Kinh tế Canada vẫn ổn định bất chấp làn sóng lây nhiễm thứ ba
Nền kinh tế Canada đã hoạt động tốt một cách đáng ngạc nhiên trong những tháng gần đây, mặc dù các biện pháp hạn chế được áp dụng để khống chế dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục được áp dụng.
Một cửa hàng tại Ontario phải đóng cửa. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa 4/3, khi làn sóng thứ ba của đại dịch COVID-19 ập đến, nền kinh tế Canada vẫn đang ở trong tình trạng vững chắc đến không ngờ. Mặc dù vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng nền kinh tế của quốc gia Bắc Mỹ này cũng đã có thêm lý do để lạc quan.
Cơ quan thống kê Canada cho biết gần 17.000 doanh nghiệp mới đã được thành lập trong tháng 12/2020, cao hơn so với mức trung bình hàng tháng là 15.725 trong 5 năm trước đại dịch. Tháng 10 và tháng 11/2020 cũng chứng kiến con số này ở trên mức trung bình. Đây là một dấu hiệu cho thấy người Canada bắt đầu tin tưởng vào tương lai. Bất chấp tất cả những biến động trong năm qua, họ đang nhìn thấy cơ hội và chấp nhận rủi ro.
Đã có thêm nhiều bằng chứng về sức bật của kinh tế Canada mạnh mẽ hơn dự đoán. Trong tháng 1/2021, GDP tăng trưởng nhanh hơn dự báo. Nhiều khả năng nền kinh tế trong quý đầu tiên của năm 2021 có thể đạt tốc độ tăng hơn 5%. Tình hình này hoàn toàn trái ngược với những dự đoán trước đó rằng năm 2021 sẽ mở màn với 3 tháng đầu năm kinh tế đi xuống. Tổ chức nghiên cứu-phân tích Conference Board of Canada dự báo sức tăng trong cả năm 2021 của nền kinh tế này ước đạt xấp xỉ 6%.
Video đang HOT
Theo National Bank (Top 6 ngân hàng thương mại lớn nhất Canada), nền kinh tế chỉ giảm khoảng 2% so với mức đỉnh trước đại dịch, sau khi sụt giảm chóng mặt 18% trong thời kỳ đóng cửa tồi tệ nhất năm ngoái. Không giống như những cuộc suy thoái hồi những năm 1980, 1990 và 2000, tình trạng suy thoái của mùa Xuân năm 2020 mạnh hơn, sâu hơn nhưng phục hồi cũng nhanh hơn nhiều.
Nền kinh tế Canada đã hoạt động tốt một cách đáng ngạc nhiên trong những tháng gần đây, mặc dù các biện pháp hạn chế được áp dụng trong đại dịch vẫn tiếp diễn. Các chuyên gia kỳ vọng rằng nền kinh tế có thể thích nghi và khắc phục được những tác động tiêu cực từ đợt hạn chế mới đang được một số tỉnh tạm thời áp dụng trong tháng 4 này.
Tuy nhiên, “ sức khỏe” của nền kinh tế phụ thuộc vào sức khỏe cộng đồng. Canada càng đẩy lùi nhanh dịch bệnh thì nền kinh tế càng có nhiều cơ hội mở cửa trở lại và phục hồi. Canada đang bắt đầu đạt được những tiến bộ đáng chú ý trên mặt trận tiêm chủng. Tính đến sáng 1/4, số người được chủng ngừa ít nhất một liều vaccine đã lên đến 5 triệu người. Dự báo, Canada sẽ nhận được từ 32-36 triệu liều vaccine của Pfizer, Moderna và Oxford-AstraZeneca trước ngày 30/6 tới.
Bên cạnh những tin tốt lành là một số tín hiệu đáng lo ngại. Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Canada ngày 3/4 đã vượt qua cột mốc ảm đạm 1 triệu ca. Như vậy, Canada đã trở thành quốc gia thứ 23 trên thế giới có trên 1 triệu ca nhiễm COVID-19, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.
Một chỉ số quan trọng cần theo dõi là tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. Tính đến nay, khoảng 80% số việc làm bị mất trong đại dịch đã được phục hồi. Tuy nhiên, Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự báo từ nay đến năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn cao hơn mức trước đại dịch năm 2019 (5,7%). Số người Canada không làm việc trong hơn 6 tháng đứng ở mức 1,4-1,6 triệu người kể từ tháng 5/2020. Con số này nhiều hơn khoảng 2/3 so với khi đại dịch khởi phát.
Một trong những vấn đề nổi cộm của nền kinh tế đó là cuộc vật lộn để tồn tại của các ngành “bị khóa” trong đại dịch, từ du lịch đến nhà hàng. Trong khi lượng việc làm ở những ngành khác gần như đã hồi phục, thì việc làm trong các lĩnh vực này giảm 17%. Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những người lao động có mức lương thấp. Dự báo, nhu cầu trong những ngành này sẽ bùng nổ khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Đặc biệt, Canada có thể nhận được “cú hích” mạnh từ nhu cầu của thị trường Mỹ – điểm đến của 3/4 hàng hóa xuất khẩu nước này. Mỹ đang đi trước Canada trong việc triển khai tiêm chủng, nên ngày mở cửa lại nền kinh tế đang đến gần hơn.
Hơn nữa, chính quyền của Tổng thống Biden đang triển khai gói kích thích kinh tế 1.900 tỷ USD và dự kiến chi tới 2.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng. Tháng trước, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ước tính GDP của nền kinh tế số một thế giới này sẽ tăng 6,5% vào năm 2021, cao hơn nhiều so với con số dự báo 4,2% công bố hồi tháng 12/2020.
Theo giới quan sát, tất cả các dấu hiệu đều cho thấy nền kinh tế Canada đã sẵn sàng thoát khỏi đại dịch với tốc độ phi mã. Tuy nhiên, nhân tế quyết định vẫn là dịch bệnh COVID-19 – nền kinh tế có thể khởi sắc nhưng không thể phục hồi cho đến khi đại dịch bị đánh bại.
Bangladesh ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc trong 7 ngày để chặn Covid-19
Chính phủ Bangladesh ngày 3/4 đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 1 tuần, bắt đầu từ ngày 5/4 nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm SARS-CoV-2 mới.
Theo lệnh phong tỏa này, các văn phòng, công sở và tòa án sẽ phải đóng trong giai đoạn này; trong khi các nhà máy, công xưởng vẫn được tiếp tục hoạt động bình thường.
Đám đông người Bangladesh đeo khẩu trang thời Covid-19. Ảnh: Industriall Union.
Việc Chính phủ Bangladesh cho phép các cơ sở sản xuất vẫn được mở cửa trong giai đoạn phong tỏa nhằm giúp duy trì công ăn việc làm cho công nhân, tránh cho họ bị mất việc và trở về quê, khiến tình trạng lây nhiễm phức tạp hơn.
Trong 24 giờ qua, Bangladesh ghi nhận hơn 6.800 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, mức kỷ lục trong 1 ngày từ trước tới nay. Tổng số người mắc Covid-19 tại nước này hiện đã là 624.500 người./.
Châu Á, Trung Quốc sẽ "lấp chỗ trống" nhu cầu hàng hóa ở Mỹ trong năm nay Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết, Mỹ và các quốc gia Bắc Mỹ sẽ trở thành những nhà nhập khẩu lớn nhất trong năm nay, trong khi Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác dẫn đầu trong việc cung cấp số lượng hàng hóa đó. Cụ thể, "nhu cầu tại khu vực Bắc Mỹ sẽ được thúc...