Lớp học Ngoại ngữ trong… chùa
Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Quang Trung (quận Gò Vấp, TPHCM), chùa Lá ngày ngày vang lên tiếng đọc bài của học viên các lớp học ngoại ngữ miễn phí được tổ chức tại chùa. Đã ba năm qua, âm thanh quen thuộc ấy đã trở nên quen thuộc với người dân sống quanh đây.
Năm 2009 các sư thầy chùa Lá dành một phần đất của chùa để xây dựng lớp học ngoại ngữ miễn phí cho sinh viên nghèo. Ban đầu trung tâm chỉ có một lớp dạy tiếng Anh với 30 học viên. Sau một thời gian hoạt động, đến nay trung tâm có tới 22 lớp dạy tiếng Anh, Hoa, Nhật, Pháp, Đức với hơn 700 học viên và con số ấy không ngừng tăng lên mỗi ngày.
Về mục đích xây dựng các lớp học ngoại ngữ miễn phí, thầy Thích Nhuận Tâm, trụ trì chùa Lá nói: “Tôi muốn đóng góp cho đất nước, cho xã hội ngày một đi lên. Các em sinh viên bây giờ ở tỉnh đi lên để học hỏi, đang khó khăn về mặt kinh tế nên tôi mở ra lớp học này để giúp đỡ các em, để các em được học ngoại ngữ chu đáo, tự tin trên con đường hội nhập quốc tế”.
Học viên ở đây phần lớn là các sinh viên nghèo từ các tình lên thành phố trọ học. Nhiều bạn phài đi làm thêm để có tiền trang trải ăn học, nhưng để theo học được ở các trung tâm ngoại ngữ là không thể.
Từ ngày lớp học trong chùa được mở ra, nhiều sinh viên đã chuyển về thuê nhà ở gần chùa để có thể tham gia lớp học miễn phí. Nhiều sinh viên ở quận 9, Thủ Đức hàng ngày cũng đi xe buýt về học.
Chùa có mặt bằng khá khiêm tốn nên diện tích dành cho lớp học cũng không nhiều, chỉ khoảng 30 m2, khi học viên đăng kí quá nhiều nhà chùa phải chia ra thành nhiều ca trong ngày để dạy. Thương học viên không có chỗ học, sư thầy trụ trì đã dọn vào ở tạm trong một căn phòng nhỏ phía sau chánh điện, nhường phòng ngủ của mình làm nơi học tập cho học viên. Hiện tại trung tâm có 2 phòng học hoạt động liên tục từ 7h30″ tới 22h hàng ngày.
Lớp học ngoại ngữ trong chùa Lá. (Ảnh Nguyễn Hằng)
Vào những ngày cuối tuần, các lớp học luôn trong tình trạng quá tải, có học viên kê ghế ngồi ở trước sân để học.
Video đang HOT
Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập đều do các thầy tự sắm dần. Các thầy xin bàn ghế dư thừa hoặc bàn ghế cũ hư hỏng từ các trường học rồi sửa lại cho học viên.
Tuy không thu phí của học viên nhưng mỗi tháng chùa phải trả cho các giảng viên từ 35- 40 triệu đồng. Số tiền ấy không nhiều so với thu nhập của hơn 10 giảng viên, nhưng với một ngôi chùa chỉ có vỏn vẹn 4 vị sư thì con số ấy là rất lớn.
Để cố gắng trả lương cho các giảng viên, các sư thầy phải tự xoay xở bằng cách viết chữ thư pháp, kinh doanh đá phong thủy hoặc trích một phần từ tiền cúng dường của chùa.
Ngoài giờ học thầy trụ trì còn lên lớp nói chuyện với học viên, giúp học viên thư giãn sau những buổi học. Đó là những câu chuyện vui nhưng thấm nhuần triết lý, mang đậm tính nhân văn sâu sắc và là những kinh nghiệm sống quý báu của các sư thầy ở đây.
Trong thời buổi hội nhập quốc tế, ngoại ngữ trở thành một nhu cầu thiết yếu để có thể tìm được một việc làm. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có đủ điều kiện đến trường học ngoại ngữ. Chính vì thế, trung tâm ngoại ngữ miễn phí chùa Lá đã giúp cho sinh viên nghèo nuôi dưỡng ước mơ trên con đường bước vào hội nhập.
Tiếng đọc bài hòa lẫn với tiếng mõ tụng kinh của các sư thầy nơi đây sẽ luôn đọng lại trong trái tim những bạn trẻ hiếu học, tiếp thêm hành trang để vững bước trên con đường đi tới thành công.
Theo Nguyễn Hằng
Tuần Việt Nam
"Nói tiếng Anh đúng kiểu bản ngữ"
"Tôi không nhớ đã bao nhiêu lần SV hỏi tôi làm thế nào để nói tiếng Anh như người bản ngữ. Sau nhiều năm dạy tiếng Anh, tôi có thể đưa ra một số lời khuyên khá đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả"-ông Jim Connolly, GV Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC cho biết.
Bạn có thể thấy một vài điều mới hay một vài điều đã nghe ở đâu đó, nhưng nếu suy nghĩ nghiêm túc và thực hiện đầy đủ, bạn sẽ thấy chúng thực sự có tác dụng đấy.
