Lợn Thái Lan đổ bộ, giá lợn hơi bất ngờ giảm: Bà nội trợ chớ vội mừng!
Theo thống kê, chỉ trong một tuần qua giá lợn hơi đã giảm tới hơn 10.000 đồng/kg.
Nhiều người cho rằng, giá này sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới khi lợn Thái Lan ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam, song một số ý kiến lại cho rằng thị trường sẽ khó giảm sâu.
Giá heo liên tiếp giảm
Giá heo hơi ngày 17/6 tiếp tục đà giảm của hơn một tuần qua. Tổng mức giá đã giảm trong những ngày qua lên đến hơn 10.000 đồng/1 kg heo hơi.
Giá heo hơi giảm liên tiếp trong những ngày gần đây
Cụ thể, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tiếp đà giảm nhẹ so với hôm qua, dao động trong khoảng từ 88.000 – 92.000 đồng/kg.
Cao nhất khu vực miền Bắc hiện tại là 92.000 đồng/kg heo hơi, mức giá có mặt tại Thái bình sau khi giảm 1.000 đồng/kg. Cùng mức giảm, giá tại Hưng yên, Hà Nam, Lào cai, Nam Định, Thái Nguyên, Ninh Bình được đưa về mức 91.000 đồng/kg.
Tại miền Trung – Tây Nguyên ghi nhận giá heo hơi tiếp tục giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 85.000 – 90.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá heo hơi tiếp tục lao dốc mạnh, giảm từ 1.000 – 5.000 đồng/kg. Trong đó, Tây Ninh giảm sâu 5.000 đồng/kg, có giá 85.000 đồng/kg. Có cùng mức giá TP HCM, Bình Dương, Vĩnh Long giảm từ 1.000 – 3.000 đồng/kg.
Đà giảm giá heo bắt đầu từ khi có thông tin nhập khẩu heo sống từ Thái Lan vào Việt Nam phục vụ nhu cầu thịt nóng của người dân.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, thông tin đã có rất nhiều công ty đăng ký nhập khẩu heo sống từ Thái Lan vào Việt Nam. Trong đó, có công ty đăng ký tới 100.000-200.000 con. Tính đến nay các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu khoảng 1 triệu con lợn sống, việc này góp phần tăng nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong thời gian tới.
“Giá không công khai nhưng có lẽ vào khoảng 50.000 đồng/kg heo hơi. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam phải qua nhiều công đoạn. Riêng khâu vận chuyển phải qua ít nhất hai cửa khẩu của Lào, Campuchia” – ông Trọng nói.
Video đang HOT
Nói về vấn đề giá heo hơi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nói: “Về giá cả chúng ta không thể tính thay các doanh nghiệp như giá mua, giá vận chuyển, giá hao hụt, chi phí nuôi cách ly, lấy mẫu kiểm dịch… Song chắc chắn không thể mang heo ở Thái Lan về đây bán với giá hơn 90.000 đồng/kg”.
Ông Tiến đánh giá thời gian tới giá heo sẽ còn tiếp tục xuống. Nguyên nhân là vì nguồn cung đàn heo trong nước đã đạt 24,89 triệu con, bằng 80,3% tổng đàn trước khi có dịch tả heo châu Phi. Và từ tháng 6-2020 đã bắt đầu có thịt heo tái đàn. “Bên cạnh đó, thịt heo đông lạnh nhập khẩu đã nhập được khoảng 70.000 tấn, giờ nhập thêm heo sống thì chắc chắn giá heo trong nước không thể bán với giá cao như vừa rồi” – ông Tiến nhấn mạnh.
Nhiều người kỳ vọng mức giá này sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới khi heo Thái Lan ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam.
Thị trường khó giảm sâu
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng trong thời gian tới, thị trường khó có thể giảm sâu. Thực tế, dù giá lợn hơi trong những ngày gần đây có xu hướng giảm liên tiếp, nhưng không giảm nhiều, chỉ nhúc nhích từ 1.000 – 3.000 đồng/1 kg.
Do nguồn cung heo hơi khan hiếm nên nhiều chuyên gia dự báo giá heo khó có thể giảm sâu
Ông Phạm Bá Thắng – một thương lái lâu năm tại chợ đầu mối gia súc, gia cầm ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam cho hay trong thời gian khoảng 2 tuần trở lại đây, giá heo hơi có xu hướng giảm liên tục, song không thể giảm nhiều.
“Do thời tiết nắng nóng, cùng với đó là thông tin sẽ có lượng lớn nguồn lợn hơi nhập khẩu từ Thái Lan chuẩn bị được đưa ra thị trường khiến giá heo giảm nhẹ. Tuy nhiên, số lượng nhập khẩu chỉ có hạn trong khi nguồn cung heo hơi ở trong nước thì ngày càng ít, nên giá khó có thể giảm sâu trong thời gian tới” – ông Thắng nói.
