Lợi ích của dưa hấu đối với sức khỏe bà bầu
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định, kể cả thói quen ăn uống.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong quá trình mang thai, người phụ nữ cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển toàn diện nhất, đặc biệt là hoa quả. Có khá nhiều loại trái cây bạn có thể tiêu thụ trong suốt quá trình mang thai, trong đó có dưa hấu.
Theo các chuyên gia, dưa hấu là một trong những loại trái cây bà bầu nên sử dụng. Dưa hấu lành mạnh, bổ dưỡng và đặc biệt cung cấp nhiều năng lượng cũng như phòng chống bệnh tật.
Dưa hấu là một nguồn tốt của Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B6, magiê và kali. Ngoài ra dưa hấu còn có hàm lượng chất xơ cao và là một giải pháp hữu hiệu cho rất nhiều vấn đề mà các bà bầu phải đối mặt trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bạn có thể sáng tạo và sử dụng loại quả này bằng mọi cách nhưng chú ý không được làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
Dưa hấu là một nguồn tốt của Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B6, magiê và kali.
Lợi ích sức khỏe của dưa hấu với bà bầu
Có khá nhiều lợi ích của dưa hấu đối với sức khỏe của bà bầu như giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao và ốm nghén trong thời kỳ đầu. Ngoài ra, loại quả này còn giúp kích thích sữa, có lợi cho cả mẹ và bé sau này…
Tốt cho tiêu hóa
Phụ nữ mang thai hay bị các vấn đề tiêu hóa khác nhau như trào ngược dạ dày, axit dạ dày…nên dưa hấu chính là loại quả “vàng” giúp đẩy lùi tình trạng khó chịu này.
Giảm sưng, phù nề
Hiện tượng phù nề hoặc sưng nhẹ ở bàn chân rất phổ biến trong thai kỳ. Trong khi đó, dưa hấu có hàm lượng nước rất cao, có tác dụng làm giảm tắc nghẽn trong tĩnh mạch và cơ bắp, giúp ngăn ngừa phù nề và sưng ở bà bầu.
Giảm bớt ốm nghén
Theo các chuyên gia, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao và ốm nghén. Còn trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường, lúc này dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề; giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể.
Ngăn ngừa mất nước
Video đang HOT
Tất cả các phụ nữ mang thai đều được khuyên uống nhiều nước để tránh mất nước vì mất nước có thể gây ra những cơn co thắt sớm và dễ dẫn đến sinh non. Dưa hấu có chứa hơn 90% nước, do đó nó là loại quả rất tốt cho bà bầu để ngăn ngừa hiện tượng mất nước.
Dưa hấu giúp giảm cảm giác nôn nao, ốm nghén và giảm các triệu chứng chuột rút ở bà bầu.
Ngăn chuột rút
Trong quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ có hàng loạt những thay đổi, nhất là trọng lượng cơ thể. Do đó thường dẫn đến hiện tượng chuột rút cơ bắp ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Vì chứa nhiều chất khoáng nên dưa hấu có tác phòng tránh tình trạng chuột rút rất hiệu quả trong tháng thứ 3 của thai kỳ.
Ngăn ngừa sắc tố
Nhiều phụ nữ mang thai bị sắc tố da. Trong dưa hấu chứa nhiều thành phần vitamin quan trọng không chỉ cần thiết đối với sức khỏe mà còn có tác dụng rất hiệu quả trong việc làm đẹp, giảm nám và ảnh hưởng đến cấu trúc làn da, giúp da sáng và mịn hơn.
Lưu ý:
Tiêu thụ quá nhiều dưa hấu có thể dẫn đến mức độ cao của đường trong máu và lâu dần sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, tránh ăn quá nhiều bất thứ gì, kể cả dưa hấu trong khi mang thai.
Dưa hấu tố cho tất cả các cơ quan trong cơ thể và giữ chúng ở trong tình trạng khỏe mạnh, nhưng cơ thể cần các chất dinh dưỡng khác nữa. Do đó, sử dụng quá nhiều dưa hấu như một “chất làm sạch” có thể vô tình loại bỏ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ cơ thể. Vì vậy, tránh tiêu thụ quá nhiều dưa hấu nhé.
Ngoài ra, ăn dưa hấu nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Cuối cùng, hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh nhất nhé.
Theo Duocanbinh
13 dưỡng chất không thể thiếu khi chuẩn bị mang thai
Mọi chất dinh dưỡng đều quan trọng với sức khỏe. Tuy nhiên, một số đã được chứng minh rõ ràng là có tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản. Đó là những dưỡng chất nào? Tham khảo ngay nhé!
1/ Vitamin D
Nghiên cứu đến từ các chuyên gia của Đại học Yale tiến hành trên 67 phụ nữ vô sinh cho thấy, chỉ có 7% trong số đó cớ mức độ vitamin D đạt ngưỡng bình thường. Theo các chuyên gia, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các loại hoóc-môn của cơ thể, nhất là loại hoóc-môn tác động đến sự rụng trứng.
2/ Vitamin E
Vitamin E được chứng minh là có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tinh trùng. Bên cạnh đó, vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa nghiêm trọng giúp bảo vệ tinh trùng và tính toàn vẹn ADN của trứng.
