Lời khuyên bác sĩ: Chữa khỏi bệnh gout không phải thuốc, mà do bí quyết “ĂN ít, ỘP nhiều”
Đây là lời khuyên của một bác sĩ về cách chữa bệnh gout (gút) và việc làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Các bạn hay hỏi tôi, chữa gout thế nào tốt nhất. Giải thích “lằng ngoằng” bằng khoa học, bạn không nhớ. Giải thích bằng Đông y bạn càng mù mờ. Vậy suy nghĩ mãi, tôi mới cho ra một câu kệ, rất dễ nhớ và có hiệu quả.
Ngày nay, câu kệ ấy đã được bạn tôi, có cả phó giáo sư, tiến sĩ y khoa thuộc lòng và áp dụng có hiệu quả cho bản thân và bạn bè.
Trước tiên, nên có mấy lời phi lộ.
Bệnh gout, thống phong… nôm na là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, một sản phẩm trong quá trình tiêu hóa, chuyển hóa protid từ thức ăn thành protein của cơ thể. Quá trình chuyển hóa đó có nhiều sản phẩm phụ mà để đánh giá, người ta tính theo nồng độ của a xít uric trong máu.
Việc tăng axit uric, gây lắng đọng muối urat gây viêm “lung tung”, người thể hiện ra ở chỗ này, người khác ở chỗ khác. “Giời phạt” chỗ nào, chỗ đó chịu. Có mấy vị trí đặc hiệu dễ thấy là ở khớp gốc ngón tay cái hay gốc ngón chân cái sưng – nóng – đỏ – đau, mặt mũi “dàu dàu” dễ là đã bị gout.
Nguyên nhân là thế, cơ chế gây bệnh được giải thích cặn kẽ qua nhiều lý thuyết. Mà ở đời cái gì càng cặn kẽ, càng nhiều “lý toét” thì càng mù mờ và xa sự thật.
Tóm lại, urat là một loại bồ hóng có hại, lắng đọng urat ở khớp, gây đau khớp, ở gan gây suy gan, ở da gây hạt to đùng. Lâu dài sẽ gây tổn thương nội tạng, khớp – da không hồi phục và cuối cùng, giống như mọi người khác, bệnh nặng quá, suy gan thận gây tử vong.
Chữa nó, Đông Tây y đều chung một cách: hạn chế lắng đọng urat và tác động vào men nào đó cùng với trục được tý urat bằng cách gây tiêu tiểu nhiều để hạ nồng độ urat trong cơ thể “được tí nào hay tí đó”.
Bài thuốc thì có rất nhiều, chẳng hạn như sau:
Tây y dùng các loại thuốc kháng viêm giảm đau không corticoid; các thuốc Colchicine; Alopurinol, 6 Mecaptopurin… và các thuốc chữa trị triệu chứng khác.
Theo Đông y thì “chả thiếu lá lẩu nào” không có tác dụng chữa gout. Từ tía tô, lá lốt, đậu xanh, củ ráy, cây nở từ đất đến hạt gắm, tơ hồng, cà gai leo, khúc khắc, bồ công anh, cam thảo đất… đến kiểu kỳ lạ như hấp một tổ kiến vống lấy nước uống (một dạng tự nhiên của axit formic…)
Kết quả cả hai bên (Đông -Tây y) là: Chưa bao giờ thấy chữa khỏi được bệnh, chỉ giảm đau tạm thời và bệnh nhân vẫn chờ ngày tái phát. Bác sĩ mỗi lần nhìn thấy “cố bệnh nhân” đều ngượng…
Video đang HOT
Vậy, tôi cho các bạn một câu kệ để đối phó với bệnh gout một cách lạc quan, vui vẻ nhất. Đó là: ĂN ÍT – ỘP NHIỀU.
Thế nào là ĂN ÍT?
Hãy biết tiết chế chế độ ăn, nên ăn ít đồ bổ và quá bổ. Trước khi dùng các biện pháp làm hạ nồng độ urat trong máu, các bạn hãy hạ purin trong thức ăn hàng ngày, như “Mít-tơ Google” nói loại thức ăn nào, thứ thịt nào có nguy cơ gây tăng purin thì chừa nó ra hay hạn chế nó đi.
Người bị gout hãy chủ động hay bị động xem mình bị phản ứng rõ nhất với thức ăn nào để “chừa” nó, kiêng nó triệt để. Nhớ rằng mỗi người mỗi bệnh, khác nhau xa lắm. Người sợ thịt đen, kẻ ngại ăn cá, có ông cứ “dính” tý hải sản lại rên la ầm ầm..
Tựu trung, những người ăn nhiều cá và rau xanh ít bị gout hơn những người ăn sơn hào hải vị thừa mứa.
Thế nào là ỘP NHIỀU?
Hãy hiểu một cách vui vẻ, thì ỘP ở đây gồm mấy thứ:
Lao động chân tay và thể thao là thứ gây những khoái cảm tột bậc. Lao động là một thứ doping nhất hạng; còn thể thao, khi bạn ghi được một bàn thắng, khi bạn chiến thắng, cơ thể tiết lượng Endorphin cao như bạn vừa Ộp xong một cái.
Vậy hãy tăng thời lượng cho lao động chân tay và chơi thể thao nhiều lên nhé.
Còn ỘP, con người mà thiếu ỘP thì còn là con gì nữa, cứ theo quy luật con số 9 mà dùng. Nếu thiếu thừa, hãy cứ cân đối cho vừa với bản thân mình.
