Lời khai mâu thuẫn giữa vợ và em trai Nguyễn Thái Luyện
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Võ Thị Thanh Mai cho rằng cáo buộc rửa tiền là oan sai, còn Nguyễn Thái Lực (em trai Nguyễn Thái Luyện) khai rút tiền theo chỉ đạo của chị dâu.
Sáng 9/12, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử Nguyễn Thái Luyện, 36 tuổi, Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba và 22 đồng phạm về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền.
Rút tiền theo chỉ đạo của chị dâu
Trả lời thẩm vấn của HĐXX về hành vi rửa tiền, bị cáo Võ Thị Thanh Mai (Giám đốc Công ty CP Alibaba Law Firm, vợ Luyện) cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo tội danh trên là oan sai. Bị cáo Mai khai không chỉ đạo em chồng là Nguyễn Thái Lực (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và thương mại Địa Ốc Xanh, em ruột Luyện) và Huỳnh Thị Kim Thắng (Kế toán trưởng Công ty Alibaba) rút tiền như cáo trạng truy tố. Mai cho rằng thời điểm đó mọi người tự làm việc của mình, không ai chỉ đạo.
“Hôm 18/9/2019, bị cáo có mặt tại công ty nhưng không biết bị khởi tố. Trước đó, bị cáo nhờ Thắng đứng tên trên sổ tiết kiệm 30 tỷ đồng nhưng bị cáo đang cầm cố sổ đó để vay ngân hàng 18 tỷ. Thời điểm đó, Thắng sợ liên quan khoản vay nên đã chuyển lại trả cho bị cáo”, Mai trình bày.
Bị cáo Nguyễn Thái Lực tại tòa. Ảnh: Duy Hiệu.
Trong khi đó, Huỳnh Thị Kim Thắng khai làm mọi việc theo sự chỉ đạo của Võ Thị Thanh Mai. Còn bị cáo Nguyễn Thái Lực khai rằng do không am hiểu pháp luật, tin tưởng vào anh trai là Nguyễn Thái Luyện nên bị cáo buộc phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
“Anh Luyện kêu bị cáo phụ anh việc trợ lý, bị cáo chỉ nhận chuyển thông tin pháp lý từ các công ty về cho anh Luyện chứ không làm việc gì khác”, Lực nói.
Đối với hành vi rửa tiền, Nguyễn Thái Lực khai nhận lệnh từ Võ Thị Thanh Mai đi rút tiền giao lại cho Mai. “Chị Mai nói bị cáo ra ngân hàng rút xong đưa về cho chị, bị cáo làm theo và giao tiền cho chị Mai tại trụ sở Công ty Alibaba. Lúc đó chị có chị Mai và bị cáo, còn tiền để trong bao tải”, Lực cho rằng chỉ làm theo lệnh của Mai, bị cáo không cất giấu, không biết số tiền phạm pháp, không tư lợi cá nhân…
Không xin lập dự án khi bán đất cho khách hàng
Trước đó, trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Thái Luyện bác bỏ một số nội dung trong cáo trạng. Tuy nhiên, Luyện thừa nhận bản thân là người có quyền quyết định về chủ trương, nguồn đất, giá đất do có kinh nghiệm, từng làm nhiều công ty về bất động sản. Sau đó, Luyện chỉ đạo các nhân viên dưới quyền thực hiện việc vẽ dự án, quảng cáo và bán hàng.
Nguyễn Thái Luyện khai lập 22 công ty và chỉ đạo các nhân viên đứng tên làm giám đốc hoặc đại diện pháp luật vì muốn cấp dưới phát triển được doanh nghiệp riêng. Do các nhân viên chưa đủ năng lực nên họ đứng tên các pháp nhân cho Luyện.
