Lớp học sân chùa của học sinh đồng bào Raglai
Từ lâu nay, chùa Long Cát, thôn Hiệp Kiết, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, không chỉ là nơi tu học, địa chỉ cứu đói của đồng bào Raglai, mà còn là nơi để hơn một trăm em học sinh nghèo hiếu học đến để nuôi con chữ mỗi khi chiều về.
Ni sư Thích nữ Đức Thịnh, Trưởng ban Thông tin – Truyền thông tỉnh Ninh Thuận, Phó ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Thuận Bắc, trụ trì chùa Long Cát đã mở lớp học tình thương được ngót 22 năm. Ở vùng đất này, những phụ huynh đồng bào Raglai đưa con đến lớp học tình thương đều có hoàn cảnh khó khăn, cái ăn phải chạy bữa hàng ngày, cái mặc cũng không đủ ấm. Thế nên, với họ, con cái được học chữ miễn phí là điều may mắn.
“Con học lớp 1, mình chở con đi học để con biết chữ. Biết chữ thì sẽ không bị ăn hiếp. Mình vui lắm chớ vì con nó có chỗ học, chớ mình học lớp 3 là nghỉ rồi, đâu biết gì mà dạy cho con”, chị Chamaleá Thị Triệu, 23 tuổi, có con học ở lớp tình thương chùa Long Cát cho biết.
Vì để con biết chữ mà ngày nào chị cũng làm rẫy về sớm, để chở con đến lớp học tình thương. “Đói bụng một bữa, hai bữa không chết. Chứ đói chữ là khổ, là chết thiệt luôn đấy chứ. Vì mình khổ quá rồi mình biết”, chị Triệu nói.
Chamaleá Thị Hoàng Linh, học lớp 4B Trường Tiểu học Công Hải bộc bạch: “Học ở chùa rất vui, có thầy (Ni sư), có cô giáo và các bạn. Ở nhà không ai biết chữ để dạy cho con hết”. Cùng đến chùa học chữ, Eaxích Thị Luyến, lớp 4 nói rằng: “Con thấy các bạn đi học, con cũng xin ba mẹ cho đi học. Có chữ không bị cười, đến chùa có cơm ăn không đói bụng, có người chơi cùng nữa”.
Từ ngày mở lớp, các em chưa bao giờ gián đoạn ngày học nào theo lịch báo giảng. Lớp dù chỉ có một, hay hai em đến học, giáo viên vẫn dạy. “Không để các em đến lớp rồi đi về chỉ vì lớp vắng bạn. Mình muốn tạo sự nề nếp và nguyên tắc cho các em, để các em hiểu lớp học này vì các em mà lập ra, để nuôi con chữ”, Ni sư Đức Thịnh cho biết.
Điều đặc biệt, ở lớp học dưới sân chùa này, ngoài học chữ, các em còn được học những bài học về câu chuyện tình người. Một tháng, để duy trì lớp học tình thương cho các em học từ lớp 1 cho đến lớp 5 xuyên suốt như thế này, ngoài tiền hỗ trợ xăng xe cho giáo viên 5 triệu đồng mỗi tháng, chùa còn phải chi thêm nhiều khoản khác.
Lớp học tình thương chùa Long Cát
Video đang HOT
Ở lớp học tình thương này, các em được lo từ quyển vở, quyển sách, cây bút, chiếc áo trắng, đến chuyện cái ăn ấm bụng trước khi vào lớp. Cây bút hết mực, các em cầm vào thưa sư để được đổi cây bút mới; quyển tập vừa hết trang, các em chạy vào phòng Ni sư gõ cửa xin quyển tập trắng mới. “Chỉ sợ một ngày nào đó không có sức để duy trì lớp học cho các em, ngoài ra khó khăn gì cũng không ngại”, Ni sư Đức Thịnh nói.
Thầy Nguyễn Văn Hiển, giáo viên Trường Tiểu học Công Hải, người đã gắn bó lớp học từ năm 2010, lúc thầy mới ra trường, chia sẻ: “Vì thương Ni sư và thương nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn, không đi học ở trường được, phải đi chăn bò, làm thuê lại rất thích học. Khi Ni sư mở lớp dạy ban đêm, mình muốn góp một phần trách nhiệm cho quê hương mình, muốn dạy cho các em biết chữ để các em có cuộc sống tốt hơn”. Đồng hành xuyên suốt với lớp học tình thương, dạy xong ở trường chính quy, chiều thầy ráng thêm hai tiếng đến đây dạy cho các em, dù trời mưa cũng không nghỉ, dù đôi khi dạy cả ngày ở trường đã rất mệt.
“Tôi quý Ni sư ở tấm lòng, luôn dốc hết sức cho các em nên luôn dành thời gian đồng hành. Có nhiều em vì hoàn cảnh khó khăn, ban ngày phải đi chăn bò, không học ở trường. Ni sư đem các em về lớp tình thương học vào buổi chiều tối, chăm các em đầy đủ, cho sách vở, mua quần áo, tặng quà khích lệ, động viên nên các em hứng thú đi học. Nhờ vậy các em mới biết chữ, đời các em mới bớt khổ đi rất nhiều”, cô Lê Thị Kim Phương, giáo viên Trường Tiểu học Công Hải, người đã gắn bó với lớp hơn 20 năm qua tâm sự.
