Lợi ích của ánh nắng mặt trời với sức khỏe
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho sức khỏe làn da, đôi mắt. Nhưng phơi nắng trong khoảng thời gian ngắn vào buổi sáng sớm lại có rất nhiều lợi ích cho cơ thể.
Tắm nắng bao nhiêu thì đủ?
Câu trả lời này là khác nhau với mỗi người. Nó phụ thuộc vào màu da, tuổi tác, tiền sử sức khỏe, chế độ ăn uống và nơi bạn sống. Nói chung, các nhà khoa học cho rằng phơi nắng từ 5 đến 15 phút (tối đa 30 phút nếu bạn có làn da ngăm đen) là khoảng thời gian thích hợp để tận dụng lợi ích của ánh nắng mang lại mà không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Bạn có thể ở ngoài lâu hơn và đạt được hiệu quả tương tự nếu bạn sử dụng kem chống nắng.
Tia UV của mặt trời giúp cơ thể tạo ra vitamin D – chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với xương, tế bào máu và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó cũng giúp bạn hấp thụ và sử dụng một số khoáng chất như canxi và phốt pho. Trẻ em thiếu vitamin D có thể bị còi xương.
Thời gian ở ngoài nắng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da nhưng những người sống ở những nơi không nhận được nhiều ánh sáng mặt trời có thể dễ mắc các loại bệnh về vú, ruột kết, tuyến tiền liệt và phổi. Tỷ lệ mắc các bệnh nghiêm trọng khác như đa xơ cứng, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim của họ cũng có thể cao hơn. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể liên quan đến lượng vitamin D thấp hơn.
Ngủ ngon hơn
Đôi mắt của bạn cần ánh sáng để giúp thiết lập đồng hồ bên trong cơ thể. Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm dường như giúp mọi người dễ ngủ hơn vào ban đêm. Điều này có thể cần thiết hơn khi bạn già đi vì mắt bạn ít có khả năng tiếp nhận ánh sáng hơn và bạn có thể khó ngủ hơn.
Video đang HOT
Phơi nắng trong khoảng thời gian ngắn vào buổi sáng sớm rất tốt cho sức khỏe.
Giảm cân
Ánh nắng buổi sáng cũng có thể giúp mọi người giảm béo. Các nhà khoa học cho rằng tia nắng mặt trời có thể làm co các tế bào mỡ bên dưới bề mặt da của bạn. Bạn cần 20 – 30 phút trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến trưa để tạo ra sự khác biệt, nhưng càng sớm thì càng tốt.
Sức khỏe tình cảm
Ánh nắng mặt trời giúp thúc đẩy một chất serotonin có trong não, cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn và giúp bạn giữ bình tĩnh, tích cực và tập trung. Các bác sĩ đôi khi điều trị rối loạn ái kỷ theo mùa (SAD) và các loại trầm cảm khác có liên quan đến mức serotonin thấp bằng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo.
Sức khỏe đôi mắt
Hấp thụ lượng ánh nắng mặt trời vừa phải trong suốt cuộc đời của bạn, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thanh niên, có thể khiến bạn ít gặp vấn đề khi nhìn mọi vật ở khoảng cách xa (cận thị). Nhưng quá nhiều ánh nắng trực tiếp có thể làm tổn thương mắt của bạn. Nó có thể dẫn đến mờ mắt và tăng khả năng bị đục thủy tinh thể.
Làn da của bạn
Các nhà nghiên cứu cho rằng ba loại ung thư da chính – u ác tính, ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy – chủ yếu là do phơi nắng quá nhiều. Vì vậy, điều rất quan trọng là sử dụng kem chống nắng hoặc che chắn nếu bạn định ra ngoài lâu hơn 15 phút. Nhưng một lượng nhỏ tia cực tím thường xuyên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của một số bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vẩy nến và bệnh bạch biến.
Ánh sáng mặt trời như một phương pháp điều trị
Ngoài một số vấn đề về da, ánh sáng mặt trời được lọc cũng có thể được sử dụng để điều trị một tình trạng gọi là bệnh vàng da chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nó xảy ra khi có quá nhiều bilirubin hóa học trong máu và khiến da của trẻ sơ sinh có màu hơi vàng. Đặt em bé dưới ánh sáng mặt trời sau cửa sổ (để lọc các loại tia có hại) có thể giúp loại bỏ bilirubin. Không bao giờ đặt trẻ sơ sinh dưới ánh nắng trực tiếp bên ngoài.