“Những người đứng tên 22 pháp nhân này không được hưởng lợi gì, họ chỉ được nhận lương cho công việc họ đang phụ trách ở Alibaba. Con dấu của các công ty này là do vợ bị cáo (Võ Thị Thanh Mai) quản lý. Mọi thu chi, bị cáo không trực tiếp quản lý mà giao cho vợ và người quản lý tài chính của công ty”, Nguyễn Thái Luyện khai.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện. Ảnh: Duy Hiệu.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc có xin lập dự án ở địa phương khi làm các dự án để bán cho khách hàng, Luyện khẳng định không xin lập dự án của Nhà nước mà luật quy định người sử dụng đất có quyền làm cho thửa đất của mình tăng giá trị. Do đó, bị cáo mua đất, tách thửa để bán.
Các bị cáo khác khai đứng tên lãnh đạo các công ty con của Công ty Alibaba nhưng chỉ nhận mức lương như nhân viên bán hàng và khoản lợi nhuận theo doanh số. Nhiều bị cáo mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt vì sau khi làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra, họ đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật.
Theo cáo trạng, ngày 21/11/2018, Võ Thị Thanh Mai chỉ đạo Nguyễn Thái Lĩnh (em ruột Luyện) nộp 50 tỷ đồng vào tài khoản của Nguyễn Thái Lực. Đây là số tiền khách hàng thanh toán mua nền đất tại Công ty Alibaba. Sau đó, theo chỉ đạo của Mai, Lực rút 31 tỷ đồng, mở sổ tiết kiệm cho Huỳnh Thị Kim Thắng đứng tên.
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Mai, Thắng rút số tiền 18 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm, mua 2 căn nhà ở Đồng Nai cùng đứng tên với Nguyễn Thái Lực. 13 tỷ đồng còn lại vẫn giữ trong sổ tiết kiệm.
Ngày 18/9/2019, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra thi hành lệnh bắt và khám xét trụ sở công ty và các chi nhánh Công ty Alibaba, Võ Thị Thanh Mai, Thắng và Lực biết rõ số tiền 13 tỷ đồng còn lại trong sổ tiết kiệm có nguồn gốc bất hợp pháp. Hôm sau (19/9/2019), Mai chỉ đạo Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi hơn 13,9 tỷ đồng vào tài khoản do Mai đứng tên mở tại Ngân hàng ACB. Cùng ngày, Mai chuyển 13 tỷ đồng vào tài khoản của Lực, rồi chỉ đạo Lực rút ra, giao lại cho Mai. Quá trình điều tra, Mai khai đã sử dụng hết số tiền đó vào việc cá nhân và trả nợ. Đến nay, cơ quan điều tra chưa thu hồi được.
Xét xử vụ Công ty Alibaba lừa đảo, rửa tiền: Nhiều giám đốc chỉ học hết lớp 12
Tại phần thẩm tra lý lịch trong vụ Công ty Alibaba lừa đảo, rửa tiền, nhiều bị cáo thuộc cấp của Nguyễn Thái Luyện khai chỉ học hết lớp 12 nhưng được bổ nhiệm giám đốc công ty.
Ngày 8.12, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba) và 22 đồng phạm liên quan vụ án Công ty Alibaba lừa đảo, rửa tiền.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba.NHẬT THỊNH
Khoảng 7 giờ 30 phút, xe của trại giam đã áp giải bị cáo Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đến phiên xét xử. Trong vụ án này, bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng được tại ngoại để chữa bệnh; bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện) được tại ngoại do nuôi con nhỏ.
Ông trùm Nguyễn Thái Luyện thay đổi diện mạo ngày "bộ sậu" Alibaba hầu tòa
Nhiều bị cáo đồng phạm khai chỉ học hết 12
Đến khoảng 8 giờ 30 phút, HĐXX khai mạc phiên tòa, công bố nội quy và thẩm tra lý lịch các bị cáo.
Theo cáo trạng, Công ty Alibaba của Nguyễn Thái Luyện được thành lập năm 2016 với vốn điều lệ 1 tỉ đồng; đến năm 2017, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 1.700 tỉ đồng. Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Công ty Alibaba, hoạt động ở các lĩnh vực: bất động sản, truyền thông, vận tải... cho người thân, nhân viên thân tín đứng tên.
Trong số 23 bị cáo bị đưa ra xét xử, có đến 13 bị cáo được bổ nhiệm chức danh giám đốc Công ty Alibaba và các công ty trực thuộc Công ty Alibaba.
