Lợn bị nhiễm dịch tả Châu Phi nguy hiểm thế nào?
Dịch tả lợn Châu Phi không có khả năng lây sang người, kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.
Ảnh minh họa: Internet
Dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever – ASF) khiến lợn bị bệnh nhanh và có tỷ lệ tử vong cao, nhưng ASF lại không gây bệnh cho con người.
10 điều cần biết về dịch tả lợn Châu Phi
1. ASF được tìm thấy ở lợn bướu thông thường, lợn rừng và lợn hoang khác ở Limpopo, Mpumalanga, Tây Bắc, phía bắc KwaZulu-Natal và các vùng khác của Nam Phi.
2. ASF khiến lợn thuộc mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Đến nay chưa có thuốc chữa khỏi ASF, nhưng nó lại không gây bệnh cho con người.
3. Lợn khỏe mắc bệnh nếu tiếp xúc với những con lợn bị ASF hoặc tiếp xúc với lợn rừng thông qua ve đốt.
4. Lợn nhà có thể bị lây nhiễm ASF nếu ăn chất thải từ thực phẩm dư thừa của con người có chứa mầm bệnh nhiễm ASF. Theo quy định, chất thải nội trợ dùng cho lợn cần nấu chín kỹ sau 1 giờ trước khi cho lợn ăn.
5. Lợn mắc bệnh ASF có các dấu hiệu như sốt, chán ăn, khó thở, nếu mang thai sẽ bị hư, tấy đỏ ở vùng tai, mũi, bụng và chân…, và chết rất nhanh trong vòng 2 đến 10 ngày sau khi mắc bệnh.
Video đang HOT
6. ASF lây lan nhanh giữa lợn ốm và khỏe trong toàn đàn từ 2 – 10 ngày.
7. Một số lợn bị bệnh nhưng không chết được coi là nguy hiểm vì chúng vẫn có thể làm cho những con lợn khác nhiễm bệnh.
8. Nếu nghi ngờ mắc ASF, nên thông báo cho cơ quan thú y địa phương. Kỹ thuật viên hoặc bác sĩ thú y sẽ đến kiểm tra, xác minh lợn khỏe hay mắc bệnh.
9. Các khu vực hoặc đàn gia súc bị ảnh hưởng cần được đặt cách ly để ngăn ngừa phát dịch diện rộng.
10. Không bán hoặc sử dụng lợn bị bệnh ASF. Không nên mua bán lợn trong khu vực đang có dịch ASF.
Ảnh minh họa: Internet
Không giống như cúm lợn, bệnh tả lợn châu Phi không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người nhưng lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn… Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi con người ăn tiết canh, ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín kỹ.
Để chọn thịt lợn an toàn, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hướng dẫn người dân cách nhận biết thịt nhiễm dịch tả lợn châu Phi như sau:
Lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi có các nốt xuất huyết nằm dưới da, trên vành tai trông giống như vết muỗi đốt. Bốn chân, bụng, ngực của lợn có màu tím xanh. Khi mổ ra, lợn tả có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực. Toàn bộ nội tạng, cơ thể đều xuất huyết, lá lách phình to, hạch bạch huyết lớn, phổi không bị xẹp, khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruột tắc và chứa máu.
Có thể nhận biết thịt lợn nhiễm dịch tả bằng mắt thường. Thịt lợn khỏe mạnh có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường, ngón tay ấn vào không bị lõm hay rỉ nước. Nếu thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, phần bì lấm chấm xuất huyết, tai lợn bị tím, khi chạm tay thấy chảy nhớt, rỉ nước… thì là thịt ôi hoặc thịt lợn mắc bệnh.
Hiện nay, nhiều nơi sau khi xác nhận có lợn nhiễm dịch tả, các chủ cơ sở vẫn mổ lợn, sau đó sơ chế, tẩm ướp hóa chất, bán cho người tiêu dùng. Vì vậy, mọi người cần biết cách nhận biết thịt lợn sạch với thịt ngâm hóa chất bảo quản như sau: Thịt ướp chất bảo quản trông đỏ tươi nhưng thớ thịt săn cứng mất độ đàn hồi. Cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, màu hơi thâm, có mùi. Loại thịt này khi rửa sẽ chuyển màu nhợt và có mùi tanh rất khó chịu, mỡ có màu vàng. Lúc nấu, nước thịt ôi sẽ đục, mùi hôi, mỡ bề mặt tách thành những hình tròn nhỏ thay vì nổi váng lớn như thịt tươi.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Tiêu hủy 6 con lợn rừng trong khu nghỉ dưỡng vùng "điểm nóng" dịch tả lợn
Ngày 21/3, cơ quan chức năng đã lấy mẫu, tiêu hủy 6 con lợn rừng tại Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Alba Thanh Tân (Thừa Thiên-Huế).
2 chốt chặn "Khu vực xử lý dịch bệnh" được thiết lập ở "đầu đường và cuối xóm" khu vực lợn gia đình ông Uẩn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi và cũng là ổ dịch đầu tiên tại Thừa Thiên- Huế
Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế), cho biết 6 con lợn rừng bị bệnh đã tiêu hủy và lấy mẫu trên nằm trong đàn lợn 47 con lợn rừng của Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Alba Thanh Tân.
Số lợn rừng này được nuôi nhốt trong hệ thống rào sắt để khách đến du lịch tham quan, chứ không phải nuôi thương mại để làm thịt bán.
Vào trưa 21/3, trong tổng số 47 con lợn rừng trên có 9 con mắc bệnh và đã có 4 con chết và 2 con bị bệnh khá nặng.
UBND huyện Phong Điền và cơ quan chức năng đã tiêu hủy 6 con, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm để gửi ra cơ quan Thú y vùng III ở Nghệ An; 3 con còn lại có dấu hiệu nhiễm bệnh cũng đang cách ly để tiếp tục theo dõi.
"Khu vực nuôi nhốt đàn lợn rừng 47 con trên nằm ở đồi phía sau, chúng tôi đã cho làm barie không cho khách ra vào khu vực đó, đồng thời đã chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc công tác tiêu độc khử trùng ở khu vực đó..." - ông Hùng nói.
Ông Hùng cho biết, đến khoảng trưa mai (22/3) mới có kết quả xét nghiệm số lợn rừng tiêu hủy trên. Do đó, đến thời điểm này vẫn chưa thể khẳng địnhnhững con lợn rừng vừa bị tiêu hủy trên có bị nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi hay không.
Ông Hùng cho biết, ngoài chốt kiểm dịch trên QL1 đoạn qua xã Phong Thu, đến nay UBND huyện Phong Điền đã thành lập thêm 6 chốt kiểm dịch.
Trước đó, sau khi có kết quả xét nghiệm 3 con lợn nái của hộ gia đình vợ chồng ông Tạ Hồng Uẩn và bà Trần Thị Hồng (thôn Hiền An, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền) chết dương tính với virus bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngày 18/3 cơ quan chức năng đã tiêu hủy nốt 2 con lợn còn lại trong tổng số đàn lợn 5 con của gia đình ông Uẩn.
Đích thân Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo xử lý, dập kịp thời ổ dịch này.
Đồng thời, UBND xã Phong Sơn và cơ quan chức năng đã tiến hành các biện pháp tiêu độc khử trùng, đặc biệt đã thiết lập 2 chốt chặn "Khu vực xử lý dịch bệnh, cấm người và phương tiện qua lại" phía 2 đầu đoạn tuyến đường khu vực ra vào khu vực nhà ông Uẩn.
Duy Lợi
Theo baogiaothong
Nước đầu tiên trong EU khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi Ngày 13/3 Ủy ban châu Âu cho biết, Séc đã khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi và mô hình kiểm soát bệnh cần được nhân rộng tại các nước có dịch. Theo Ủy ban châu Âu, kể từ khi ổ bệnh tả lợn châu Phi được phát hiện đầu tiên và có nguy cơ lan rộng tại Cộng hòa Séc...