Những vitamin sẵn có tốt cho da
Bổ sung vitamin và luôn sử dụng kem chống nắng, tẩy trang để da được thoáng sạch là những nguyên tắc cơ bản nhất giúp duy trì vùng da mặt khỏe, trẻ.
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng giúp sản xuất vitamin D cho làn da thêm khỏe mạnh - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các vitamin tốt cho da
Theo Bệnh viện Da liễu T.Ư (Hà Nội), một số vitamin thiết yếu tốt cho da, rất sẵn có và khá dễ để bổ sung, trong đó điển hình là vitamin D.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hình thành tông màu da và giúp da khỏe mạnh. Cách đơn giản nhất giúp tăng lượng vitamin D là phơi nắng. Nên thực hiện phơi nắng khoảng 10 - 15 phút hằng ngày. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng giúp sản xuất vitamin D trên da, nhưng lưu ý không phơi nắng vào những thời điểm ánh nắng mạnh (từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều). Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có tiền sử ung thư da.
Ngoài ra, vitamin D cũng có sẵn trong thực phẩm tự nhiên như cá hồi, cá ngừ, cá tuyết...
Vitamin C có đặc tính chống ô xy hóa, đồng thời có vai trò trong sản xuất collagen, giúp chống lại các dấu hiệu lão hóa, ngăn ngừa tình trạng da khô.
Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng cách uống vitamin C, hoặc bổ sung thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm giàu vitamin C như: các loại quả có múi (cam, chanh, bưởi), dâu tây, bông cải xanh...
Vitamin E cũng là một chất chống ô xy hóa. Chức năng chính của nó trong quá trình chăm sóc da là bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa sạm da và nếp nhăn.
Vitamin K được cho là giúp ích một số tình trạng da như: nám, tàn nhang, rạn da, sạm da, quầng thâm... Một số loại thực phẩm giàu lượng vitamin K là cải xoăn, rau bina, rau diếp, cải bắp, đậu xanh...
Các bước chăm sóc cần thiết
Để có một làn da khỏe, hãy tuân thủ các bước chăm sóc đơn giản. Trước hết, không bao giờ quên kem chống nắng. Kem chống nắng là vật bất ly thân, đặc biệt là vào mùa hè và ngay cả mùa đông khi nắng không gay gắt. Nếu không sử dụng kem chống nắng, mọi biện pháp làm đẹp của bạn sẽ không có kết quả.
Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc hơn, tùy thuộc vào loại da và thời gian tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày. Nhưng cần lưu ý, không bao giờ để da khô. Kem chống nắng có thể làm khô da nên bạn cần thoa kem dưỡng ẩm khoảng 15 phút trước khi dùng kem chống nắng.
Không đưa bàn tay bẩn chạm lên mặt. Tay của bạn hằng ngày cầm nắm, tiếp xúc rất nhiều vật dụng chứa vi khuẩn, do đó chạm tay lên mặt sẽ làm lây lan vi khuẩn lên da mặt, gây mụn. Ngay cả khi đã rửa tay cũng không thể đảm bảo tay mình hoàn toàn sạch vi khuẩn, do đó cần hạn chế sờ tay lên mặt.
Luôn tẩy trang trước khi đi ngủ. Đừng bao giờ đi ngủ với khuôn mặt còn trang điểm. Nếu bạn không tẩy trang, các lỗ chân lông chứa mỹ phẩm, bụi bẩn cả ngày sẽ dễ viêm nhiễm, nổi mụn. Cũng cần lưu ý, không để mỹ phẩm trong nhà tắm vì không khí ẩm ướt khiến chúng nhanh hỏng.
Theo Bệnh viện Da liễu T.Ư, lưu ý thay vỏ gối thường xuyên giúp da mặt sạch đẹp. Nên thay vỏ gối ít nhất một lần/tuần nếu da bạn khô hoặc bình thường; 3 ngày/lần nếu da bạn là da dầu. Vỏ gối là chỗ tiếp xúc với da mặt thường xuyên khi bạn nằm ngủ, do đó cần chú ý vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra, nên duy trì mát xa vùng mặt. Việc mát xa giúp kích thích sự di chuyển của bạch huyết (là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất lỏng và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô), làm da mịn màng và cũng giảm bọng ở mắt.
9 thói quen không ngờ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường Bỗng nhiên một ngày, bác sĩ thông báo rằng bạn đã bị tiểu đường! Bạn thực sự sốc và không hiểu tại sao? Mỗi giờ ngồi ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên 3,4% - SHUTTERSTOCK Nhưng bạn có biết rằng, bệnh tiểu đường không xảy đến đột ngột, mà phát triển theo thời gian. Và chính...