Các bị cáo tại phiên xét xử Công ty Alibaba lừa đảo, 'rửa tiền'. Ảnh NHẬT THỊNH
Đáng chú ý, tại phần thẩm tra lý lịch, nhiều người dự khán khá bất ngờ khi đa số bị cáo này chỉ học hết lớp 12; không có bằng đại học hay bằng cấp đào tạo liên quan lĩnh vực bất động sản những vẫn được bổ nhiệm giám đốc.
Trong đó có các bị cáo: Nguyễn Thái Lĩnh (Giám đốc Công ty Alibaba, em trai Luyện) khai chỉ học hết lớp 12 và không học đại học hay đào tạo liên quan lĩnh vực bất động sản.
Bị cáo Nguyễn Văn Kiên (41 tuổi, ngụ Ninh Bình) trình bày, chỉ học hết lớp 12 và làm nghề kinh doanh, buôn bán tự do. Đến ngày 17.3.2017, Kiên làm tại Công ty Alibaba và được bổ nhiệm giám đốc Công ty Cổ phần địa ốc Spartaland.
Tương tự, còn có các bị cáo: Nguyễn Thái Lực (em trai của Luyện và Lĩnh) là trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba; cựu giám đốc Công ty Long Thành Ali; Trương Thị Hồng Ngọc (33 tuổi, ngụ Bình Dương) là cựu Giám đốc Công ty Tia chớp; Bùi Minh Đức (41 tuổi, ngụ Bình Thuận) là cựu Phó tổng Đầu tư Công ty Alibaba và cựu Tổng giám đốc Công ty TLLAND...
Bi kịch gia đình tan nát, mất tiền tỉ vì lỡ tin Nguyễn Thái Luyện và Alibaba
Bị hại nộp đơn sau khi phiên tòa bắt đầu có được hỗ trợ?
Do số lượng bị hại lên đến 3.896 người, trước đó, TAND TP.HCM đã có thông báo gửi đến các bị hại. Theo đó, các bị hại trong 58 dự án sẽ tham gia xét hỏi dự kiến từ ngày 13 - 21.12.2022 theo từng dự án, từng mốc thời gian cụ thể.
Tuy từ sáng nay và đến đầu giờ trưa, nhiều bị hại đã đến tòa án, mang theo hồ sơ để làm thủ tục tham gia phiên tòa.
Tại phần thủ tục phiên tòa, HĐXX cũng cho biết, khi xét hỏi sẽ theo thứ tự HĐXX, Đại diện Viện KSND TP.HCM và đến các luật sư; chỉ hỏi một lần và không quay lại hỏi. Do số lượng bị hại quá đông nên sau khi xét hỏi xong, bị hại sẽ được ra ngoài.
Các bị hại đến làm thủ tục tham gia phiên xét xử. Ảnh NHẬT THỊNH
HĐXX cũng đã thông báo đến các bị hại về kế hoạch xét hỏi tại tòa và đã lên danh sách. Tuy nhiên, nếu các bị hại chưa có trong danh sách nhưng có đủ chứng cứ, hồ sơ, tài liệu chứng minh thì HĐXX vẫn sẽ xem xét và trong quá trình xét hỏi sẽ vào tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi.
Để phục vụ phiên xét xử, TAND TP.HCM đã dựng rạp, lắp màn hình ở sân tòa. HĐXX sẽ xét xử từ ngày 8.12 - 6.1.2023 và sẽ xét xử xuyên suốt cả thứ bảy và chủ nhật.
Chiều nay (8.12), phiên tòa xét xử vụ án Công ty Alibaba lừa đảo, rửa tiền tiếp tục diễn ra.
Người đàn bà 'tay hòm chìa khoá' và phi vụ 'rửa tiền' của địa ốc Alibaba Người đàn bà này là Võ Thị Thanh Mai (35 tuổi, quê Quảng Bình) - là vợ của CEO địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện. Trong vụ án địa ốc Alibaba gây chú ý của dư luận có 23 bị cáo thì có 20 bị cáo bị truy tố tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Võ Thị Thanh Mai cùng Nguyễn Thái...