Lớp học trong lều ở bản Sắt
Bên trong căn lều phủ bạt, tiếng ê a của học trò vẫn vang lên, chẳng ai nghĩ căn lều phủ bạt ấy là lớp học của con em ở bản Sắt những ngày sau lũ…
Những ngày này, khắp nơi trên cả nước những người làm công tác giáo dục đều hân hoan chào đón ngày kỷ niệm Hiến chương các nhà giáo 20/11.
Trong một lớp học phủ bạt ở bản Sắt, tiếng học trò vẫn ê a, cô giáo Yến cũng uốn vần những con chữ với đàn con… Lớp học sau lũ đã được trở lại.
Bản Sắt (xã miền núi Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình) nằm cách trung tâm xã khoảng 10 km theo đường chim bay.
Trong cơn lũ cuối tháng 10, cả bản Sắt ngập chìm trong biển nước.
Điểm trường bản Sắt xã Trường Sơn những ngày tháng 10-11 mưa lũ dữ dội chia cắt nhiều khu vực, mưa lớn khiến khiến đường vào bản bị hư hại nặng nề.
Quả đồi nằm sau bản Sắt có nguy cơ sát lở nghiêm trọng, khiến hàng chục hộ dân cùng điểm trường bản Sắt, vốn được đầu tư, xây dựng khang trang phải di dời sang khu vực đồi đối diện bản, dựng tạm lán trại để tạm sinh sống và học tập.
Chúng tôi đến với bản Sắt qua con đường đầy sình lầy, nát bươm vì cơn lũ cuối tháng 10.
Những ngày ở gian khó vì lũ dữ ở bản Sắt đã qua đi nhưng vẫn còn những nỗi lo.
Sau những gượng ghịu ban đầu, cô giáo của lớp học tạm cũng đã mở lòng hơn với chúng tôi.
Chia sẻ về lớp học, cô Nguyễn Thị Yến cho biết, đây là lớp học tạm được bà con, bộ đội biên phòng chung tay dựng lên sau lũ.
Con đường gian khổ mỗi lần về nhà và đến trường của cô Yến.
Lớp học mới đang hoàn thiện, nên cô trò đành học trong lớp tạm.
Được biết, cô giáo Yến vốn người Hà Tĩnh, bén duyên với chàng trai đất Quảng Bình rồi hai vợ chồng đưa nhau về miền núi Trường Sơn cùng nhau gieo chữ nơi đại ngàn còn thiếu thốn này.
Video đang HOT
Cô Yến cho biết, 9 năm “gieo chữ” ở núi rừng Trường Sơn này chưa năm nào cô gặp cơn lũ đáng sợ đến thế.
Thời gian đầu cô Yến được phân công dạy học tại điểm trường bản Khe Cát gần nhà, gần đường lớn và trung tâm xã.
Nhưng vào giữa năm 2020 thầy Dũng giáo viên dạy ở bản Sắt nhận nhiệm vụ ở một trường khác trong huyện, điểm trường bản Sắt thiếu giáo viên, cô Yến đã xung phong, tình nguyện vào điểm trường ở bản Sắt, vốn xa nhà hơn so với trường cũ, điều kiện đi lại cũng khó khăn hơn, để mang cái chữ cho các em nhỏ nơi đây.
Khó khăn là vậy, nhưng cô Yến vẫn quyết tâm bám lớp, bám bản.
Lớp học ở bản Sắt.
Theo ông Hiếu một người dân trong bản cho hay, mặc dù đường đi vào bản rất khó khăn, đường nhiều dốc, bùn lầy trơn trượt, đi bộ phải mất 1h30p mới tới, đi được xe máy, nhưng phải là những thanh niên trai bản có sức khỏe, biết đường mới đi được.
Khó khăn là vậy, nhưng cô Yến vẫn không quản ngại gian khó bằng cách này hay các khác vẫn tiếp tục vào bản để dạy cái chữ cho con em nơi đây, ông cho biết thêm từ khi cô Yến vào đây dạy thì một tuần chỉ 1 đến 2 lần cô về thăm gia đình, còn gần như cô dành hết thời gian để dạy học cho các cháu nơi đây.
Hiện nay, Nhờ sự giúp đỡ của lực lượng Bộ đội Biên phòng cũng như chính quyền xã, một lớp học tạm đã được dựng lên tại khu vực các hộ dân bản Sắt đang tránh trú sạt lở.
Vì là lán tạm được dựng bằng một khung sắt, dưới sàn được trải bằng những tấm ván để kê bàn học, mái được căng bằng bạt, nên trời nắng thì rất nóng, có cảm giác một lò hấp, mưa lớn thì bị tạt và dột, 15 em học sinh ở đây là các em từ lớp 1 đến lớp 3, có độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi, còn nhỏ, còn yếu nên về lâu về dài rất ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cô và trò.
Cô trò ở Bản Sắt.
Nên mong muốn của cô Yến bây giờ là mong các cấp chính quyền quan tâm làm sao sớm có lớp học kiên cố để các em và có điều kiện học tập.
Ngoài ra lũ lụt đã khiến điểm trường nơi đây bị ngập, đồ dùng học tập bị hư hại gần hết; hiện nay, được sự ủng hộ của các đoàn từ thiện, điểm trường đã có bàn ghế, sách, vở, bút, bảng đã gần đủ, nhưng bộ sách giáo khoa lớp 1 đang thiếu nên việc dạy học cho học sinh lớp 1 gặp nhiều hạn chế.