Do nguồn cung lợn trên toàn cầu hiện đều thiếu, vì vậy ông Nguyễn Tất Thắng – Tổng thư kí Hiệp hội Chăn nuôi, cũng cho rằng giá lợn hơi không thể giảm quá sâu xuống 70.000 đồng/kg.
Cần giải pháp căn cơ
Để giá heo trong nước hạ nhiệt, ngoài giải pháp tái đàn và nhập khẩu thịt đông lạnh, Bộ NN&PTNT đã cho phép nhập khẩu heo sống về mổ trong nước, phục vụ nhu cầu thịt nóng của người dân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn việc nhập khẩu heo sống có khả năng làm gia tăng nguy cơ dịch tả heo châu Phi tái phát trở lại. Bên cạnh đó, cho nhập heo nhưng phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước.
Để giá heo “hạ nhiệt”, tăng đàn, tái đàn là giải pháp căn cơ nhất
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT, cho biết kế hoạch nhập khẩu heo sống được triển khai từ cuối năm 2019. Khi đó, cục đã gửi nhiều văn bản cho các cơ quan liên quan của các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia đề nghị cung cấp tài liệu cho Việt Nam về đánh giá rủi ro khi nhập khẩu heo sống. Trong số những quốc gia này, Thái Lan là nước rất quan tâm nên đã cung cấp đầy đủ hồ sơ cho Việt Nam để tổ chức đánh giá rủi ro.
“Thông qua các tài liệu mà Thái Lan gửi và qua các cuộc họp trực tuyến giữa hai bên, lấy thông tin từ Tổ chức Thú y Thế giới cũng như ghi nhận tình hình thực tế trong nhiều năm qua chúng ta đã nhập nhiều lô heo giống từ Thái Lan vào Việt Nam đều đảm bảo an toàn dịch bệnh. Cục Thú y cũng đã hoàn tất việc phân tích rủi ro nhập khẩu heo sống từ Thái Lan vào Việt Nam để mổ làm thực phẩm” – ông Đông cho biết thêm.
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, có nhiều giải pháp giảm giá thịt heo gồm nhập thịt heo đã mổ, heo giống bố mẹ và heo sống về thịt. Đặc biệt, tăng đàn, tái đàn là giải pháp căn cơ nhất.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam – một trong những địa phương có số lượng hộ chăn nuôi lớn nhất cả nước, cho biết, theo chủ trương của UBND tỉnh Hà Nam, trong thời gian tới tỉnh sẽ phê duyệt đề án tái đàn, hỗ trợ các hộ chăn nuôi trên địa bàn bằng một số mô hình lợn đực giống, lợn nái (10 con/1 mô hình) với mức hỗ trợ giảm 50% tiền giống.
“Nguồn lợn giống hiện nay rất khan hiếm, nhiều hộ đã lặn lội vào các tỉnh miền Nam, thậm chí sang Lào, Thái Lan (theo con đường tiểu ngạch) để tìm kiếm nguồn con giống nhưng cũng chưa đủ đáp ứng nguồn cầu. Hy vọng thời gian tới, với các chính sách tái đàn tại nhiều địa phương, sẽ từng bước hỗ trợ các hộ chăn nuôi vê con giống, tiến tới đáp ứng nguồn cung lợn hơi trên thị trường” – đại diện Phòng Nông nghiệp huyện nói thêm.
Nông dân giảm giá, tiểu thương vẫn bán đắt, buôn thịt lợn lãi đầy túi
Giá lợn hơi đang lao dốc, giảm khoảng 20.000-25.000 đồng/kg, song, mặt hàng này tại chợ, siêu thị vẫn neo giá cao và người dân vẫn mòn mỏi chờ ngày giá thịt lợn hạ nhiệt.
Giá lợn hơi đang giảm mạnh
Khoảng 10h sáng 16/6, ông Lộc, đại diện ban quản lý Chợ đầu mối gia súc, gia cầm Bình Lục (Hà Nam), cho biết, lượng lợn sống đổ về chợ hôm nay không nhiều, giá cũng đang giảm mạnh. Theo ông Lộc, cuối tháng 5, giá lợn hơi tại chợ bật tăng lên 100.000-103.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong lịch sử. Song, từ đầu tháng 6 tới nay, giá lợn hơi bắt đầu hạ nhiệt, có xu hướng giảm mạnh.
Loại lợn đẹp nhất tại chợ giá cũng chỉ 90.000 đồng/kg, còn trung bình dao động từ 82.000-83.000 đồng/kg, tức giảm khoảng 20.000 đồng/kg so với cuối tháng 5, ông Lộc cho hay.
Chủ một trang trại lợn quy mô 1.200 con tại xã Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) thừa nhận, giá lợn đang giảm mạnh. Tại địa phương này, giá lợn hơi xuất chuồng giảm còn 86.000 đồng/kg. "Nếu so với giá lợn hơi lập đỉnh 105.000 đồng/kg thì giờ đã giảm trên 20.000 đồng/kg", chủ trang trại này nhận xét.
