Lời nhắc nhở tàn khốc của “cơn sóng thần” dịch bệnh Covid-19
Bất chấp chương trình tiêm chủng trên thế giới đang được đẩy mạnh, nhưng “cơn sóng” Covid-19 vẫn tràn tới nhiều nước gây thiệt hại nặng nề, thậm chí khiến tình hình trở nên hỗn loạn.
Ngăn chặn đại dịch Covid-19 vẫn là thử thách căng thẳng với thế giới, trong đó có Việt Nam.
Người dân cần thực hiện nghiêm quy định “5K” của Bộ Y tế, trong đó có đeo khẩu trang nơi công cộng
“Cơn sóng thần” dịch bệnh
Ấn Độ đang phải đối mặt không chỉ làn sóng Covid-19 thứ hai mà là “cơn sóng thần” dịch bệnh. Sự xuất hiện một biến thể mới nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 và các sự kiện cộng đồng “siêu lây nhiễm” gần đây đã đưa quốc gia Nam Á này trở thành điểm nóng dịch bệnh mới trên thế giới. Đã 8 ngày liên tiếp, Ấn Độ ghi nhận số ca mắc mới trên mức 200 nghìn người/ngày, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 ở nước này lên tới gần 17 triệu trường hợp, trong đó hơn 192 nghìn người đã tử vong.
Không những thế, số ca nhiễm tăng đột biến đã khiến hệ thống y tế Ấn Độ có nguy cơ sụp đổ. Tình trạng thiếu giường bệnh và thuốc men trầm trọng, đặc biệt là thiếu nguồn cung oxy, đã dẫn tới việc nhiều người tử vong trước khi được chữa trị. Có thông tin nhiều người khá giả đã rời nước ra đi vì lo sợ cho tính mạng dù giá vé máy bay bị đẩy lên gấp 10 lần bình thường.
Tại các nước láng giềng của Việt Nam là Campuchia và Lào, tình hình cũng đang diễn biến rất phức tạp. Những ngày gần đây, số ca lây nhiễm mới ở Campuchia đều ở mức 3 con số mỗi ngày. Thủ đô Phnom Penh đã bị phong tỏa từ 15 đến 28-4. Trong khoảng thời gian này, người dân không được rời khỏi nhà trừ khi quá cần thiết, bị cấm tụ tập và chỉ được phép đi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm 3 lần mỗi tuần. Đêm 23-4, chính quyền Phnom Penh lại phải đóng cửa tiếp tất cả các khu chợ ở Thủ đô do Covid-19 tiếp tục lây lan trên diện rộng.
Video đang HOT
Tại Lào, Thủ đô Vientiane và 6 tỉnh khác đã bị phong tỏa để ngăn dịch. Tất cả người dân, cán bộ, công chức, bộ đội, công an, học sinh, sinh viên, ngoại kiều… tại Thủ đô Vientiane đều bị cấm ra khỏi nơi cư trú. Các trung tâm vui chơi, giải trí, luyện tập thể thao bị cấm hoạt động. Các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu địa phương và cửa khẩu phụ đường bộ, đường thủy bị đóng. Thế nhưng, số ca mắc mới hôm 24-4 vẫn lên tới 88 người, vượt con số kỷ lục 65 ca trước đó.
Với Thái Lan, hôm 25-4, nước này lần đầu tiên ghi nhận số người tử vong vì Covid-19 ở mức hai con số/ngày, trong khi số ca mắc mới vẫn trên 2.000 người/ngày. Đợt bùng phát dịch mới, một phần do sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên ở Anh với tốc độ lây lan cao, đã khiến hơn 24 nghìn người mắc chỉ trong 25 ngày. Giới chức Thủ đô Bangkok đã ra lệnh đóng cửa các địa điểm như công viên, phòng tập thể dục thể thao, rạp chiếu phim và nhà trẻ từ ngày 26-4 đến hết 9-5. Các trung tâm thương mại vẫn mở cửa song giờ mở cửa bị giới hạn.
