Long Biên: “Xin thêm” đất định cư, nhiều hộ bị lừa mất tiền tỷ
Lợi dụng việc UBND quận Long Biên (TP Hà Nội) thu hồi đất giải phóng mặt bằng làm đường Ngô Gia Tự, Đặng Văn Đăng (SN 1975), Tổng giám đốc Công ty Dasama tung thông tin gian dối lừa đảo các hộ gia đình có nhu cầu xin thêm diện tích đất định cư và tiền đền bù.
Bị cáo tài tòa
Theo cáo trạng, năm 2010, gia đình ông Nguyễn Hữu N. (SN 1940) bị thu hồi 192,8m2 đất. Hội đồng giải phóng mặt bằng cấp cho gia đình ông N. 90m2 đất tái định cư.
Do quen biết, Đăng “khoe” quen biết với cơ quan có thẩm quyền sẽ xin thêm diện tích đất tái định cư và hứa hẹn sau 2,3 tháng sẽ làm xong với chi phí 2 tỷ đồng. Ông N. đồng ý và đưa tiền cho Đăng. Nhưng đến ngày hẹn Đăng không thực hiện.
Khi ông N. đòi tiền, Đăng nói đã đưa cho những người có thẩm quyền. Ông N. không tin lời hứa hẹn của Đăng nên làm đơn khiếu nại lên UBND TP. Hà Nội. Tháng 5/2012, UBND quận Long Biên có quyết định cấp thêm 30m2 đất tái định cư cho gia đình ông N. theo quy định.
Biết rõ việc cấp thêm đất không phải do tác động từ Đăng, ông N. tiếp tục đòi tiền nhưng chỉ yêu cầu Đăng hoàn trả cho ông 1 tỷ đồng.
Cùng thời gian trên, Đăng nhận tiền 1,2 tỷ đồng của nạn nhân khác để nhờ nâng mức tiền đền bù và diện tích đất tái định cư.
Video đang HOT
Quá trình điều tra, Đăng đổ thừa cho cấp dưới (giám đốc) trực tiếp giao dịch với Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Ban bồi thường giải phóng mặt bằng. Đặng Văn Đăng chỉ thừa nhận cầm 2 tỷ đồng của ông N, còn số tiền 1,7 tỷ đồng là do nhân viên công ty nhận. Đối chất lời khai trên, người liên quan không thừa nhận cầm tiền và tham gia giao dịch.
Ngày 13/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên sau khi xem xét, HĐXX quyết định trả hồ sơ để đối chất về việc giao nhận tiền và xác định lại vai trò của người liên quan.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giải cứu thiếu nữ bị lừa bán, phát lộ bí mật trong các quán cà phê võng
Nhận được điện thoại cầu cứu của người dân về việc một thiếu nữ bị nhốt trong quán cà phê trá hình ở Bình Dương, hiệp sỹ Nguyễn Thanh Hải cùng đồng đội đã kịp thời có mặt và giải cứu cô gái bị lừa bán. Theo lời nạn nhân, cô bị lừa đảo, dụ dỗ qua mạng Zalo rồi lừa bán vào quán cà phê với giá 2,5 triệu đồng.
Cuộc gọi giữa trưa
Chiều 7/5, trao đổi với PV báo ĐS&PL, hiệp sỹ Nguyễn Thanh Hải (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) cho biết: "Hiện, nạn nhân N.T.M.N. (SN 1994, quê Vĩnh Long) đã được gia đình đón về quê. Cơ quan công an cũng nhập cuộc khi nhận được trình báo và tiếp nhận nạn nhân để lấy lời khai. Có lẽ, không riêng trường hợp N., tôi nghĩ, còn nhiều cô gái bị lừa bán vào quán cà phê chòi ở thị xã Dĩ An nhưng không biết cầu cứu ai nên đành chấp nhận công việc".
Theo anh Hải, trưa ngày 6/5, anh nhận được điện thoại từ người quen của nạn nhân N.. Người này cho biết, N. bị lừa bán vào một quán cà phê chòi tên Kim Anh (số 979 đường Chiêu Liêu, khu phố Đông Chiêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương). "Trong lúc chủ quán lơ là, N. đã gọi điện cho người quen cầu cứu. Nhận tin báo, tôi tiến hành xác minh và cùng các thành viên khác của đội hiệp sỹ phường Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vượt gần 20km để đến địa chỉ được cung cấp", anh cho biết.
"Khi đến quán cà phê Kim Anh, anh cùng anh Trần Phước Lộc giả làm khách "làng chơi" vào quán để tìm N.. Ba thành viên khác của đội mật phục ngoài quán chờ điện thoại sẽ xông vào hỗ trợ. "Bước vào quán, anh Lộc và tôi chọn hai chòi khác nhau. Ngay lập tức, hai nhân viên của quán đến mời chúng tôi uống nước và massage. Tôi hỏi, ở quán có tiếp viên nào tên N. hay không? Trùng hợp, tiếp viên mời nước cho tôi chính là nạn nhân N.. Biết chính xác, tôi hỏi nhanh thông tin để tiến hành giải cứu nạn nhân", anh kể tiếp.
N. cho biết, qua mạng Zalo, cô được một người đàn ông hứa giới thiệu việc làm nhẹ nhàng với mức lương cao. Nghe vậy, N. gói ghém hành lý, bắt xe khách từ Vĩnh Long lên TP.HCM. Khi đến chỗ hẹn ở quận Tân Bình (TP.HCM), người đàn ông này đi xe SH nên N. không chút nghi ngờ leo lên xe cho hắn chở đi. Hắn chở N. đến quán cà phê Kim Anh, bán N. với giá 2,5 triệu đồng rồi bỏ đi. Không còn cách nào khác, N. đành ở lại quán và làm việc theo sự chỉ đạo của chủ quán.
Anh Hải nhớ lại: "Nghe N. kể đến đó, tôi gần như hiểu rõ câu chuyện nên ra hiệu cho anh Lộc và các thành viên khác ập vào quán. Tôi dẫn N. ra quầy của chủ quán để lấy lại CMND. Tại đây, chủ quán cà phê Kim Anh không những không trả mà còn chống chế rằng, N. nợ 2,5 triệu đồng nên phải làm việc để trừ nợ. Trước thái độ cương quyết của chúng tôi, chủ quán đành đưa CMND của nạn nhân ra. Sau đó, chúng tôi đưa N. đến Công an phường Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) để trình báo và làm rõ sự việc".
Tại cơ quan công an, N. cho biết, người đàn ông bán cô cho chủ quán cà phê tên là Khanh. Tên Khanh thường xuyên dùng mạng Zalo để dụ dỗ cô và một số người khác làm việc ở các quán cà phê trá hình. Khi N. đến TP.HCM, cô đã điện thoại cho Khanh. Sau đó, Khanh đến đón và chở cô đến quán Kim Anh. Tại đây, hắn giở giọng, bắt cô trả 2,5 triệu đồng tiền giới thiệu việc làm. N. bất ngờ và hoảng sợ vì trong người không có nhiều tiền. Ngay lập tức, chủ quán nhanh nhảu lấy 2,5 triệu đồng đưa cho tên Khanh rồi bắt N. ký giấy nợ, cũng như giữ CMND để làm tin.
Ảnh minh họa.
Nhiều cô gái "sập bẫy" cà phê trá hình
Điều đáng nói, để trả nợ cho chủ quán cà phê, N. bị buộc phải làm việc ở quán ít nhất 3 tháng. Mỗi tháng, chủ quán hứa trả cho N. 5 triệu đồng với điều kiện khách yêu cầu gì, N. phải ngoan ngoãn chiều. Để chắc chắn, chủ quán bắt N. ký giấy xác nhận việc làm tiếp viên là tình nguyện và công việc hoàn toàn lành mạnh. Tuy nhiên, sau 3 ngày làm việc, N. bị nhiều khách sờ mó và đòi hỏi. Mỗi lần nằm chung võng, khách đều có tiền boa nhưng N. không được giữ. N. cho biết, trong 30 phút nằm chung võng, khách muốn làm gì tiếp viên không được khó chịu mà phải hết sức chiều chuộng.
