“Lớp học thời chiến”, nội dung cần nghiên cứu, phát triển
Tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh năm 2019, với một số nội dung mới. Trong đó, nội dung “Tổ chức lớp học thời chiến” là một điểm nhấn, được nhiều người quan tâm.
Sở Y tế, Ban Nội chính Tỉnh ủy và Tỉnh đoàn Quảng Bình là 3 đơn vị được lựa chọn đưa vào diễn tập thực nghiệm. Chúng tôi có mặt từ đầu theo dõi cuộc họp của Đảng ủy Sở Y tế ra nghị quyết lãnh đạo cơ quan chuyển vào thời chiến và nhận thấy: Từ công tác tổ chức, điều hành đến các ý kiến phát biểu, nội dung kết luận của đồng chí chủ trì đều sát với nhiệm vụ, yêu cầu của từng bộ phận cũng như nhiệm vụ chung của sở khi bước vào thời chiến. Theo Đại tá Nguyễn Thanh Bình, Chủ nhiệm Quân y Quân khu 4, đại diện cơ quan đạo diễn đã theo dõi từ đầu về công tác chuẩn bị và thực hành diễn tập của Sở Y tế: Quá trình diễn tập của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, cơ quan chuyên môn Quân khu 4 chỉ gợi ý một số nét cơ bản, cũng như yêu cầu cần đạt được của cuộc diễn tập. Nhưng bằng sự nỗ lực của tập thể Đảng ủy, trên từng nhiệm vụ, từng vai, các đồng chí ở Sở Y tế đã hiểu được bản chất, từng phần việc cần làm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Quang cảnh một buổi học của lớp học thời chiến trong diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Bình.
Đối với nội dung “Tổ chức tiếp nhận học sinh và tổ chức lớp học thời chiến”, TP Đồng Hới là đơn vị được lựa chọn diễn tập thực binh. Mặc dù khó khăn về địa hình nhưng các lực lượng đã tìm được địa bàn rất phù hợp để làm “căn cứ hậu phương tổ chức lớp học thời chiến”. Khu vực diễn tập được bố trí gọn nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, chiến thuật và đầy đủ các thành phần tham gia, như: Khu vực tiếp nhận gồm có vọng gác của dân quân, vị trí nghỉ ngơi chờ đón tiếp; khu vực tổ chức lớp học gồm nhà làm việc của ban giám hiệu, nhà các lớp học, ở từng nhà có các hầm trú ẩn cho tổ và cá nhân, hệ thống giao thông hào nối liền giữa các lớp với hầm trú ẩn… Mỗi lớp học được xây dựng theo kiểu bán âm, sâu 1m và đắp bờ lũy xung quanh cao 0,8m, được ngụy trang theo từng địa hình. Bên trong mỗi phòng có bàn học sinh, bàn giáo viên, bảng viết, móc treo mũ rơm, tủ thư viện thu nhỏ, tủ thuốc và túi y tế…
Bà Trần Thị Sáu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Đồng Hới cho biết: “Các nội dung, công việc trong diễn tập “Tổ chức tiếp nhận học sinh và tổ chức lớp học thời chiến” là từ sự tổng kết của địa phương qua hai cuộc chiến tranh, song diễn tập lần này có sự hệ thống, khoa học và chuẩn bị chu đáo, qua đó giúp cho ngành giáo dục cũng như nhân dân có nhận thức và kỹ năng xử lý khi có tình huống xảy ra”.
Thực tế chúng tôi quan sát từ phương pháp tổ chức, các nội dung tập, các vai diễn đến từng tình huống… đều rất sát thực tế địa phương và yêu cầu khắc nghiệt của chiến tranh. Ví như tình huống tâm lý của các em khi phải xa gia đình vào khu vực sơ tán; tình huống địch đánh vào khu vực sơ tán; tình huống các em học sinh bị thương, bị tai nạn… Câu chuyện tình thương yêu của người dân vùng sơ tán với các em học sinh; công tác bảo đảm đời sống sinh hoạt cho nhân dân và học sinh vùng sơ tán… đều được xử lý rất khoa học, phù hợp với thực tế của chiến tranh và truyền thống của dân tộc cũng như địa phương.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Sáu, Trưởng phòng GD&ĐT TP Đồng Hới chia sẻ: “Để đạt được kết quả đó, ngoài sự chỉ đạo của cấp trên, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, từ công tác chuẩn bị đến luyện tập, phòng đã chỉ đạo các trường tuyên truyền, quán triệt trong đội ngũ giáo viên, học sinh về nhiệm vụ diễn tập, coi đây là nhiệm vị chính trị trọng tâm trong năm mà tỉnh và thành phố giao cho. Trên cơ sở chương trình tổng thể, phòng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, từng cá nhân; tổ chức luyện tập nghiêm túc với tinh thần, trách nhiệm và quyết tâm cao nhất. Qua đợt diễn tập, Phòng GD&ĐT thành phố rút ra được bài học bổ ích trong công tác phòng không nhân dân, từ đó giáo dục cho học sinh kỹ năng cơ bản về cách phòng tránh bom đạn khi có chiến tranh xảy ra nhằm hạn chế tối đa tổn thất. Qua thực hành diễn tập cũng giúp giáo viên, cán bộ quản lý các cấp kinh nghiệm, bài học trong tổ chức sơ tán học sinh, tổ chức dạy học trong thời chiến vừa bảo đảm an toàn, vừa bảo đảm chất lượng giáo dục theo yêu cầu đề ra”.
Theo dõi, chỉ đạo cuộc diễn tập KVPT tỉnh Quảng Bình năm 2019, Đại tá Nguyễn Phương Hòa, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 4, nhận xét: “Quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức chuẩn bị đến thực hành diễn tập, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã chủ động làm việc với Thường vụ Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 4 để thống nhất nội dung, thời gian và các mặt bảo đảm cho cuộc diễn tập. Xác định nội dung trọng tâm về phần cơ chế; phần thực binh chú trọng một số nội dung, như: Tổ chức lớp học thời chiến, diễn tập thực nghiệm, huy động nhân lực tàu thuyền… Đặc biệt, nội dung “Tổ chức lớp học thời chiến” rất sinh động và thiết thực, cần các ngành, các cấp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình, phương thức vận hành của hình thức này, tiến tới xây dựng mô hình tổ chức “Trường học thời chiến” đối với tất cả cấp học, từ tiểu học đến đại học”.
Bài và ảnh: LÊ ANH TẦN
Theo QĐND
Quảng Bình: Ngư dân hối hả thuê máy cẩu đưa tàu thuyền đánh cá lên bờ tránh bão
Nhiều ngư dân ven biển Quảng Bình đang chạy đua với thời gian để đưa tàu thuyền vè nơi neo đậu, tránh trú an toàn. Thậm chí, nhiều hộ dân còn phải gấp rút chằng néo nhà cửa để phòng gió bão Podul.
Bão số 4 (có tên gọi Podul), dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Bình vào chiều ngày 30/8. Do đó, từ tối qua 28/8, các ngư dân ven biển của tỉnh Quảng Bình đang rốt ráo di chuyển tàu đánh cá xa bờ đến nơi an toàn.
Ngư dân dùng cẩu đưa thuyền lên bờ tránh trú bão.
Trưa ngày 29/8, thời tiết tại tỉnh Quảng Bình lúc này đang mưa vừa, trên các con đường nội thành Đồng Hới, người dân đang tích cực phát quang cây cối để chuẩn bị đón bão vào.
Tàu thuyền nhỏ của ngư dân được đưa lên bờ tránh trú bão.
Tại cửa biển Nhật Lệ, các ngư dân đang khẩn trương đưa tàu, thuyền vào nơi neo đậu an toàn. Nhiều xe cẩu đã được huy động đến khu vực gần cửa biển, để cẩu thuyền lên bờ.
Tàu cá ngư dân vào neo đậu tại Chợ Gộ, Vĩnh Tuy (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình).
Ngư dân Hoàng Quang Tình ở xã Bảo Ninh cho biết "Nghe tin bão sắp vào nên tôi đã cho tàu về sớm để tránh trú ở Khu neo đậu Vĩnh Tuy để né bão, tránh bị thiệt hại do bão gây ra".
Người dân xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới) đang đưa các bao cát lên chằng mái nhà chống bão.
Bà Nguyễn Thị Tần (trú tại thôn Mỹ Cảnh, xã Bão Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ: "Các ngư dân có thuyền đậu ở cửa biển Nhật Lệ đang thuê xe cẩu để cẩu lên bờ, tôi cũng vừa ra giúp con trai thu dọn cá, các ngư cụ trên thuyền về nhà".
Thanh Hà
Theo Infornet
Một tàu cá phát tín hiệu cầu cứu gần tâm bão số 4 Tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Quảng Bình, sáng nay 29/8, các đơn vị chức năng của tỉnh này nhận được tín hiệu cầu cứu của một tàu cá của địa phương đang gặp nạn trên biển. Theo đó, vào lúc 9 giờ 30 phút sang nay, Chi cục Thủy sản Quảng Bình nhận...