Trong khi đó, chiến dịch tiêm chủng vaccine trên toàn cầu chưa như người ta mong đợi. Tính tới ngày 24-4, hơn 1 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 đã được sử dụng trên toàn cầu. Đặc biệt trong chưa đầy 1 tháng qua, số liều vaccine được sử dụng đã tăng gấp đôi trong bối cảnh các nước đẩy nhanh chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, theo nhận định của Ngân hàng thế giới, việc tiêm chủng vẫn là đặc quyền của các quốc gia có thu nhập cao, các quốc gia có thu nhập thấp chỉ chiếm 0,2% trong tổng số 1 tỷ liều vaccine đã được sử dụng.
Theo COVAX, sáng kiến do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) phối hợp triển khai, mục tiêu đến cuối năm 2021 phải có 2 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo hơn trên thế giới. Tuy nhiên, mới có tổng cộng 40,5 triệu liều vaccine được phân phối đến 118 quốc gia theo cơ chế này. Tổng giám đốc WHO đã phải nhiều lần lên tiếng kêu gọi các nước giàu chia sẻ lượng vaccine còn dư để hỗ trợ công tác tiêm chủng cho nhân viên y tế ở các nước thu nhập thấp.
Chủ động ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập trở lại
Nhìn vào nhìn bức tranh tổng thể của dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhất là tại các nước trong khu vực, có thể nói nguy cơ dịch xâm nhập trở lại Việt Nam là điều mà chúng ta phải tính tới. Những gì đang diễn ra ở Ấn Độ là lời nhắc nhở tàn khốc của Covid-19, cho thấy chính mất cảnh giác là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bi đát như hiện nay ở nước này. Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3-2021, khi số ca mắc chỉ ở mức khoảng 10.000 ca/ngày, Ấn Độ tin rằng đã kiểm soát được dịch bệnh nên dỡ bớt các biện pháp hạn chế, cho phép tập trung đông người trở lại. Hệ quả là “cơn sóng thần” Covid-19 với sức tàn phá khủng khiếp đã ập tới.
Với Việt Nam, trong một tháng qua, chúng ta chưa ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng nên đã xuất hiện tình trạng lơ là, chủ quan mất cảnh giác. Nhiều người ra đường không đeo khẩu trang, không thực hiện biện pháp 5K của Bộ Y tế. Trong khi đó, nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam rất cao, do Việt Nam có đường biên giới trên biển và trên bộ với Campuchia, đặc biệt là đường biển rất khó kiểm soát. Hơn nữa, bên cạnh số người nhập cảnh hợp pháp, số ca nhập cảnh trái phép cũng đang là thách thức rất lớn với công tác phòng chống dịch.
Nguy cơ xuất hiện đợt dịch thứ 4 ở Việt Nam là hiện hữu. Thực tế cho thấy những đợt dịch xảy ra sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn so với trước. Các biến chủng kép SARS-CoV-2 tại Ấn Độ và Anh lại có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều. Chính vì thế, chúng ta không thể chủ quan mà phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực chủ động để kiểm soát tốt tình hình dịch, nhất là ở biên giới Tây Nam và các tỉnh Nam bộ. Trước hết là thực hiện nghiêm túc Công điện số 541/CĐ-TTg ngày 23-4-2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới, đặc biệt ở một số nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam, diễn biến phức tạp.
Điều quan trọng là phải kiểm soát tốt tình hình nhập cảnh, đặc biệt là nhập cảnh trái phép trên biên giới. Ngoài lực lượng biên phòng, công an, thì chính quyền và đoàn thể ở cơ sở phải vận động nhân dân ở các xã, tỉnh biên giới và trên toàn quốc nếu thấy người có biểu hiện hoặc từ nước ngoài về thì báo ngay cho chính quyền, lực lượng chức năng. Chỉ một người nhập cảnh trái phép mắc Covid-19 mà không được phát hiện kịp thời sẽ khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng rất lớn. Vì sự an toàn của cả nước, phải xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép.
Trong khi các cơ sở y tế tầm soát, rà soát và có kịch bản cho tình huống dịch lây nhiễm trong cộng đồng, thì mỗi người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là thực hiện đeo khẩu trang và sát khuẩn tay – yếu tố quyết định để làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi xảy ra lây nhiễm tại cộng đồng.