Học trò góp củi đến chùa nuôi con chữ
Ni sư Thích nữ Đức Thịnh thương các em học sinh thế nào thì các em và phụ huynh đồng bào cũng thương Ni sư như vậy. Nhà có trái bầu, trái bí, trái ngô hay rau rừng, phụ huynh cũng chở đến chùa cúng dường. Bên hông chùa là vại củi, từng bó chất chồng lên nhau. Mỗi bó củi là của một em học sinh mang đến để nhà chùa nấu cơm cho ăn. Cô Pi Năng Thị Lanh, thôn Ba Hồ, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, 56 tuổi công quả ở chùa, nấu cơm cho các em bộc bạch: “Ít khi chùa nấu ga, nấu củi để đỡ tốn tiền. Nấu củi cực nhiều nhưng phải tiết kiệm chứ biết làm sao”.
Các em được ăn cơm trước khi vào lớp
“Thương đông bào dân tộc, trong lúc mình mới về chùa, gạo thóc khó khăn, chùa trồng ngô để ăn. Mình nói họ mai nhổ cỏ ngô, bà con mình ai rảnh xin xuống phụ. Hôm sau, sáng sớm có hơn 40 người đã tới làm nhưng trả tiền không ai chịu lấy. Họ kêu nhà chùa làm gì có tiền, sư làm gì có tiền. Sự chân chất làm mình quý nên muốn làm nhiều hơn cho đồng bào”, Ni sư Đức Thịnh bộc bạch về lý do dành nhiều tình cảm cho đồng bào nơi đây.
Ni sư kể lúc được bổ nhiệm về Thuận Bắc, Phật tử thân thiết ở TP.HCM và TP.Phan Rang – Tháp Chàm đã khóc rất nhiều vì khi đó, vùng đất này còn rất nhiều khó khăn. Nhưng Ni sư đã nghĩ Phật bổ nhiệm nơi đâu thì làm Phật sự nơi đó, không có gì phải buồn hay nản, nên bước qua được mỗi khi có thử thách, làm được nhiều việc cho người đồng bào. Tối Chủ nhật nào, tại chùa Long Cát cũng có 40 đến 50 người đồng bào đến chùa tu học, niệm Phật và phát tâm cố gắng làm tốt năm giới đã quy y Tam bảo.
“Người đồng bào họ cũng muốn tu nhưng họ không biết tiếng Việt, không tụng kinh được. Nhưng họ niệm Phật tốt nên ngày Chủ nhật, mình không tụng kinh mà niệm Phật, để Phật tử đồng bào tham gia được”, Ni sư cho biết.
Vượt qua trầm cảm học đường: Cần tạo ra kháng thể cho trẻ
Nhiều chuyên gia cho rằng, giáo dục gia đình rất quan trọng trong việc giảm trầm cảm ở học sinh. Cần tổ chức những lớp học bắt buộc cho cha mẹ học sinh về kỹ năng làm cha mẹ, cách nuôi dạy con ở từng cấp học.
Theo chuyên gia, cần tạo ra kháng thể cho trẻ vượt qua các áp lực dẫn đến trầm cảm. Ảnh minh họa
"Nó giả vờ đấy"
Cô Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cho rằng, trong mùa dịch, học sinh bị "nhốt" trong nhà học online một thời gian rất dài. Các em bị giảm tương tác với mọi người xung quanh, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng đảo lộn.
Tại Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, kể từ năm 2020 trở lại đây, khi dịch Covid-19 bùng phát, ngoài những lo ngại về chất lượng dạy và học online, thì điều nhà trường trăn trở hơn nữa là chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh. Theo đó, trường tạo ra các "vitamin hạnh phúc" để giáo viên trao cho học sinh và học sinh tặng cho thầy cô, những bạn bè xung quanh.
Bên cạnh đó, các em còn gửi "vitamin hạnh phúc" đến cho các y, bác sĩ chống dịch, đến bố mẹ, người thân bằng những bức thư tay, những món quà nhỏ tự làm. Thậm chí, trường còn tạo ra một cuộc thi đua để nhân lên những niềm vui, cùng lan tỏa chia sẻ cho nhau.
Để giảm áp lực cho học sinh trong mùa dịch, nhà trường cũng thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá, giảm tải kiến thức khi học trực tuyến. "Sau khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, chúng tôi thấy rõ những ảnh hưởng của dịch bệnh. Giáo viên khi quay lại trường không còn chuyên nghiệp như trước, trí nhớ giảm sút, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mệt mỏi, học sinh cũng vậy.