N. nhiều lần tìm cách trốn nhưng không thành vì bà chủ luôn canh chừng gắt gao. Ban đêm, N. bị đưa lên gác ngủ. Gác này nối với mặt đất bằng cây thang tre. Khi tiếp viên trèo lên gác, bà chủ liền rút thang cất nên không ai xuống đất được. Từ lúc được người thân từ Vĩnh Long đến đón về, N. khóc rất nhiều. Với N., 3 ngày làm việc trong quán cà phê Kim Anh là khoảng thời gian đầy khủng khiếp. Mỗi ngày, N. phải đối diện với mấy gã đàn ông có máu dê, thậm chí nhiều gã say xỉn, hôi hám. Theo N., cô không phải là trường hợp duy nhất bị lừa bán vào quán cà phê "ôm". Nhiều cô gái nhẹ dạ khác cũng bị chiêu thức tương tự đẩy vào "làng chơi".
Hiệp sỹ Nguyễn Thanh Hải trao đổi với PV, N. là cô gái thứ 3 được các anh cứu khỏi các quán cà phê ôm, cà phê võng trá hình. Trước đó, nhóm hiệp sỹ của anh cũng giải cứu 2 cô gái quê miền Tây ở quán cà phê chòi ở phường Tân Đông Hiệp. Họ cũng bị xe ôm bán với giá 1,5 triệu đồng/người. Thế nhưng, còn rất nhiều trường hợp khác bị lừa bán nhưng sau đó chấp nhận công việc ở quán cà phê. Thậm chí, có người từng bị lừa bán, rồi trở thành bà chủ quán cà phê chòi cũng không phải hiếm.
Thực tế, ở khu phố Đông Chiêu và Chiêu Liêu của phường Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) còn rất nhiều điểm, quán kinh doanh cà phê chòi, cà phê võng trá hình. Đây là khu vực sinh sống, ở trọ của nhiều công nhân xa nhà quanh các khu công nghiệp lớn. Thế nên, những điểm kinh doanh loại hình cà phê nhạy cảm này mọc lên như nấm để phục vụ người lao động có thu nhập thấp.
Ông Trần Minh Chính (60 tuổi, ngụ phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An) cho hay: "Tình hình hoạt động của những quán cà phê ôm ở khu vực rất bát nháo. Buổi tối, khi chúng tôi đi ngang khu vực có nhiều quán cà phê chòi, các nữ tiếp viên thản nhiên ăn mặc mát mẻ mời gọi vào uống nước tâm sự. Để thu hút khách, các chủ quán cũng thường xuyên cập nhật đào trẻ, đào đẹp về làm cho quán. Đáng nói, họ không từ bất cứ thủ đoạn nào để có... đào".
Không chỉ khu vực thị xã Dĩ An, nhiều điểm giáp ranh khác như quận Thủ Đức (TP.HCM), thị xã Thuận An (Bình Dương), dọc tuyến Quốc lộ 13... cũng xuất hiện những điểm cà phê trá hình cần được xử lý.
Mạnh tay trấn áp các đối tượng môi giới Trao đổi với PV báo ĐS&PL, Trung tá Nguyễn Văn Hây, Trưởng Công an phường Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) thông tin: "Chúng tôi đã tiếp nhận vụ việc, liên hệ với người thân của em N.T.M.N. đến đón em về Vĩnh Long. Chúng tôi cũng đã thực hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh, giảm thiểu tình trạng hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, với các quán cà phê có hành vi "dùng phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm" đã dẹp, xử phạt hành chính rất nhiều song một số điểm vẫn hoạt động lén lút. Trời gian tới, chúng tôi sẽ mạnh tay hơn và rà soát, điều tra các đối tượng chạy xe ôm, môi giới lừa đảo "bán" các cô gái cho quán cà phê chòi".
NGỌC LÀI
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bắc Giang: Nhóm côn đồ hành xử như chốn không người Gần 30 đối tượng xông vào nhà máy ở Bắc Giang chiếm đoạt giấy tờ, con dấu, hành hung người gây thương tích như chốn không người. "Tự cho quyền tiếp quản nhà máy" Ngày 9/5/2016, ông Trần Mạnh Linh - Giám đốc Nhà máy thức ăn chăn nuôi Amsterdam (xã Song Khê, TP. Bắc Giang) cho biết, ngày 27/4, một người tự...