Tâm lý của người Việt trong 'tâm bão' COVID-19 tại Ấn Độ
Hoang mang, lo sợ dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến xấu sẽ ảnh hưởng đến công việc, đi lại và học tập đang là tâm lý chung của bà con người Việt tại "tâm dịch" Ấn Độ.
Người dân xếp hàng chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Guwahati, Ấn Độ, ngày 22/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ấn Độ đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới với số ca nhiễm COVID-19 tăng thêm hơn một triệu ca chỉ trong 3 ngày qua, áp đảo hoàn toàn hệ thống y tế mong manh và đẩy nước này đến bờ vực một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trước thực trạng đó, hoang mang, lo sợ dịch bệnh tiếp tục diễn biến xấu sẽ ảnh hưởng đến công việc, đi lại và học tập là tâm lý chung của bà con người Việt tại đây.
Chị Huỳnh Thúy Vy, đang sinh sống và làm viêc tại Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Ấn Độ rằng, do tình hình dịch bệnh đang biên phức tạp tại Ấn Độ nói chung cũng như các trung tâm đô thị nói riêng như Delhi, Mumbai, Chennai..., bà con người Việt đêu đang găp vân đề vê kinh tê. Cơ sở chăm sóc sắc đẹp nơi chị Vy làm việc khách đang thưa dần. Mọi hoạt động đêu thay đôi, khiến công viêc của chị khó khăn hơn trươc. Việc học của các con chị cũng không thuận lợi, vì học online trong thời gian dài khiến các cháu khó tiêp thu bài hơn.
Hiện dịch bệnh tại bang Tamil Nadu cũng đang tăng mạnh, với trên 15.000 ca nhiêm mơi, riêng thành phố Chennai ghi nhận 4.300 ca trong 24 giờ qua. Từ ngày 26/4, bang này sẽ đóng cửa các trung tâm thương mại, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, phòng tập gym, chợ đầu mối... Đê ứng phó với tình hình dịch bệnh hiên nay, bản thân chị Vy cũng như gia đình hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, trong khi đảm bảo chế độ ăn uông lành mạnh, đủ chất đê có sưc đê kháng ngăn ngừa dịch bệnh. Trong nhà chị lúc nào cũng chuân bị sẵn một cơ sô thuôc cần thiêt, để đề phòng trường hợp xấu có thể tự chữa trị tại nhà, vì hiên tại chi phí điều trị ở bệnh viện rất đắt đỏ trong khi các cơ sở y tế đang quá tải, thiếu hụt y tá, bác sĩ và cả trang thiết bị vật tư y tê.
Chị Vy cho biết thêm không chỉ riêng mình găp khó khăn, có gia đình ngươi Viêt Nam qua Chennai chữa bệnh đã bị kẹt lại cả năm nay do dịch bệnh. Họ dự định sẽ vê Việt Nam trên chuyến bay tiếp theo, nhưng không rõ chuyến bay có thực hiện được không khi dịch bệnh lại đang bùng phát mạnh, khiến nhiều nước bắt đầu cấm các chuyến bay từ Ấn Độ. Gia đình họ thực sự vất vả trong quá trình điêu trị bệnh tại Ấn Độ.