Chúng tôi đã tổ chức các cuộc họp tại trường, nói một cách nhẹ nhàng thì thầy cô "choáng", còn nặng hơn là "sốc" với kết quả học tập của học sinh sau 2 năm Covid-19. Dù đã giảm bớt các yêu cầu trong bài kiểm tra, nhưng kết quả học tập của các em không còn tốt như thời điểm chưa có dịch và được học trực tiếp", cô Thu Anh nói.
"Chúng tôi nói rằng, kết quả học tập của học sinh và cộng hưởng kết quả dạy của giáo viên và việc học của các em, là sự hỗ trợ của gia đình. Như vậy, nếu học sinh học chưa tốt thì trước tiên giáo viên, gia đình phải viết bản kiểm điểm trước khi bắt các em làm điều đó", cô Thu Anh nói.
Cũng theo Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp đề xuất phương án hỗ trợ học sinh. Trong đó có các giải pháp đã và đang được đưa vào áp dụng như cử học sinh tốt hơn hỗ trợ những bạn học kém hơn. Cùng với đó là giáo viên kèm riêng cho những học sinh kém hay phối hợp giữa gia đình và nhà trường ra sao. Song bên cạnh đó cũng có những ý kiến đề xuất yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm và bản cam kết nếu đạt kết quả kém.
Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm, cần tăng cường tính chịu trách nhiệm với mỗi thành viên của trường. Người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe thể chất, song lại chưa thực sự chú trọng đến sức khỏe tinh thần.
Cô Thu Anh dẫn chứng một trường hợp cụ thể về học sinh khi được bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị về tâm lý. Nhưng chính bố của em đó lại cho rằng con đang giả vờ, bởi vì "nó vẫn ăn hai bát cơm, nó vẫn xem phim hàng tiếng, nhưng chỉ khi học mới kêu mệt".
Cần tạo ra kháng thể
Xã hội càng phát triển càng tạo ra nhiều mâu thuẫn xung đột, vấn đề là từ bé cần phải tạo ra kháng thể, phải phát huy được năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người mới giúp học sinh thích ứng vượt qua. Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng, cần làm sao để phát triển con người.
Theo ông Lâm, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thay đổi khá nhiều, phát triển phẩm chất năng lực, giảm đi lý thuyết hàn lâm và đưa thực hành vào cuộc sống. Nhưng liệu đã tôn trọng phát triển trẻ em từng lứa tuổi? Nhiều giai đoạn, chúng ta tập trung cho THPT, đại học. Đây là điều cần thiết cho phát triển nguồn nhân lực, nhưng những lứa tuổi dưới lại là nền tảng cần phải làm thật tốt, thật vững chắc.
Theo thầy Tùng Lâm, hiện nay, nhắc đến giáo dục, chúng ta thường nghĩ tới giáo dục nhà trường mà chưa chú ý tới giáo dục gia đình. Đây là vấn đề cần tập trung, coi đó là thước đo phát triển xã hội mới giải quyết được nạn bạo lực trong gia đình.
Ông đề nghị Bộ GD&ĐT cùng các ban, ngành phải có chương trình cho việc huấn luyện cha mẹ học sinh theo từng lứa tuổi. Thay vì việc họp phụ huynh là phổ biến với nộp tiền.
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, vấn đề giáo dục trong gia đình cần được đề cao. Chúng ta cần tổ chức những lớp học bắt buộc cho cha mẹ học sinh về kỹ năng làm cha mẹ, cách nuôi dạy con trong từng cấp học để giúp cha mẹ có thể nắm bắt được dấu hiệu tâm thần của con ngay từ đầu, kể cả cấp học mầm non.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, xã hội càng phát triển thì sẽ càng xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột. Đó là quy luật tất yếu. Cha mẹ không hoàn toàn gây áp lực cho các em. Bởi trong một thế giới phát triển không ngừng, ai cũng tự phải trải qua những áp lực trong học tập để phát triển.
Nếu chúng ta không tạo cho trẻ khả năng thích ứng, khả năng giải quyết thì làm sao trẻ em trưởng thành, đáp ứng được với yêu cầu của xã hội, làm sao thích ứng và vượt qua được những áp lực khác sau này. Chúng ta không thể đổ lỗi cho áp lực, chỉ cần nó đừng vượt quá giới hạn cho phép.
"Chúng ta cũng cần tập trung đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên. Điều băn khoăn hiện nay rất nhiều, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ bàn bạc chứ chưa có cách giải quyết. Hiện nay, cán bộ tham vấn tâm lý học đường tại các trường từ mầm non đến THPT có vai trò rất quan trọng nhưng chúng ta vẫn chưa có biên chế cho đội ngũ này. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ cần phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Quốc hội cũng cần sớm có kiến nghị để giải quyết bất cập này", TS Nguyễn Tùng Lâm nói.
Tặng quà học sinh lớp học tình thương Ngày 2-3, Đoàn thiện nguyện An Gia Phát, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Lức, BĐBP Long An tổ chức thăm, tặng quà các em học sinh lớp học tình thương do Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Lức phụ trách. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa...