Lợi và hại từ việc hiến máu tình nguyện
Hiến máu tình nguyện không chỉ là một nghĩa cử cao đẹp có thể giúp cứu sống nhiều sinh mạng, mà còn đem lại nhiều lợi ích cho người hiến máu.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Hiến máu giúp duy trì hàm lượng sắt ổn định, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề về tim mạch khác.
Giảm nguy cơ thừa sắt: Thừa sắt là một bệnh lý gây ra do cơ thể hấp thu sắt quá độ. Bệnh này có thể do di truyền hoặc do nghiện rượu, thiếu máu và các vấn đề khác. Hiến máu thường xuyên giúp giảm nguy cơ thừa sắt trong cơ thể.
Video đang HOT
Giảm nguy cơ tổn thương gan: Thừa sắt còn có thể làm tăng nguy cơ suy gan và tổn thương tuyến tụy. Do đó, hiến máu giúp lấy đi lượng sắt thừa, nhờ đó giảm nguy cơ tổn thương gan và tụy.
Điều hòa huyết áp: Khi bạn hiến máu, lượng máu trong cơ thể được cân bằng, nhờ đó giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Kích thích sản sinh tế bào máu: Hiến máu kích thích sản sinh các tế bào máu mới để bù lại cho lượng máu bị lấy đi và điều này giúp duy trì sức khỏe toàn diện.
Đốt cháy calo: Theo Đại học California, mỗi 500ml máu hiến đi sẽ giúp đốt cháy gần 700 calo. Hiến máu thường xuyên giúp giảm cân, do đó hiến máu rất có lợi cho những người béo phì và người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Có thể giảm nguy cơ ung thư: Giảm lượng sắt trong cơ thể giúp giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, phổi, gan và vòm họng.
Tác dụng phụ: Việc hiến máu hoàn toàn an toàn đối với người trưởng thành có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như bầm tím, chảy máu, hoa mắt, váng đầu, buồn nôn, suy nhược trong vòng vài phút sau khi hiến máu. Nếu các triệu chứng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ./.
Bệnh nhân hôn mê gan được cứu sống nhờ thay huyết tương
Nhờ được thay huyết tương kịp thời, hai bệnh nhân viêm gan B thoát khỏi tình trạng hôn mê gan, ổn định sức khỏe.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân nam 64 tuổi, có tiền sử viêm gan B, điều trị thuốc kháng virus thường xuyên một năm nay. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết trên nền xơ gan, suy gan và suy thận. Các bác sĩ đã hội chẩn gấp và đánh giá chỉ thay huyết tương mới có thể cải thiện tình trạng rối loạn đông máu của bệnh nhân cũng như ngăn chặn suy gan, tiến triển nhanh thành hôn mê gan.
Bệnh nhân được thực hiện thay huyết tương 2 lần với số lượng cần sử dụng lên tới 24 đơn vị. Do lượng chế phẩm huyết tương khá nhiều, cần trong thời gian gấp nên cán bộ y tế của bệnh viện này trực tiếp đến Viện Huyết học và Tuyền máu Trung ương nhận chế phẩm máu, kịp thời phục vụ quá trình cấp cứu cho bệnh nhân. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định, tình trạng đông máu tốt.
Bệnh nhân được thực hiện thay huyết tương 2 lần với số lượng cần sử dụng lên tới 24 đơn vị. Ảnh: Công Thắng.
Trước đó, một bệnh nhân nam 54 tuổi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp cấp cứu vì nôn ra máu. Bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng trên nền bệnh xơ gan, viêm gan B. Sau đó, ý thức bệnh nhân giảm đi nhanh chóng và bị hôn mê gan. Đây là biến chứng nặng của bệnh nhân có bệnh lý về gan, tỷ lệ tử vong cao lên đến trên 90% nếu không được điều trị tích cực từ đầu.
Ngay lập tức, bệnh nhân được thay huyết tương với các đơn vị chế phẩm huyết tương do Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cung cấp. Tình trạng bệnh nhân chuyển biến tốt hơn, ý thức cải thiện rõ rệt qua các lần thay huyết tương. Sau hơn 3 tuần nằm viện, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.
Đây là liệu pháp loại bỏ một lượng huyết tương trong máu người bệnh và thay thế vào tương tự. Máu được dẫn ra ngoài qua hệ thống máy lọc. Trong quá trình thay huyết tương, bệnh nhân thường cần sử dụng số lượng lớn huyết tương - một loại chế phẩm máu được điều chế từ máu do người khỏe mạnh hiến tặng. Máu toàn phần sẽ được điều chế thành nhiều chế phẩm khác nhau như khối hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương.
12 triệu người Việt Nam mang gien bệnh thalassemia Theo Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người mang gien bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh), hơn 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị suốt đời. Thalassemia là bệnh di truyền, gây thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Một bệnh nhân thalassemia nặng trong 21...