Trong thời gian sắp tới, cô Yến cùng các học sinh ở đây mong muốn nhận đước sự quan tâm của các đoàn thể và các đoàn tình nguyện để học sinh nơi đây có đủ đồ dùng, sách, vở để học tập.
Bản Sắt, Xã Trường Sơn, người dân ở đây chủ yếu là đồng báo người Vân Kiều, nhận thức về việc học của một bộ phận người dân và học sinh còn kém, vì thế đến mỗi buổi học thường thì không đủ học sinh.
Cô Yến cho hay: “Các em đôi khi còn mải chơi không đi học, gia đình ít nhắc nhở nên cô phải đến tận nhà, tìm các em và đưa các em đến lớp”.
Chính vì nghỉ học dài ngày do lũ lụt nên cô Yến phải tận dụng học thêm vào buổi tối để phụ đạo cho các em còn yếu, ngoài ra còn phải dạy cả thứ 7, Chủ nhật để kịp chương trình học.
Tại điểm trường bản Sắt, hiện nay, bản chỉ có 01 lớp cho các em học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3, lớp mầm non hiện chưa có lớp để học, nên ngoại việc dạy học cho các cháu tiểu học, thời gian rảnh cô còn giúp dân làng trông các em nhỏ mầm non khi người nhà của các em có việc đi vắng.
Được biết cô Yến còn 2 con nhỏ, gia đình còn khó khăn ở bản Cổ Tràng nhưng cô vẫn phải đi dạy học xa nhà.
Xa nhà, xa con niềm vui của cô Yến mỗi ngày là thấy học trò lên “lớp” đủ.
“Trong điều kiện dạy học xa nhà, xa con đôi khi tôi không khỏi chạnh lòng, vì không có điều kiện gần con, chăm sóc con đôi khi nghĩ mà buồn.
Nhưng nhìn khi thấy những đứa trẻ ở đây được học cái chữ, nên người nổi buồn của tôi cũng được vơi bớt phần nào”, cô Yến tâm sự.
Cô giáo Từ Thị Hà – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trường Sơn cho biết cô Nguyễn Thị Yến là một cô giáo nhiệt tình, tận tâm, hoàn thành tốt các công việc được giao, là một đảng viên gương mẫu, hoạt động tích cực với các phong trào của nhà trường và là một tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện học tập làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh của trường.
Trong thời điểm, người dân miền Trung đang trong quá trình khắc phục những hậu quả do đợt lũ lụt, mưa bảo liên tiếp vừa xảy ra vừa qua, thì sự tận hiến của những cô giáo vùng cao như cô Yến thật đáng trân trong biết bao.
Chùm ảnh: Gian nan lớp học dựng bằng lán tạm sau lũ giữa rừng Trường Sơn
Điểm trường bản Sắt (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở đất, cô trò tại điểm trường này đang phải dựng lán giữa rừng làm lớp học tạm, với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.
Bản Sắt thuộc xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Trận lũ vừa qua đã khiến bản này ngập sâu trong nước suốt 2 tuần liền.
Khi lũ bắt đầu rút, khu vực núi gần bản lại xuất hiện nhiều điểm sạt lở nguy hiểm. Trước tình trạng này, 34 hộ dân của bản Sắt đã được di dời sang khu vực đồi đối diện bản để đảm bảo an toàn.
Mưa lũ và sạt lở đất cũng đã gây thiệt hại cơ sở vật chất tại điểm trường của Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú tiểu học Trường Sơn và khiến học sinh tại bản Sắt cũng như nhiều điểm trường khác bị chậm chương trình suốt 3 tuần.
Nhờ sự giúp đỡ của lực lượng bộ đội biên phòng cũng như chính quyền xã, một lớp học tạm đã được dựng lên tại khu vực các hộ dân bản Sắt đang tránh trú sạt lở.
Lớp học này gồm 15 em thuộc các lớp 1, 2 và 3. Riêng học sinh lớp 4 và 5 đã được đưa về học tập và ở lại tại điểm trường trung tâm.
Khó khăn chồng chất khó khăn, việc dạy và học ở bản Sắt trong lúc này lại đè nặng lên đôi vai của những thầy cô giáo cắm bản. Họ đang nỗ lực gấp rút thời gian cả ngày lẫn đêm để dạy bù kiến thức cho các em bởi những gián đoạn trong gần 1 tháng mưa lũ vừa qua, dành hết quỹ thời gian để các em được tìm thấy niềm vui trong chính lớp học tạm thời này.
Cô giáo Nguyễn Thị Yến, giáo viên cắm bản tại bản Sắt, thuộc Trường PTDT bán trú tiểu học Trường Sơn rất mong nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm để việc dạy và học bớt khó khăn.
Lớp học tạm thiếu thốn, mưa tạt, gió lùa, thế nhưng cô và trò điểm trường tiểu học bản Sắt vẫn đang ngày ngày nỗ lực, cố gắng vượt khó để theo đuổi con chữ.
Giữa những vất vả, hiểm nguy của thiên tai, tiếng cười, tiếng hát của cô trò vùng cao vẫn rộn ràng bên lớp học tạm giữa núi rừng Trường Sơn.
Chuyện "gieo chữ" bên sườn núi Pu Si Lung Bên sườn núi Pu Si Lung, các thầy, cô giáo điểm trường tiểu học Khoang Thèn vẫn hàng ngày miệt mài bám bản, bám lớp, "gieo" từng con chữ cho con em đồng bào địa phương. Giờ tập đọc của lớp 2, điểm trường tiểu học Khoang Thèn, xã biên giới Pa Vệ Sủ (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), tiếng đánh vần...