Lớp 6 không biết đọc, cũng phải xem khả năng nhận thức của học sinh

Theo dõi VGT trên

Có ý kiến dư luận cho rằng lỗi của trẻ không đọc thông viết thạo mà vẫn được lên lớp là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp 1. Nói như thế là không đúng.

Thời gian gần đây, báo chí có đưa tin về một số học sinh Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đọc viết khó khăn, có chữ đọc được, chữ không. Có bạn đọc, viết còn sai, không thể đọc liền câu mà phải đán.h vần từng chữ, chính tả viết sai nhiều.

Đáng chú ý, có 2 bạn đã bỏ học vì mặc cảm không theo kịp bài, cũng không biết vì sao mình lại được lên lớp. Theo lời phụ huynh của học sinh này thì thời điểm lớp 1, lớp 2 bạn đó biết mặt chữ, ghép vần được, nhưng sang lớp 3 thì bị chậm lại so với các bạn, con học lớp 4 nhưng đọc viết chưa thạo. Khi biết con được lên lớp 5, vị phụ huynh này đã xin cho con ở lại lớp nhưng không được?

Lớp 6 không biết đọc, cũng phải xem khả năng nhận thức của học sinh - Hình 1

Một đứ.a tr.ẻ đúng độ tuổ.i đang học lớp 6 mà con chưa đọc thông viết thạo thì có thể nói em đó có “bệnh về tiếp thu kiến thức”. Ảnh minh họa: Tùng Dương.

Trước vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với nhà giáo N.K – Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở nội thành Hà Nội, cô N.K chia sẻ: “Tôi không có ý định bàn chuyện ai sai ai đúng ở đây, mà tôi muốn nói về mặt tư duy bình thường của một đứ.a tr.ẻ.

Một đứ.a tr.ẻ đúng độ tuổ.i đang học lớp 6 mà con chưa đọc thông viết thạo thì có thể nói em đó có “bệnh về tiếp thu kiến thức” chứ không phải là bệnh lý về sức khỏe cơ thể.

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và phát hiện ra một số bệnh ở trẻ, trong đó có việc một phần nhỏ bán cầu não không thể thu nạp được lượng kiến thức liên quan đến ngôn ngữ. Còn những phần khác của não vẫn hoàn toàn tiếp nhận bình thường. Thực tế có rất nhiều phụ huynh không “chấp nhận” cụm từ thiểu năng trí tuệ với con mình.

Trẻ nếu mắc bệnh này có mọi biểu hiện như bình thường, ăn nói, đi lại, mọi cử chỉ…nhưng lại không thể nhập được kiến thức liên quan đến ngôn ngữ vào trong đầu. Rất nhiều trường hợp học xong và kiểm tra lại ngay lúc đó hoặc trong thời gian rất ngắn thì được, nhưng sau một thời gian dài hơn thì trẻ không nhớ được những gì đã học.

Khi trẻ đã không nhập được ngôn ngữ, không hiểu được Tiếng Việt thì sẽ không viết được, không đọc được cũng như không học được các môn khác, có nắm được một chút kiến thức thì cũng không biết viết ra thế nào. Thực tế đó là một bệnh nhưng rất nhiều bố mẹ không chịu nghĩ con mình bị mắc bệnh đó.

Ngay trong trường tôi cũng có 2 học sinh như vậy, các cháu phát triển bình thường, biết chọn ăn món ngon, chọn quần áo đẹp, chơi trò chơi điện tử rất giỏi, rất nhớ đường dù mới chỉ được đi qua một lần nhưng lại không thể nhớ được kiến thức đã học, kể cả mặt chữ và phần tập ghép vần. Đó là sự thật.

Trẻ chỉ bị một mảng nhỏ ở não không tiếp thu được ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ không nhập được vào đầu dẫn đến trẻ không thể đọc thông viết thạo, đó là lý do”.

Cô N.K cho biết thông thường về tư duy có thể hiểu như sau: “Với một bài kiểm tra định kỳ hàng ngày của các con và ở đây tôi đang nói đến những con bị bệnh. Các con sẵn sàng đọc một văn bản trước mặt, hỏi thì trẻ cũng trả lời được, cũng gạch được những ý để có thể đạt được 5 điểm.

Và khi những đứ.a tr.ẻ đó đạt được 5 điểm thì giáo viên không thể vì một tờ đơn của phụ huynh lại có thể để em đó bị lưu ban, mà thường theo quy định thì bài kiểm tra kết thúc năm học lại không liên quan đến giáo viên chủ nhiệm.

