Lợn hơi về mức 65.000 đồng/kg, thịt lợn bán lẻ đã “hạ nhiệt”?
Giá heo hơi tiếp đà giảm mạnh tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc, có địa phương thấp nhất 65.000 đồng/kg. Song, điều đáng nói giá thịt lợn tại các chợ dân sinh vẫn chưa có dấu hiệu “ hạ nhiệt”.
Khảo sát tại thị trường sáng 13/10 cho thấy giá lợn hơi trên cả nước đều có xu hướng giảm, trong đó một số tỉnh ở miền Bắc có mức giá thấp nhất, dưới 70.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại nhiều địa phương liên tiếp giảm trong những ngày qua
Cụ thể, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi tiếp tục giảm sâu từ 1.000 – 4.000 đồng/kg.
Các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc điều chỉnh từ 1.000 – 2.000 đồng/kg xuống còn 67.000 – 69.000 đồng/kg.
Trong khi đó, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên đồng loạt giảm 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại Lào Cai và Hà Nam, mức thu mua giảm tới 4.000 đồng/kg. Hiện hai địa phương này đang giao dịch tại mốc 65.000 đồng/kg, thấp nhất trong khu vực.
Thi trương khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá thu mua cũng không nằm ngoài đà giảm chung của cả nước, trong khoảng 68.000 – 78.000 đồng/kg. Hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa giảm từ 4.000 – 5.000 đồng/kg xuống còn 68.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Theo sau là các địa phương Bình Thuận, Bình Định, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Mức giao dịch điều chỉnh từ 2.000 – 3.000 đồng/kg so với ghi nhận của ngày hôm qua.
Trong khi đó, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Ninh Thuận giữ nguyên ở ngưỡng 74.000 đồng/kg. Riêng Quảng Ngãi cao nhất khu vực với giá 78.000 đồng/kg heo hơi.
Tại miền Nam, thị trường heo hơi miền Nam tiếp tục có một ngày điều chỉnh giảm sâu ở phần lớn các tỉnh thành.
Cụ thể, Bình Phước, Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Bến Tre cùng giảm 2.000 đồng/kg. Còn tại Sóc Trăng, Trà Vinh và Đồng Nai, giá thu mua giảm tới 3.000 đồng/kg.
Riêng Vũng Tàu thu mua với giá 74.000 đồng/kg, giảm 4.000 đồng/kg so với mức ghi nhận của ngày hôm trước.
Giá lợn hơi liên tiếp giảm trong những ngày qua, tuy nhiên tại hệ thống chợ truyền thống, siêu thị giá thịt lợn vẫn ở mức cao so với thời điểm đầu tháng 9.
Thịt lợn bán lẻ tại các chợ vẫn có giá khá cao
Khảo sát tại một số chợ lớn trên địa bàn quận Thanh Xuân, Đống Đa cho thấy, tại hệ thống siêu thị, chợ truyền thống hầu như không giảm giá hoặc chỉ giảm nhẹ 10.000 – 20.000 đồng/kg.
Tại chợ Thành Công (Đống Đa, Hà Nội), thịt ba chỉ có giá 160.000 đồng/kg; thịt thăn, mông sấn giá từ 130.000 đồng/kg; thịt vai giá dao động từ 140.000 – 160.000 đồng/kg; thịt chân giò 160.000 đồng/kg; sườn thăn giá 170.000 đồng/kg; sườn non 200.000 đồng/kg…
Lợn hơi giảm nhưng người tiêu dùng vẫn chưa được hưởng lợi
Tại các siêu thị như Big C, Vinmart, Hapro, Co.oop Mart,… thịt ba chỉ có giá dao động từ 160.000 – 250.000 đồng/kg tùy loại; mông sấn 130.000 đồng/kg; thịt nạc vai 140.000 – 170.000 đồng/kg; thịt thăn 130.000 – 150.000 đồng/kg; sườn non từ 180.000 – 290.000 đồng/kg,…
Ông Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam xác nhận, những ngày gần đây heo hơi C.P vừa giảm giá về mức 73.000 đồng/kg (loại 1) và 70.000 đồng/kg (loại 2). Nguyên nhân do sức mua trên thị trường yếu và áp lực cạnh tranh với nguồn heo Thái Lan nhập khẩu.
Như vậy, so với cuối tháng 8, heo hơi C.P đã giảm tới 10.000 đồng/kg (loại 2) và 8.000 đồng/kg (loại 1). Heo hơi 70.000 đồng/kg là mức giá mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng trong quý IV năm nay khi nguồn cung được cải thiện.
Lý giải nguyên nhân khiến giá thịt lợn vẫn còn cao hoặc, các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này cho rằng giá lợn nhập từ các lò mổ có giảm nhưng còn khá cao nên khi bán ra thị trường nếu có giảm thì cũng chỉ giảm ở mức tương ứng.
Bà Đào Thị Xuân, một tiểu thương tại chợ Thành Công cho hay, dù giá lợn hơi giảm ở ngưỡng 70.000 – 75.000 đồng/kg nhưng là giá mua buôn từ các chợ và thương lái, còn khi tiểu thương mua số lượng ít phải chấp nhận mua cao hơn 15.000 – 20.000 đồng/kg lợn hơi nên giá bán lẻ chưa thể giảm như kỳ vọng.
Theo chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, giá thịt lợn hơi đã giảm nhưng người chăn nuôi và người tiêu dùng đều không được hưởng lợi, mà chủ yếu rơi vào bộ phận thương lái gom lợn ở các nhà máy. “Bộ Công Thương đã dự báo, giá thịt lợn cuối năm sẽ giảm do cân bằng được cung – cầu. Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý không kiểm soát được khâu trung gian thì người tiêu dùng khó có thể mua giá thịt lợn với mức phù hợp” – ông Phú nhận định.