Chứ nhịn ỘP quá cũng gây tăng urat, dễ đau ngón chân ngón tay lắm, chưa kể máu nó dồn lên đầu gây ngố.
Bệnh gout, còn có khi được gọi là bệnh của nhà giàu, cũng đúng thôi, người giàu suốt ngày ăn ngon, ăn bổ, lao động chân tay ít, trí óc mải lo làm giàu, không rối loạn chuyển hóa mới là lạ.
Khi ỘP điều hòa, các bạn đã thải rất nhiều sản phẩm của chuyển hóa protein ra ngoài qua đường “sung sướng”, chả tốt hơn qua đường “đi tướt tóe loe” à?
Vừa được cái này, vừa thải được u ríc u rát qua đường không phải tiêu tiểu, gout giảm là cái chắc.
Vậy, túm lại, hỡi các bạn bị gout, hãy ĂN ÍT – ỘP NHIỀU các bạn nhé!
Còn các loại thuốc, các bạn hãy uống bất cứ loại nào bạn thích, kết quả như nhau thôi, các bạn đã quá hiểu rồi, tôi chả nói nữa.
Phòng bệnh, kiêng cữ, thể dục thể thao nhiều lên, yêu kịch liệt vào… giảm đau giảm gout – hãy sống như bạn đang tận hưởng, bạn nhé.
Chú thích: Quy luật con số 9 theo Đông y là tuổi 20s thì sinh hoạt tình dục 29 = 18, một tuần tám lần; 30s thì 3x 9= 27 hai tuần bảy lần; 40s thì 49= 36: ba tuần sáu lần; 50s thì 59=45: bốn tuần năm lần; 60s thì 69= 54 năm tuần bốn lần… Cứ thế tính tiếp.
Bài viết của Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng (từng công tác tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện quân y 103 – Học viện Quân y, giáo viên bộ môn Ngoại khoa dã chiến Học viện Quân y. Sau đó là bác sĩ điều trị, Nghiên cứu sinh tại bệnh viện 175 – Bộ Quốc phòng, nay đã nghỉ hưu.
Theo Soha
Sữa đậu nành dù bổ tới mấy nhưng có 6 kiểu người nếu uống sẽ thành hại thân
Sữa đậu nành tuy thơm ngon, bổ dưỡng nhưng có một số người vẫn nên kiêng dùng.
Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng thường được nhiều người lựa chọn sử dụng vào buổi sáng. Một cốc sữa đậu nành 250ml trung bình chứa: 25-31% canxi, 11-31% vitamin D, 89-125 calo, 5g chất béo (trong đó 0.4g bão hòa), 6-10g protein, 1g đường.
Với những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, sữa đậu nành có không ít công dụng trong việc giảm lượng cholesterol xấu, chống loãng xương và cải thiện mạch máu.
Mặc dù, sữa đậu nành có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức loại đồ uống ngon lành này vào bữa sáng. Dưới đây là 6 nhóm người tuyệt đối không nên uống sữa đậu nành.
1. Những người dạ dày yếu
Những người có dạ dày yếu không chỉ nên hạn chế uống sữa đậu nành mà tất cả các sản phẩm sữa khác cũng như vậy. Bởi vì bản chất của sữa đậu nành có tính lạnh, những người dạ dày yếu khi uống sẽ dễ bị ợ hơi, khó tiêu.
Ngoài ra những người đang bị đau bụng, tiêu chảy cũng không nên uống vì dưới tác động của enzyme, sữa đậu nành sẽ tạo ra khí khiến cho tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng.
2. Người viêm dạ dày cấp tính
Người viêm dạ dày cấp tính và mãn tính không nên ăn các sản phẩm làm từ đậu nành để tránh kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid làm bệnh thêm trầm trọng hoặc gây đầy hơi.
3. Người bị bệnh gout
Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purine gây ra. Đậu nành rất giàu purine, vì thế những người bị bệnh gout nên hạn chế uống sữa đậu nành.
4. Người đang dùng thuốc kháng sinh
Sữa đậu nành không được dùng chung với erythromycin và các thuốc kháng sinh khác, vì hai loại này sẽ có phản ứng hóa học. Một số loại thuốc có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa khác chẳng hạn như tetracycline, erythromycin và các kháng sinh khác. Thời gian tốt nhất để uống sữa đậu nành là sau khi uống thuốc kháng sinh hơn 1 tiếng.
5. Người thiếu kẽm
Đậu nành có chứa các chất ức chế như saponin và lectin đều không phù hợp với những người đang bị thiếu chất kẽm. Nếu bạn thích uống sữa đậu nành thì nên đun nóng trước khi uống và nếu dùng thường xuyên thì nên bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm đầy đủ.
6. Bệnh nhân sau phẫu thuật
Sức đề kháng của những bệnh nhân sau khi phẫu thuật hay người đang bị ốm thường yếu, chức năng tiêu hóa cũng không hoạt động tốt. Do đó, tốt nhất là không uống sữa đậu nành lạnh khi đang trong thời gian hồi phục vì dễ bị buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng dạ dày khác.
Theo Minh Minh
Dịch từ People.cn
Khám Phá
Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout Bệnh gout thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40 - 50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout... Môt chê đô dinh dương hơp ly se giup giảm nguy cơ xảy ra các cơn gout cấp. Han chê dưa nhưng loai thưc...