PV) và xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
"Cho đến thời điểm hiện tại, nhà trường nhận thấy vẫn chưa nên có thay đổi trong phương án tuyển sinh. Điều này trường cân nhắc trên cơ sở năm nay ảnh hưởng dịch bệnh nên không tạo nên xáo trộn để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh và đồng thời nếu tổ chức thêm các kỳ thi đánh giá khác cũng tạo may rủi rất cao cho các em. Trong trường hợp có thay đổi về cách xét tuyển nhà trường cũng sẽ sớm công bố cho thí sinh chuẩn bị", ông Thịnh nói.
Theo TS Nguyễn Trung Nhân, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Công nghiệp TPHCM , nếu năm tới kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn diễn ra như năm nay thì trường vẫn ưu tiên chính là sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh.
"Ngoài ra, khả năng trường vẫn tiếp tục xét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực, kết quả học tập THPT và mở rộng hình thức ưu tiên xét tuyển thẳng. Nhìn chung các phương thức này ổn định như cách nhà trường thực hiện trong năm nay", ông Nhân cho biết
Ông Nhân chia sẻ "đây có lẽ là phương án tốt nhất trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp trong năm nay. Với hoàn cảnh năm nay dù muốn thì các trường cũng khó có thể thực hiện phương án tổ chức thi riêng để tuyển sinh".
Tương tự, Ths Phạm Thái Sơn, trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cũng cho biết dự kiến năm 2022 trường vẫn tuyển sinh theo hướng ổn định như năm nay cả về phương thức lẫn chỉ tiêu là 3.500 sinh viên. Trong đó, phương thức chính là xét tuyển bằng học bạ THPT, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, xét bằng bài kiểm tra đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM tổ chức và xét tuyển thẳng.
Theo ông Sơn, việc không thay đổi cách xét tuyển cũng nhằm tạo sự ổn định cho thí sinh. Tuy nhiên để không phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đến năm 2023 trường mới cân nhắc các phương án cụ thể.
Ngày 5/10, Bộ GD-ĐT công bố phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng sư phạm năm 2022 theo hướng cơ bản giữ ổn định như năm 2021. Bộ cũng khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.
Các đại học quốc gia, đại học vùng và các trường/nhóm trường đại học đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện có thể tổ chức các kỳ thi đánh giá để làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ và chia sẻ, hỗ trợ các trường khác có nhu cầu.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều tỉnh thành phải triển khai dạy học trực tuyến dài ngày, một số chuyên gia cho mong muốn giữ nguyên Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 như cũ để tránh xáo trộn.
Xét tuyển thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp: Nơi tuyển đủ, nơi thừa chỉ tiêu Dù ĐHQG TPHCM không tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 như dự kiến nhưng các trường thành viên và các trường ĐH khác vẫn dành chỉ tiêu nhất định để trao cơ hội xét tuyển cho thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp. Học sinh tỉnh Ninh Thuận trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đơn cử như Trường ĐH...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xem 'mô tô bay' biến con người như nhân vật trong phim Star Wars
Xe máy
19:31:42 07/05/2025
Windows 11 chiếm bao nhiêu dung lượng ổ cứng?
Thế giới số
19:19:45 07/05/2025
Tay đua F1 nhận siêu xe Mercedes-AMG One hơn 3 triệu USD
Ôtô
19:10:38 07/05/2025
EU cảnh báo Hungary và Slovakia ngừng nhập năng lượng Nga
Thế giới
18:57:01 07/05/2025
Khởi tố vụ nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long bị cán tử vong
Pháp luật
18:41:03 07/05/2025
Học sinh lớp 1 làm bài tập tiếng Việt, được hẳn 9 điểm nhưng dân mạng đọc xong chỉ biết thốt lên: "Thương bố quá trời!"
Netizen
18:38:32 07/05/2025
Tình trạng hiện tại của chồng Từ Hy Viên, tới lui quanh mộ sau gần 100 ngày vợ qua đời
Sao châu á
18:03:20 07/05/2025
Phim Hàn dở nhất hiện tại với rating 0%, cặp chính yêu đương nhạt nhẽo hại nhà đài thê thảm chưa từng thấy
Phim châu á
17:59:27 07/05/2025
Lãnh Thanh từng là "nam thần" màn ảnh trước khi liệt dây thần kinh số 7
Sao việt
17:47:57 07/05/2025
Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly
Ẩm thực
17:44:21 07/05/2025