Lợi ích cho trẻ khi dự thi kỳ thi Cambridge Assessment English
Cambridge Assessment English được thiết kế và phát triển theo cấp độ giúp người học phát triển toàn diện bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết.
Học Tiếng Anh Cùng Cambridge Assessment English
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, trẻ em càng nhỏ tuổi, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của các em càng tốt. Ở lứa tuổi này, khả năng ngôn ngữ của các em còn linh hoạt nên có thể tiếp nhận bất kỳ ngôn ngữ nào một cách tự nhiên. Hơn nữa, việc học sớm ngôn ngữ còn giúp trẻ phát triển khả năng tập trung và tư duy tốt hơn.
Các bé có thể học tiếng Anh và hướng tới việc dự thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge Assessment English với các trình độ như Pre A1 Starters (YLE Starters), A1 Movers (YLE Movers), A2 Flyers (YLE Flyers), A2 Key for Schools, B1 Preliminary for Schools. Đây là hệ thống bài thi dành cho các em lứa tuổi thiếu nhi và thiếu niên liên thông về cấp độ và nội dung theo Khung Tham Chiếu trình độ chung Châu Âu về Ngôn Ngữ (CEFR
Cấp độ bài thi thiếu nhi cho trẻ bắt đầu học Tiếng Anh
Chứng chỉ Cambridge Assessment English: Young Learners (YLE) bao gồm 3 cấp độ bài thi: Pre A1 Starters, A1 Movers và A2 Flyers dành cho các bé từ 7-12 tuổi. Bài thi YLEs được thiết kế vui nhộn, phi áp lực, tạo sự phấn khởi, và khích lệ sự tự tin của trẻ. Chính vì vậy, các bài thi YLEs không có điểm đỗ hay trượt, mà chỉ thể hiện theo số Khiên (Shields) mà các em đạt được qua từng kỹ năng nghe-nói-đọc-viết. Từ đó, phụ huynh có thể biết kỹ năng nào của các con cần có thêm cơ hội để phát triển trong thời gian tới. Việc tham gia các bài thi YLEs giúp các em xây dựng sự tự tin trong môi trường thi cử theo chuẩn quốc tế ngay từ khi nhỏ tuổi và dần hướng tới các bài thi ở cấp độ cao hơn một cách hiệu quả
Cấp độ bài thi thiếu niên – nền tảng tiếng Anh giao tiếp
Sau khi trải qua các kỳ thi YLEs, các em sẽ chuẩn bị năng lực ngôn ngữ cho các bài thi ở cấp độ cao hơn của Cambridge Assessment English: chứng chỉ A2 Key for Schools và B1 Preliminary for Schools.
Bài thi A2 Key for Schools nhằm đánh giá người học tiếng Anh ở trình trình độ A2 – trình độ Sơ trung cấp (Pre-intermediate) theo khung CEFR. Các em đạt được chứng chỉ ở cấp độ này có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tình huống đơn giản; có thể hiểu được các câu và cấu trúc thường xuyên được sử dụng liên quan đến nhu cầu giao tiếp cần thiết (chẳng hạn như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Họ có thể giao tiếp về những chủ đề giao tiếp đơn giản cần thiết hay về những vấn đề quen thuộc hàng ngày. Họ có thể mô tả đơn giản về bản thân mình, hay về bất cứ vấn đề nào khác xung quanh cuộc sống của họ.
Bài thi B1 Preliminary for Schools đánh giá người học tiếng Anh ở trình độ B1 – trình độ Trung cấp (Intermediate). Ở trình độ này, các em có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp với người bản ngữ; hiểu rõ về các chủ đề gia đình, cũng như công việc, trường học, giải trí, vv; họ có thể giao tiếp tốt ở môi trường Anh ngữ. Họ có thể viết đơn giản nhưng liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc những người thân; họ cũng có thể mô tả được kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng và hoài bão và có thể trình bày giải thích các ý kiến và kế hoạch của mình.
Các bài thi A2 Key và B1 Preliminary đánh giá 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết. Đặc biệt, với các em đạt điểm Xuất sắc (Distinction) sẽ được công nhận kết quả ở cấp độ B1 với bài thi A2 Key hoặc B2 với bài thi B1 Preliminary. Đây là điều khích lệ cho những nỗ lực vượt bậc của các em, và giúp các em tự tin thử sức với các bài thi ở cấp độ cao hơn như B2 First for Schools (FCEfS) hay C1 Advanced (CAE), C2 Proficiency (CPE) – hiện đang được nhiều trường đại học và cao đẳng trên thế giới công nhận.