Trong khi đó, anh Nguyễn Viết Thanh, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Odisha, bang Odisha miền Đông Ấn Độ, cũng bày tỏ lo lắng về tình hình dịch bệnh gia tăng có thể ảnh hưởng đến việc học tập của mình. Trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên, anh Thanh đã phải về Việt Nam do trường đóng cửa. Nay anh vừa quay trở lại Ấn Độ để hoàn thành chương trình học thì làn sóng thứ hai lại ập đến.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng điều khiến anh Thanh bất ngờ hơn cả, và lo lắng nữa, là rất nhiều bạn bè anh trong trường cũng như cả người dân ngoài đường không đeo khẩu trang. Họ cũng hay tập trung đông người trong các đền thờ, xung quanh các điểm bán đồ ăn đường phố, không khẩu trang, không gian cách. Nguy cơ dịch bệnh rình rập không đâu xa, ngay trong trường nơi anh Thanh học, một số khu ký túc xá và cả nhà khách đã được sử dụng làm nơi cách ly bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Luôn cảnh giác với dịch bệnh, khẩu trang, găng tay, nước sát khuẩn là những hành trang không thể thiếu mỗi khi anh Thanh ra ngoài. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, anh Thanh hạn chế đến nơi đông người và thường nhờ một người bảo vệ biết nói tiếng Anh đi chợ mua đồ. Anh Thanh hy vọng dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ sớm kết thúc, để trường học không bị đóng cửa một lần nữa và anh có thể yên tâm hoàn thành trọn vẹn chương trình học của mình. Anh cũng bày tỏ mong muốn tới đây sẽ được tiêm vaccine khi Ấn Độ mở rộng chương trình tiêm phòng đến những người trên 18 tuổi, để được yên tâm hơn phần nào khi ở giữa tâm bão COVID-19 của thế giới.
Theo Tham tán Đỗ Thanh Hải, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, cộng đồng người Việt tại Ấn Độ có khoảng trên 1.000 người, sang Ấn Độ vì nhiều mục đích khác nhau như kết hôn, du học, tu tập, công tác. Ngoài ra, còn có một số người đi tham quan, chữa bệnh nhưng bị kẹt lại.
Ngay khi dịch bệnh bùng phát, cơ quan đại diện ngoại giao tại địa bàn đã cố gắng thu xếp các chuyến bay để đưa bà con tại Ấn Độ và các nước Nam Á khác về nước tránh dịch. Hiện nay chỉ còn khoảng gần 100 người Việt ở lại học tập, lao động rải rác ở nhiều thành phố trên khắp Ấn Độ. Đại sứ quán thường xuyên liên hệ với đại diện của các nhóm cộng đồng, nắm bắt tình hình bà con, duy trì đường dây nóng để hỗ trợ thủ tục lãnh sự, bảo hộ công dân khi cần thiết. Hiện tại khi chính quyền Delhi đang thực thi lệnh phong tỏa gắt gao và các xe bình thường không được lưu thông, Đại sứ quán đã cử cán bộ mua và cung cấp lương thực, thực phẩm tiếp tế cho những bà con gặp khó khăn.
Trong làn sóng dịch bệnh thứ hai đang bùng phát mạnh, nhiều bà con có nhu cầu hồi hương để tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, Đại sứ quán chưa nhận được thông tin khẩn cấp nào từ cộng đồng, trừ một số kỹ sư người Việt Nam tham gia dự án xây dựng trụ sở Đại sứ quán bị nhiễm COVID-19 ở thủ đô New Delhi.
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát dữ dội hiện nay, Đại sứ quán phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa nhưng vẫn duy trì các hoạt động cơ bản để phục vụ công tác bảo hộ công dân khi cần thiết. Một cán bộ của Đại sứ quán cũng đã bị nhiễm bệnh, hiện đang cách ly, sức khỏe ổn định và có tiến triển tích cực.
Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã ban hành kế hoạch ứng phó với đại dịch COVID-19, trong đó nêu các biện pháp cụ thể, như rà soát và bổ sung thuốc men, trang thiết bị y tế cá nhân, liên hệ trước với một số bệnh viện để kiểm tra giường bệnh và phương án chữa trị, sẵn sàng triển khai các phương án hành động, ứng phó bình tĩnh, hiệu quả với mọi tình huống, kể cả trong trường hợp xấu nhất khi có người tử vong do COVID-19.
Singapore siết chặt đi lại với Ấn Độ, nới lỏng với một số quốc gia và vùng lãnh thổ Các hạn chế đi lại đối với hành khách từ Ấn Độ đến Singapore đang được thắt chặt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ ngày càng tồi tệ và sự xuất hiện của các biến thể virus SARS-CoV-2 mới ở nước này. Theo đó, hạn chế quy định cắt giảm ngay lập tức số lượng phê duyệt nhập...