Giá lợn hơi có xu hướng lao dốc sau khi lên mức đỉnh hồi cuối tháng 5
Tại khu vực Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội... giá lợn nuôi tại các trang trại lớn giảm còn 86.000-88.000 đồng/kg; lợn nuôi ở hộ dân nhỏ lẻ có giá 83.000-85.000 đồng/kg, tuỳ loại.
Tương tự, tại khu vực miền Trung và miền Nam, giá lợn hơi xuất chuồng cũng chung xu hướng giảm, còn 85.000-90.000 đồng/kg.
Báo cáo về tình hình ổn định giá thịt lợn và phục hồi sản xuất sau tác động của dịch tả lợn châu Phi tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, việc tái đàn, tăng đàn lợn đang diễn ra rất thuận lợi. Tính đến cuối 5/2020, có 8 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn lợn trên 100%, trung bình là 118,9% so với thời điểm trước khi có dịch (tháng 12/2018). Bộ cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu lợn giống về phục vụ tạo đàn, tăng đàn.
Ngoài ra, 5 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp đã nhập khẩu trên 70.000 tấn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, việc cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan bảo đảm an toàn dịch bệnh về Việt Nam từ ngày 12/6 để mổ sẽ góp phần tăng nguồn cung thịt lợn ra thị trường.
"Thời gian qua, giá lợn hơi đã giảm xuống 82.000-90.000 đồng/kg và dự báo sẽ tiếp tục giảm" - Bộ trưởng nói.
Tăng nhanh, giảm nhỏ giọt
Dù giá giá lợn hơi đang lao dốc, song theo ghi nhận của PV.VietNamNet, giá thịt lợn tại chợ, siêu thị lại chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
Một hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội đang bán thịt nạc thăn với giá 170.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 260.000 đồng/kg, thịt chân giò 160.000 đồng/kg, thịt vai 150.000 đồng/kg, sườn non 285.000 đồng/kg...
Dù giá lợn hơi giảm mạnh nhưng tại chợ giá bán lẻ vẫn cao, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Tại chợ Mễ Trì Hạ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), giá thịt ba chỉ dao động từ 170.000-180.000 đồng/kg, thịt mông sấn 150.000 đồng/kg; nạc vai 170.000-180.000 đồng/kg, nạc thăn 150.000-160.000 đồng/kg, thịt chân giò 160.000 đồng/kg, sườn nguyên cục 180.000 đồng/kg.
Sau khi hỏi giá các loại thịt lợn tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Tuyền tư lự bảo người bán cắt cho đúng 2 lạng thịt ba chỉ. "Giá thịt vẫn đắt quá, cắt thừa em không đủ tiền trả đâu", chị nói.
Chị Tuyền tâm sự, vợ chồng chị vốn là công nhân viên chức nhà nước, đồng lương ít ỏi, giá cả hàng hoá dạo này lại tăng chóng mặt. Mấy hôm nay, nghe tin giá lợn tại chuồng giảm mạnh, chị hy vọng giá thịt lợn ngoài chợ sẽ giảm theo. Ai ngờ, chờ cả tuần mà giá vẫn không hề giảm.
Nay đi chợ trong túi có chỉ có 50.000 đồng, mua mớ rau muống hết 4.000 đồng, 4 miếng đậu phụ hết 10.000 đồng nên số tiền còn lại vừa đủ mua 2 lạng thịt, chị chia sẻ
"Sáng nay đi chợ sớm, tới hàng thịt lợn thấy chủ hàng nói giá hạ rồi, không còn phải lên tivi mua nữa đâu. Nghe vậy tôi tưởng giá thịt lợn đã giảm mạnh, ngờ đâu hỏi kỹ thì chỉ thịt mông sấn và thịt vai giảm 5.000 đồng/kg. Các loại ba chỉ, chân giò, sườn, nạc thăn vẫn không giảm", chị Đinh Thị Hồng Vân ở Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự.
Gần đây, người tiêu dùng than thở chuyện tiểu thương tại chợ vin đủ cớ để tăng giá. Giá xăng, giá điện, giá lợn hơi,... tăng hôm trước, hôm sau tiểu thương đã đẩy giá thịt lợn tăng theo. Giờ giá lợn hơi giảm mạnh, giá xăng cũng rẻ hơn năm ngoái rất nhiều mà chờ mòn mỏi vẫn chưa thấy giá thịt lợn tại chợ hạ nhiệt.
Giá lợn hơi ở Thái chỉ 55.000 đồng/kg, doanh nghiệp Việt xin nhập gấp 80 vạn con lợn sống về giết mổ Rẻ hơn nhiều so với giá lợn hơi trong nước, nhiều doanh nghiệp đã đăng ký nhập lợn sống của Thái Lan về mổ để tăng nguồn cung mặt hàng này trên thị trường. Chính thức cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan Theo ghi nhận, giá lợn hơi tại thị trường Thái Lan đang dao động trong mức 55.000 -...