3/ CoQ10
Cần thiết cho mỗi tế bào trong cơ thể để sản sinh năng lượng, CoQ10 còn được chứng minh trong các nghiên cứu là gia tăng sức khỏe của trứng và tinh trùng. Nó cần thiết đối với khả năng di động của tinh trùng trong tinh dịch. Nó còn là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ các tế bào trước tác hại từ gốc tự do; bảo vệ ADN.
4/ Vitamin C
Theo một nghiên cứu được công bố trên tập san Sinh sản và Vô sinh (Fertility and Sterility), vitamin C cải thiện nồng độ hormone và tăng cường khả năng sinh sản ở những phụ nữ bị tình trạng suy hoàng thể. Đối với nam giới, vitamin C đã được chứng minh là cải thiện chất lượng tinh trùng và bảo vệ tinh trùng khỏi tổn hại do ADN, giúp giảm nguy cơ sảy thai và các vấn đề về nhiễm sắc thể. Vitamin C còn có tác dụng giữ cho tinh trùng không vón cục, giúp chúng di chuyển nhanh và dễ dàng hơn.
5/ Axit Lipoic
Là một chất chống oxy hóa rất quan trọng vừa bảo vệ các cơ quan sinh sản ở nữ giới, vừa có tác dụng cải thiện chất lượng cũng như tính di động của tinh trùng. Hơn nữa, axit lipoic còn giúp cơ thể liên tục tái sử dụng các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Trong khoai tây, rau chân vịt và thịt đó có một lượng nhỏ axit này.
6/ Vitamin B6
Ngoài tác dụng điều chỉnh hoóc-môn, vitamin B6 còn có tác dụng điều hòa lượng đường huyết và làm dịu bớt những triệu chứng của ốm nghén. B6 cũng được chứng minh là hiệu quả với tình trạng suy hoàng thể.
7/ Vitamin B12
Không chỉ cải thiện chất lượng và sự sản xuất tinh trùng, vitamin B12 còn giúp củng cố nội mạc tử cung trong quá trình thụ tinh của trứng, giảm nguy cơ sảy thai. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt B12 có thể tăng nguy cơ rụng trứng không đều. Nghiêm trọnghơn, nó còn ngăn rụng trứng hoàn toàn.
8/ Axit folic
Ngăn chặn các khuyết tật của ống thần kinh cũng như những khuyết tật tim bẩm sinh, sứt môi, khuyết tật chi, và những tật dị thường đường tiết niệu ở các bào thai đang phát triển. Hơn nưa, thiếu hụt axit folic có thể gia tăng nguy cơ sinh non, bào thai chậm phát triển, đồng thời làm tăng nồng độ homocysteine trong máu. Điều này có khả năng dẫn tới sảy thai tự phát và các biến chứng thai kỳ, như nhau bong non và tiền sản giật.
9/ Selenium
Selenium là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ trứng và tinh trùng trước các gốc tự do, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai và các khuyết tật bẩm sinh. Selenium còn cần thiết để tạo thành tinh trùng. Trong các nghiên cứu, người ta phát hiện nhóm đàn ông sở hữu lượng tinh trùng thấp cũng có nồng độ selenium thấp.
10/ Kẽm
Ở nữ giới, kẽm phối hợp với hơn 300 enzyme khác trong cơ thể để giữ cho mọi thứ hoạt động diễn ra nhịp nhàng. Không có kẽm, các tế bào không thể phân chia hợp lý, nồng độ estrogen và progesterone có khả năng mất cân bằng và hệ sinh sản không hoạt động hết công suất. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ, nồng độ kẽm thấp có liên hệ trực tiếp với tình trạng sảy thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Ở nam giới, kẽm được xem là một trong những khoáng chất vi lượng quan trọng nhất để xác định khả năng sinh sản của đàn ông. Bổ sung kẽm là cách đơn giản để tăng cường nồng độ tinh dịch; cải thiện hình dạng, chức năng và chất lượng của tinh trùng và giảm nguy cơ vô sinh.
11/ Các axit béo thiết yếu
Axit Omega-3 đã được chứng minh là có ích cho khả năng sinh sản nhờ hỗ trợ điều hòa hoóc-môn trong cơ thể, gia tăng chất nhờn cổ tử cung, thúc đẩy sự rụng trứng và nhìn chung cải thiện chất lượng của tử cung bằng cách tăng cường lượng lưu thông máu đến các cơ quan sinh sản.
12/ Protein
Ăn đủ lượng protein cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau là một phần quan trọng của chế độ ăn uống tốt cho sinh sản. Các axit amin là thành phần cơ bản tạo nên tế bào trong cơ thể.
13/ Chất xơ
Chất xơ hỗ trợ cơ thể tống khứ estrogen và xenohormone dư thừa trong cơ thể đồng thời giúp ống tiêu hóa hoạt động đúng chức năng.
Theo Emdep.vn
Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên uống trà sữa không?Bài viết được tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia Nhiều chị em là tín đồ của trà sữa, khi mang thai họ thường có những thắc mắc bà bầu có nên uống trà sữa? Hoặc bà bầu uống trà sữa có sao không? Trà sữa là loại thức uống được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ, chị em phụ nữ mang bầu cũng không phải là một...