Hầu hết ở các trường thì bài thi là hiệu trưởng ra đề, giáo viên sẽ đổi từ lớp này sang trông ở lớp khác, tất cả các tệp bài kiểm tra đó sẽ chia cho các giáo viên khác cùng khối chấm điểm. Cô đang chủ nhiệm không được pháp chấm bài của lớp mình dạy.

Vậy nên có ý kiến dư luận cho rằng lỗi của trẻ không đọc thông viết thạo mà vẫn được lên lớp là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp 1. Nói như thế là không đúng.

Hơn nữa khi trẻ con lớn dần lên sẽ có một vấn đề là những em đó có khả năng ứng xử với một số vấn đề rất nhanh, chỉ cần ngồi cạnh một bạn làm được bài và em đó nhìn liếc qua một lần là đã nhớ rồi chép lại vào vở của mình đúng như vậy.

Video đang HOT

Ở lớp bình thường thì giáo viên sẽ có biện pháp cho những em đó ngồi một mình để làm bài xem thực chất ra sao? Nhưng nếu kiểm tra như thế phụ huynh lại có ý kiến: Tại sao cô bắt con tôi ngồi một mình? Như vậy là cô phân biệt đối xử…

Và với những em học sinh “nhanh” như vậy thì việc nhìn và quay cóp sẽ cực kỳ nhanh, hiểu ở góc độ khác thì đó là mặt mạnh của con, mỗi con có một mặt mạnh riêng không giống ai. Đó là thực tế và bản thân tôi đi dạy mấy chục năm nay đã gặp nhiều trường hợp như vậy.

Trường tôi ngay giữa Thủ đô cũng vẫn có học sinh lưu ban, những năm trước chúng tôi cho mấy em lớp 1 thi lại trong dịp hè, có phụ huynh đến trường xin với tôi cho con được lên lớp.

Tôi phân tích để phụ huynh hiểu rằng các bác cứ để cho con mình đuối từ năm này qua năm khác thì con sẽ không thể nào ổn được. Vậy bác hãy nghe tôi cứ để cho con học lại 1 năm, học lại con sẽ vững vàng hơn về kiến thức thì mới có thể học tiếp lớp 2. Như vậy vẫn có con bị lưu ban lớp 1″.

Lớp 6 không biết đọc, cũng phải xem khả năng nhận thức của học sinh - Hình 2

Cô N.K cho biết: “Nếu nói khó khăn thì nhiều ngành nghề chỉ có 12 ngày phép trong cả năm, trong khi giáo viên có hẳn 60 ngày nghỉ hè một năm chưa kể ngày phép, hơn nữa việc bồi dưỡng học sinh trong dịp hè đâu cần thiết phải ngày nào cũng học tập trung, có thể học Online, gửi bài để gia đình hỗ trợ làm. Tôi cho những ý kiến như vậy là ngụy biện”. Ảnh minh họa: Tùng Dương.

Mọi việc làm đều phải theo luật quy định

Cô N.K nói: “Theo luật khi các con thi lên lớp không đạt lần 1 sẽ cho con kiểm tra lại lần 2 và thậm chí lần 3 để gia đình công nhận kết quả đó của con, chứ không phải giáo viên thích là cho các con lưu ban.

Thực tế có con viết chữ nhấp nhô lên cao chèn cả vào dòng chữ trên, nhưng tất cả phần bài viết của con lại không bị sai chữ nào và trong bảng biểu chấm điểm thì trừ 2 điểm cho phần chữ viết, sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm nhưng con không sai mà chỉ viết không đúng quy định, vậy chỉ trừ 2 điểm viết xấu thôi.

Còn nếu phụ huynh em đó hợp tác tự nhận thấy con mình như vậy thì nên đưa con đi chữa bệnh, nhưng đó là với gia đình có điều kiện và thực sự hiểu chuyện. Còn với những gia đình khó khăn kinh tế thì họ lại nghĩ nếu con họ bình thường được thì hãy để cho con họ phát triển, lớn hơn rồi tính sau. Hiện nay chúng ta đang phổ cập giáo dục đến bậc trung học cơ sở.

Tất cả giáo viên, học sinh, gia đình phải kết hợp với nhau và giáo viên cũng không thể tự đẩy bạn đó lên lớp được vì rất nhiều việc liên quan từ trông thi, chấm thi, trông và chấm thi chéo nhau theo quy định rất chặt chẽ.

Thực tế hiện nay một giáo viên lớp khác sang lớp này trông thi, nếu làm “chặt quá” thì học sinh về nhà mách với bố mẹ là hôm nay cô này sang trông thi ghê lắm, quát to làm con sợ nên mất tinh thần không làm được bài thi dẫn tới bị điểm kém. Bố mẹ nghe thấy vậy lại phản ánh đến nhà trường…chúng tôi gặp phải nhiều chuyện trớ trêu như vậy đó.

Còn theo quan điểm của tôi thì em học sinh lớp 6 kia vẫn chưa đọc và viết bình thường được thì chắc chắc chắn có vấn đề về mảng tư duy ngôn ngữ. Học từng đó năm mà vẫn không đọc thông viết thạo là có vấn đề về não bộ, không thể coi đó là trẻ bình thường được”.

Có một số giáo viên cho rằng theo quy định giáo viên phải bổ sung kiến thức cho học sinh chưa hoàn thành vào dịp hè. Khi hết hè phải kiểm tra lại, kiểm tra lần 1 chưa đạt thì tiếp tục kiểm tra lần 2… Dạy cả năm, giáo viên có 2 tháng hè nghỉ phép để nạp năng lượng. Nhiều giáo viên xa quê sẽ về nhà. Thế mà, học sinh yếu lại quy định buộc giáo viên phụ đạo trong hè điều này đã buộc giáo viên không dám cho các em ở lại.

Trước luồng ý kiến này, cô N.K nêu quan điểm: “Đây là quy định mà Bộ đưa ra và đã là quy định thì các trường đều phải theo. Nhưng sự thật là bản thân mình có ở trong ngành giáo dục thì mới hiểu vấn đề là con mình đuối quá nên chậm nhịp lại thêm 1 năm, bồi dưỡng thêm cho con phát triển để giải quyết việc năm nào con cũng bị với theo các bạn. Đó là tư duy của những người hiểu giáo dục.

Nhưng tư duy của phụ huynh không như vậy, họ nuôi thêm con 1 năm là vất vả thêm 1 năm, rồi còn những chuyện xung quanh tác động như con nhà này học dốt nên bị lưu ban, học kém quá mới thế, từng này tuổ.i mà vẫn học lớp 1 à…?

Các thầy cô chia sẻ như vậy thì thật sự cũng thương. Nhưng ngược lại nếu như những giáo viên đó suy ngẫm đứng về phía phụ huynh thì cũng thấy phụ huynh cũng đáng thương lắm chứ, họ cũng khó khăn vất vả lao động chân tay. Nói về nhân văn thì chúng ta không nên chặn hết mọi “nẻo đường” của một đứ.a tr.ẻ có thể sẽ tiến bộ.

Nếu thầy cô nói 2 tháng hè nghỉ phép để nạp năng lượng. Nhiều giáo viên xa quê sẽ về nhà…Đương nhiên thầy cô vất vả nhưng tôi cũng phải nói thẳng các cô đã vào nghề giáo rồi, không yêu trẻ thì đừng có vào nghề. Đã chọn vào nghề rồi phải chấp nhận.

Nếu nói khó khăn thì nhiều ngành nghề chỉ có 12 ngày phép trong cả năm, trong khi giáo viên có hẳn 60 ngày nghỉ hè một năm chưa kể ngày phép, hơn nữa việc bồi dưỡng học sinh trong dịp hè đâu cần thiết phải ngày nào cũng học tập chung, có thể học Online, gửi bài để gia đình hỗ trợ làm. Tôi cho những ý kiến như vậy là ngụy biện”.

Phải xem căn bệnh ngụy thành tích, giả dối,... trong giáo dục là tội ác

Những nhà giáo chân chính, thậm chí phụ huynh học sinh, mong chờ ngành giáo dục cần lấy lại chữ "thật" trong đán.h giá học tập.

Gần đây vụ việc một số học sinh Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) được báo chí phát hiện đọc, viết khó khăn. Có em đọc không liền câu mà phải đán.h vần; viết chữ sai chính tả nhiều.

Điều đáng nói là các em đang học lớp 6 khi hiện nay nếu các em đọc, viết chưa rành có nghĩa là các em chưa đủ kiến thức của lớp...1.

Nhưng mà nghiễm nhiên các em được cho lên lớp và học đến lớp 6 thì vụ việc mới bị phát hiện. Thực tế, các vụ việc này không phải hiếm, nếu làm khảo sát các em trước khi vào lớp 6 sẽ có nhiều trường hợp như trên.

Phải xem căn bệnh ngụy thành tích, giả dối,... trong giáo dục là tội ác - Hình 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: vtv.vn)

"Lùa", "đẩy" học sinh lên vì bệnh ngụy thành tích

Chắc chắn, những trường hợp ở Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tân Mỹ không phải trường hợp duy nhất, thậm chí nhiều em có thể lên lớp cao hơn khi các trường đang cố "đẩy" học sinh lên lớp vì bệnh ngụy thành tích như hiện nay.

Chính vì căn bệnh ngụy thành tích, bệnh giả dối trong giáo dục đã tạo ra các trường hợp trên.

Điều này giờ quy trách nhiệm thì phải có trách nhiệm từ giáo viên lớp 1 đến lớp 5, gồm cả giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, ban giám hiệu nhà trường.

Nếu xử lý thì tất cả các thành viên trên đều phải bị xử lý kỷ luật, thậm chí xử lý nặng hơn, chính vì họ mà hiện nay các em được coi là "cá biệt", chính vì học mà bây giờ để học sinh "ngồi nhầm lớp", chính vì họ mà tương lai các em có thể "đen tối",...

Nếu từ lớp 1 nếu đã làm đủ mọi cách mà học sinh chưa đủ kiến thức thì được cho ở lại lớp thì có lẽ giờ đây các em đã khác xưa.

Về lý thuyết như thế, nhưng những người làm giáo viên mới hiểu, họ không có cái "quyền" cho học sinh ở lại vì hầu hết chỉ tiêu 100% học sinh là lên lớp thẳng, chỉ tiêu của trường cũng gần như 100% học sinh lên lớp thẳng, nếu giáo viên cho học sinh ở lại đồng nghĩa với việc cắt thi đua, đồng nghĩa với việc "chống đối" quy định nhà trường, đồng nghĩa với việc sẽ bị sa thải trong thời gian tới.

Vì chỉ tiêu gần như 100% trên nên học sinh ở lại lớp thì không chỉ giáo viên bị cắt thi đua mà trường cũng bị cắt thi đua, thì giáo viên mà cho học sinh ở lại bị xem như "tội phạm", phải làm giải trình, báo cáo, cam kết, bằng chứng,...

Không ai tự dám đứng lên, mạnh dạn làm điều chống lại quy định của nhà trường, cấp trên vì làm như thế thì có thể mất việc bất cứ lúc nào.

Thôi thì đán.h nhắm mắt làm trái lương tâm mà giữ được việc, trường được xét thi đua, nên tiếp tục "lùa", "đẩy" học sinh lên lớp, đó chính là suy nghĩ của một số giáo viên hiện nay.

Phải xem việc chạy theo thành tích ảo, giả dối trong giáo dục,... là tội ác

Muốn dẹp nạn chạy theo chỉ tiêu thành tích, giả dối, báo cáo láo,... trong giáo dục phải mạnh tay với xử lý vi phạm, với việc chạy theo các chỉ tiêu thành tích như hiện nay.

Các em học sinh học tới lớp 6, 7 mà chưa biết đọc, biết viết trôi chảy là lỗi của căn bệnh ngụy thành tích trầm kha trong giáo dục hiện nay.

Phụ huynh đã tốn 5 năm, tốn biết bao nhiêu công sức, tiề.n bạc,... để đưa con, em họ đến trường với hy vọng được học, được biết, đảm bảo kiến thức,... tuy nhiên kết quả nhận được là các em chưa đủ kiến thức của học sinh lớp 1, vậy mà giờ các em đang ngồi ở lớp 6.

Ai phải chịu trách nhiệm, đền bù lại những gì phụ huynh và học sinh đã bỏ ra trong 5 năm qua?

Rồi tiếp sau đây đến lớp 7, 8, 9,... các em sẽ được học như thế nào?

Theo kinh nghiệm của tôi đến lứa tuổ.i lớp 6 mà các em chưa đọc, viết trôi chảy thì các môn khác các em cũng như "ngáo ộp", các em không còn cách gì để học và lên lớp được, dù làm kiểu gì cũng không thể phụ đạo kiến thức cho các em được.

Do đó phải xem căn bệnh ngụy thành tích, giả dối,... trong giáo dục hiện nay chính là tội ác.

Và người để cho nó ngang nhiên tồn tại là người có "tội" đối với đất nước, nhân dân.

Phải đưa và xử lý nghiêm khắc, nghiêm minh thì mới có hy vọng dần dần loại bỏ căn bệnh trầm kha trên.

Do đó, những nhà giáo chân chính, thậm chí phụ huynh học sinh, mong chờ ngành giáo dục cần lấy lại chữ "thật" trong đán.h giá học tập.

Điều đó lý giải vì sao, có chuyện giáo viên nhận xét tốt vào học bạ, có năng lực hoàn thành tất cả các môn nhưng thực tế học sinh lại chưa biết đọc.

Căn bệnh thành tích không chỉ "lùa", "đẩy" học sinh lên lớp, khiến học sinh ngồi nhầm chỗ, học sinh yếu, kém vẫn lên lớp mà còn phát sinh nhiều vấn đề khác như báo cáo láo, làm láo thì được khen, làm thật thì bị xử lý, rồi ảnh hưởng đến thi đua, công bằng trong giáo dục,...

Phụ huynh không muốn con, em họ lên lớp khi kiến thức trong đầu là điều trống rỗng, họ chỉ mong muốn dù lên lớp hay ở lại thì các em tiến bộ hằng ngày, học thật, kiến thức thật là điều quan trọng nhất.

Rất mong trong thời gian tới, bằng sự quyết tâm, quyết liệt Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ dẹp cho bằng được căn bệnh ngụy thành tích, giả dối trong giáo dục, lấy lại niềm tin của nhân dân.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
6 sản phẩm đang "biến mất" dần trong phòng khách
13:16:49 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Tranh cãi tài xế xe tải chắn nước lũ ào ào giúp xe máy đi qua ở Hà Giang
13:03:54 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng

Mọt game

17:38:27 02/10/2024
Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi.

Cảnh báo thảm họa cho các sông băng ở Thụy Sĩ

Thế giới

17:38:09 02/10/2024
Tuy nhiên, với nhiệt độ trung bình tháng 8 cao hơn điểm đóng băng vài độ ngay cả ở trạm Jungfraujoch cao 3.571 m nằm trên sông băng Aletsch, các nhà khoa học đo được lượng băng mất cao kỷ lục trên cả nước trong tháng này.

Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?

Netizen

17:23:55 02/10/2024
Liên quan đến vụ nữ giáo viên có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT, cơ quan chức năng đã xác định cô giáo trong clip là cô M.Q.T. (SN 2001).

Bạc Liêu: Phát hiện nhiều sai phạm tại một Trung tâm Y tế huyện

Pháp luật

17:21:19 02/10/2024
Ngày 2/10, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành Kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi (2021 2022), qua đó phát hiện nhiều hạn chế, sai phạm với số tiề.n hơn 2,...

Một nữ NSƯT bỏ 80 triệu xây nhà cho người nghèo, lên tiếng việc không đưa tiề.n cho chủ nhà

Sao việt

17:08:23 02/10/2024
Nhiều người hỏi tôi sao không đưa tiề.n trực tiếp cho chủ nhà xây luôn mà phải qua địa phương - NSƯT Cát Tường chia sẻ.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 3/10/2024: Tuổ.i Sửu và Tỵ có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

16:49:30 02/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 3/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Sửu và Tỵ

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.

Trang phục linen là điểm nhấn riêng cho phong cách mùa thu

Thời trang

16:35:49 02/10/2024
Hướng đến những ngày làm việc kéo dài trong môi trường công sở, những bộ trang phục linen thông dụng như sơ mi linen, váy linen dáng suông thoải mái và thanh lịch trở thành ưu tiên hàng đầu của quý cô.

Nữ tân binh tung album đầu tay, tài năng thế nào mà khiến Trang Pháp "cảm thấy may mắn"?

Nhạc việt

16:29:45 02/10/2024
Ngày 1/10, nữ tân binh Vpop Vy Vy tổ chức họp báo giới thiệu album đầu tay mang tên Buộc Vào Cơn Gió. Vy Vy tên thật là Đỗ Phương Vy, từng gây ấn tượng qua chương trình Big Song Big Deal năm 2022.

Diễn viên Hàn Quốc mất việc vì Netflix, sự thật là gì?

Hậu trường phim

16:25:09 02/10/2024
Những ngày gần đây, nhận định Netflix là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng diễn viên Hàn Quốc thất nghiệp hàng loạt đang trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng mạng xã hội xứ Kim Chi.