Theo Dân trí
Trường gia hạn thời gian áp dụng TOEIC 2 kỹ năng vì sinh viên phản ứng
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM vừa có thông báo điều chỉnh chuẩn đầu ra ngoại ngữ trình độ ĐH hệ chính quy khiến nhiều sinh viên trăn trở.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - HÀ ÁNH
Theo đó, ngày 7.11 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM ra thông báo điều chỉnh và thực hiện chuẩn đầu ra trình độ ĐH chính quy và ĐH chất lượng cao. Trong đó, chuẩn đầu ra ngoại ngữ áp dụng cho các chương trình ĐH chính quy từ khóa 34 trở về trước (ngoại trừ ngành ngôn ngữ Anh và chất lượng cao) phải đạt tối thiểu cấp độ 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Cụ thể, trước khi xét công nhận tốt nghiệp, sinh viên phải nộp các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ trên theo quy định của Bộ GD-ĐT tương đương 450 điểm TOEIC (hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương khác) hoặc chứng chỉ tiếng Anh tương đương cấp độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cấp.
Đến ngày 12.11, trường tiếp tục có thông báo hướng dẫn sử dụng chứng chỉ TOEIC trong xét chuẩn đầu ra chương trình ĐH chính quy và chất lượng cao. Theo đó, trước khi xét tốt nghiệp sinh viên phải nộp chứng chỉ TOEIC 4 kỹ năng với điểm số tối thiểu cần đạt là 450 (trong đó kỹ năng nói 105 điểm và viết 90 điểm). Với sinh viên chất lượng cao, TOEIC 4 kỹ năng từ 785 điểm (nói 140 và viết 130). Các chứng chỉ phải do ETS (Hoa Kỳ) cấp và được IIG Việt Nam tổ chức thi. Sinh viên đã có chứng chỉ TOEIC 2 kỹ năng (nghe và đọc) với điểm số từ 530 trở lên nộp chứng chỉ trước ngày 21.12 để công nhận chuẩn đầu ra. Sau thời gian này, trường chỉ nhận TOEIC 4 kỹ năng khi xét chuẩn đầu ra.
Sau khi hai thông báo này được ban hành, nhiều sinh viên bày tỏ bức xúc trên diễn đàn Facebook vì cho rằng sự thay đổi này quá đột ngột.
Ngày 15.11, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Nguyễn Đức Trung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết trước ý kiến của sinh viên, trong ngày hôm qua (14.11) trường đã ra tiếp thông báo điều chỉnh thời hạn áp dụng chứng chỉ TOEIC 2 kỹ năng trong xét chuẩn đầu ra các chương trình ĐH chính quy.
Theo đó, cho đến đợt xét tốt nghiệp cuối cùng của năm học 2018 - 2019 sinh viên có thể nộp chứng chỉ TOEIC 2 kỹ năng (nghe và đọc) với điểm số từ 530 trở lên hoặc chứng chỉ TOEIC 4 kỹ năng theo quy định mới. Nhưng kể từ đợt xét tốt nghiệp đầu tiên của năm học 2019 - 2020, trường chỉ chấp nhận chứng chỉ TOEIC 4 kỹ năng theo quy định mới.
Theo ông Đức Trung, sinh viên phản ứng là đúng bởi các em có thể quen với thi 2 kỹ năng và đã có quá trình chuẩn bị lâu dài cho kỳ thi 2 kỹ năng từ trước đó. Tuy nhiên sinh viên cần nhìn nhận, trường muốn sinh viên có khả năng tiếng Anh tốt nhất khi ra trường.
Cũng theo ông Đức Trung, trường điều chỉnh chuẩn đầu ra TOEIC từ 530 xuống 450 điểm không phải là hạ chuẩn bởi thực tế trường yêu cầu các kỹ năng toàn diện hơn (tăng từ 2 lên 4 kỹ năng). Còn 450 điểm chỉ là mức tối thiểu sinh viên cần đạt được, mốc này theo đúng quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT về chuẩn đầu ra ĐH và đầu vào chương trình cao học.
"Có thể thời gian tới, trường sẽ yêu cầu sinh viên phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ ngay từ năm thứ 3 thay vì năm cuối. Điều này sẽ đảm bảo sinh viên đủ khả năng theo học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh đồng thời tránh tình trạng không ít sinh viên bị vỡ kế hoạch tốt nghiệp do nợ chuẩn này vào năm cuối", ông Trung cho biết thêm.
Theo thanhnien
Thất bại Tiếng Anh trong trường phổ thông, Bài 4: Giáo viên ngoại ngữ thi mười không đạt một Học xong 12 năm, theo quy định của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, học sinh phải đạt trình độ B1, tương đương bậc 3/6 theo khung tham chiếu châu Âu. Nhưng thực tế, rất ít học sinh đạt được trình độ này. Bên cạnh đó, khảo sát của một cơ sở ĐH làm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên cho thấy,...