Trước hết, chúng ta hãy cùng thống nhất cách hiểu nói thế nào được coi là "đúng kiểu bản ngữ". Phát âm đúng từng từ có được coi là "như người bản ngữ chưa"? Điều quan trọng là người học đạt được lối diễn đạt tự nhiên (khác với cách dịch từng từ đơn lẻ để ghép thành câu), nói có trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu, nối âm... Để nói được như vậy, bạn hãy tập luyện có phương pháp và có định hướng. Sao chúng ta không thử bắt đầu với một số mẹo nhỏ sau đây nhỉ?
1. Luyện nói theo câu: Đọc, nghe, nói là những kỹ năng quan trọng nhất khi học ngoại ngữ. Tuy nhiên chỉ có kỹ năng nói đòi hỏi bạn phải trôi chảy, lưu loát. Hãy nghĩ về cách trẻ con tập nói, đến nói lưu loát, rồi mới bắt đầu học đọc và viết. Vì vậy, có lẽ thứ tự để học một ngôn ngữ mới một cách tự nhiên là Nghe, Nói, Đọc, Viết. Hãy nghe và luyện nói theo từng câu ngắn, từ cách nhấn trọng âm, nối âm đến nhịp điệu và ngữ điệu.
2. Tạo ra môi trường Anh ngữ: Có một sự thật hiển nhiên là bất kỳ ai cũng có khả năng nói một ngôn ngữ, là bởi ngôn ngữ đó bao trùm cuộc sống của mỗi người. Tôi đã gặp những học viên chưa bao giờ đặt chân đến một quốc gia nói tiếng Anh nhưng khả năng nói tiếng Anh tốt đến kinh ngạc. Bạn cũng có thể làm được như vậy, nếu bạn tự tạo ra môi trường tiếng Anh thường xuyên hàng ngày cho mình, từ việc xem phim, nghe nhạc, tham giacâu lạc bộ tiếng Anh... Tốc độ học tiếng Anh của bạn sẽ nhanh hơn nhiều.
3. Ngoài ra, đừng quá tập trung vào ngữ pháp: Có bao giờ bạn thấy mình vừa nói ấp úng vừa cố gắng nhớ các qui tắc ngữ pháp không? Để luyện thi, bạn sẽ cần đến ngữ pháp. Nhưng khi luyện nói thì bạn lại phải cần "quên" ngữ pháp đi. Tôi có thể tự tin khuyên bạn điều này, vì tôi là người bản ngữ với cả chục năm kinh nghiệm dạy Anh ngữ, nhưng nhiều sinh viên quốc tế còn hiểu chi tiết ngữ pháp hơn tôi. Nhưng bạn muốn học thuộc lòng định nghĩa về một hình thái từ hay bạn muốn nói tiếng Anh lưu loát?
4. Vì vậy, nguyên tắc quan trọng tiếp theo là hãy học theo cụm từ: Suy nghĩ quá nhiều đến ngữ pháp để tạo thành câu không phải là cách giúp bạn nói tốt, mà hãy học theo cụm từ và câu như cách người bản ngữ diễn đạt sẽ hiệu quả hơn. Tôi biết có những học viên học từ vựng và cố gắng ghép các từ lại với nhau. Điều này khiến tôi kinh ngạc về vốn từ vựng của họ. Nhưng vấn đề ở chỗ cách tạo câu như vậy không đúng lối diễn đạt tự nhiên. Ví dụ nhỏ, bạn có thể ghép từ 2 từ thành "Happy Christmas" dù không sai về ngữ pháp nhưng người bản ngữ không nói như vậy, mà họ nói "Merry Christmas".
5. Chọn tài liệu học phù hợp: thành ngữ tiếng Anh có câu "practice makes perfect" - luyện tập làm nên sự hoàn hảo. Nhưng câu này không hoàn toàn đúng nếu bạn lựa chọn sai tài liệu để học. Nếu bạn không chắc về một tài liệu tiếng Anh có được người bản ngữ sử dụng không, hãy tham khảo ý kiến từ một giáo viên chuyên nghiệp.
6. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy tạo ra niềm vui trong việc học tiếng Anh: vốn dĩ chúng ta luôn ước mơ nhiều và bỏ cuộc cũng nhiều. Vì vậy, nếu việc luyện nói tiếng Anh chỉ là một hoạt động nhàm chán, sớm muộn bạn cũng sẽ tìm ra cớ để trì hoãn hoặc bỏ việc đó đi. Vậy để luyện nói tiếng Anh như một niềm vui, bạn sẽ có động cơ để duy trì việc học. "Niềm vui" có thể là xem một bộ phim hay kênh truyền hình tiếng Anh mà bạn yêu thích, tham gia câu lạc bộ tiếng Anh hay chọn một khóa học phù hợp.
Bài viết được thực hiện với sự giúp đỡ từ ông Jim Connolly, giáo viên đến từ:
Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC
65 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, HN
62 - 62 Trần Thái Tông (Nguyễn Phong Sắc kéo dài), Cầu Giấy, HN
Tel: (04) 3942 6726
Theo dân trí
Bão giá "quật ngã" sinh viên Với sinh viên phải trọ học ở thành phố với đủ thứ chi tiêu thì việc tính toán sao cho cuối tháng không "rỗng túi" quả là một bài toán khó. Giá cả ngày một leo thang đã ảnh hưởng không chỉ với sinh viên nghèo mà các tiểu "đại gia" cũng phải cắt giảm chi tiêu đáng kể. Vật lộn chống bão...