Bình ổn giá thịt lợn vẫn... chờ
Thời gian gần đây, giá thịt lợn đã có phần hạ nhiệt.
Tuy nhiên, mức giá này vẫn khá cao so với kỳ vọng của người tiêu dùng và mục tiêu mà ngành nông nghiệp đề ra (giảm giá lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg). Do đó, việc giá lợn khi nào mới bình ổn đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Người tiêu dùng mua thịt lợn sạch tại Big C Thăng Long.
Cung vẫn thấp hơn cầu
Khoảng gần một tháng nay, giá lợn hơi ở cả 3 miền có xu hướng hạ nhiệt. Cụ thể, giá lợn hơi tại miền Bắc dao động từ 78.000 - 82.000 đồng/kg; tại miền Trung và Nam dao động từ 79.000 - 82.000 đồng/kg. Như vậy, so với thời điểm cách đây 3 tháng, giá lợn hơi đã giảm được gần 20.000 đồng/kg. Trên thị trường, giá thịt lợn vẫn dao động từ 140.000 - 160.000 đồng/kg. Mức giá này cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với thời điểm trước khi có dịch. Việc giá thịt lợn tăng cao trong thời gian dài đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người; thay vì dùng thịt lợn, nhiều người chuyển sang các loại thực phẩm thay thế khác hoặc sử dụng các loại thịt lợn nhập khẩu có giá thành rẻ hơn. Điều này, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn.
Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Bùi Tuấn Khải cho rằng, nguyên nhân chính khiến giá thịt lợn cao là cung vẫn thấp hơn cầu. Theo ông Khải, ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi đã gây tổn thất nặng nề cho ngành chăn nuôi, cả nước phải tiêu hủy 7 triệu con lợn, riêng Hà Nội là 60 vạn con. Điều này dẫn đến tình trạng cung thấp hơn cầu, đẩy giá lợn lên cao. Thời điểm này, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn thấp hơn 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Chia sẻ về nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết, năm 2020, với tổng đàn nái 2,9 triệu con, tăng gần 6,94% so với thời điểm 31/12/2019, đạt 99,8% so với kế hoạch của quý II/2020. Cùng với đàn nái, đến nay cả nước có 64.212 con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho đàn nái. Tỷ lệ đàn nái ngoại và nái lai chiếm trên 80%, năng suất sinh sản trung bình của đàn nái đạt 18 con cai sữa/nái/năm, khả năng sinh trưởng cao nên khối lượng xuất chuồng bình quân đạt 87,5kg/con. Vì vậy, dự kiến sản lượng thịt lợn năm 2020 sẽ tương đương với năm 2018. Như vậy, dự kiến đến quý IV/2020 sẽ bảo đảm cơ bản nhu cầu thị trường.
Cần tuân thủ quy luật thị trường
Để hạ giá thịt lợn, vừa qua, Bộ NN&PTNT đã có nhiều giải pháp, trong đó khuyến khích tái đàn, tăng nhập khẩu thịt lợn, đồng thời kêu gọi các DN chăn nuôi lớn hạ giá lợn hơi xuất ra xuống dưới 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên đến nay, chủ trương này không thực hiện được.
Theo Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Bùi Tuấn Khải, để bình ổn giá lợn, Nhà nước không nên ép giá lợn hơi xuống thấp mà nên để thị trường tự điều tiết. Ngoài ra, việc bình ổn giá lợn là cả một quá trình từ bình ổn giá lợn giống, chi phí chăn nuôi... Thực tiễn tại Hà Nội cho thấy, muốn tăng 60 vạn lợn cần phải có lượng con giống tương đương. Quá trình nuôi một con lợn nái đến lúc sinh sản cũng phải mất thời gian 9 tháng. Hiện nay, Hà Nội mới phát triển thêm được 1,2 vạn lợn nái. Như vậy, phải tới tháng 6/2021 mới có lợn giống ra thị trường. "Chúng ta phải chấp nhận theo cung cầu kinh tế, khi có cung nhiều, không cần khuyến cáo giá cũng tự hạ xuống. Tôi tin rằng tới quý II/2021, giá thịt lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg" - ông Khải nhận định.
Ở góc độ người chăn nuôi, Giám đốc HTX chăn nuôi Hoàng Long Nguyễn Trọng Long cho rằng, mặc dù thời điểm này, dịch tả châu Phi đã được kiểm soát, đàn lợn dần được phục hồi nhưng việc tái đàn còn chậm, giá lợn giống ở mức cao khiến các hộ có nguồn vốn hạn hẹp chưa thể khôi phục sản xuất, các hộ có đủ điều kiện lại thận trọng do tâm lý e ngại dịch quay lại và lợn mất giá trong thời gian tới. Do đó, ngoài khuyến khích tăng đàn, đòi hỏi Nhà nước phải hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, có cơ chế khuyến khích các DN. "Việc ép giá lợn xuống thấp ngay lập tức sẽ gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi, e ngại tái đàn" - ông Long bày tỏ.
Thịt lợn đã "hạ nhiệt" nhưng vẫn ế ẩm, tiểu thương đưa ra lý do bất ngờ Giá lợn hơi ngày hôm nay (27/8) tại hai miền Bắc - Nam tiếp tục giảm, có nơi giảm tới 4.000 đồng/kg. Giá lợn hơi liên tục giảm, thịt lợn tại chợ dân sinh cũng đã giảm nhưng ế ẩm. Nhiều tiểu thương cho rằng tháng 7 âm lịch là thời điểm người tiêu dùng ăn chay nhiều, nên những ngày gần đây...