Lỗi hệ thống và vĩ mô giáo dục
Học sinh là chủ thể hay là khách hàng của giáo dục? Nhà trường là nhà giáo hay doanh nhân? Đó là hai trong số nhiều câu hỏi để “ xã hội hóa” giáo dục.
Hồi còn là công chức một huyện nọ, ngày nào tôi cũng thấy chiếc xe 45 chỗ đưa đón học sinh chạy ngang qua khu trung tâm hành chính. Nói là xe cũng chỉ vì nó di chuyển bằng bánh, còn thực tế phải định nghĩa nó là “cỗ máy di động chở người” thì đúng hơn.
Vì sao tôi nói thế? Là bởi trông nó tồi tàn không khác gì phế phẩm mà người ta chất đống chờ xẻ thịt bán sắt vụn ở làng đồng nát nổi tiếng ngoài Bắc, bề ngoài loang lổ đến mức không còn nhận biết được màu gì, nó bò rùng rùng, xịt khói đen kịt.
Có lần ông bạn tôi tếu táo “mình đi cùng nó, rồi vượt qua nó một đoạn vài cây số, mình ghé vào quán ăn sáng xong mới thấy nó… khổ sở chạy qua trước cửa quán ăn”.
Không ai ác khẩu đến mức đặt điều chẳng lành về chiếc xe và mấy chục học sinh trẻ măng di chuyển hàng ngày trên đó. Nhưng ngộ nhỡ mất lái, mất phanh, lao đèo, trượt dốc… ai biết được!
Đó là chiếc xe đưa đón học sinh mà tôi bắt gặp hàng ngày, hành trình nó đi qua có mấy trạm CSGT thường chốt, tuyệt nhiên không thấy ai phàn nàn gì cả! Và chắc chắn nhà trường ấy cũng đặt bút ký đàng hoàng vào hợp đồng đưa đón mà không cần quan tâm phương tiện tả tơi đến mức nào?
Rất nhiều hiện tượng lẻ tẻ xảy ra trong nền giáo dục đủ cho thấy bản chất nào đấy (Ảnh: Internet)
Cái tâm lý “sớm nở tối tàn” ở người Việt cũng bắt đầu bung hoa nở nụ – đó là “kỹ năng sống”, từ việc em bé gái bị sàm sỡ, ấu dâm, đuối nước, lạc đường, bị bắt cóc… không ít lần kỹ năng sống được phát động rầm rộ, và tưởng chừng như không còn nghi ngờ gì nữa, cả xã hội đã tỉnh ngộ ra!
Ấy thế mà một thời gian sau, mọi chuyện chìm dần xuống cho đến khi không một ai quan tâm đến nó nữa, trẻ em vẫn đi tắm sông rồi chết đuối, số vụ ấu dâm tăng về số lượng lẫn tính chất, đối tượng.
Liên tục tôi nhìn thấy hai từ “giá như…” trên mạng xã hội khi ai đó luận về những xót xa trong nền giáo dục. Tuy nhiên “sự đã rồi” cho nên mọi lý thuyết về nó không còn cứu vãn được gì, có điều, cũng từ đây báo chí, truyền hình bắt đầu “đắt khách” các chương trình kỹ năng sống.
Cơn nóng giận thất thường của một bộ phận người Việt ta – tôi ví như tính cách anh lực điền hữu dũng vô mưu, dễ thương, dễ giận, bộc trực nhưng thiếu tư duy chiến lược, chạy theo hiện tượng và không bao giờ chịu khó tìm nắm bản chất vấn đề.
Video đang HOT
Sinh thời, GS Toán học Hoàng Tụy có một bài viết có thể nói đủ tầm bao quát hết thảy, đó là “Tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thống”, hay nói đúng hơn là một học thuyết (Theory), sau này nhà giáo nổi tiếng Trương Quang Đệ diễn giải lại như sau:
“Nếu một khâu nào đó của hệ thống bị trục trặc một cách riêng lẻ, cục bộ thì hệ thống đã lường trước cách khắc phục. Nhưng khi sự trục trặc liên tiếp xẩy ra và không có cách gì sửa chữa được, đó là vì hệ thống có lỗi, tức là một yếu tố nào đó của hệ thống có vấn đề, bị khuyết tật. Trong trường hợp đó, ta rà soát hệ thống để sửa chữa lỗi”.
Tìm lỗi hệ thống và tái cấu trúc mới là phương pháp triệt để (Ảnh: Shutterstock)
Đừng chờ thêm quá nhiều tai nạn xảy ra với học sinh mà chỉ cần một “điển hình” cũng đủ để luận lại mọi thứ từ trước tới nay không may xảy ra với mầm xanh đất nước. Đó là hiện tượng chăng?
Thế còn hàng chục, hàng trăm vụ bạo lực học đường, chết đuối, bắt cóc, ấu dâm…cũng là hiện tượng? Hoặc cử nhân sư phạm “3 môn 9 điểm”, giáo viên phải “chạy” để được đứng lớp, đạo đức một bộ phận nhà giáo xuống cấp, một nhóm lợi ích lợi dụng giáo dục để “ăn tàn ăn đóm”… những điều này là hiện tượng nốt?
Chắc chắn không phải, hàng tá sự vụ đau lòng ấy chính là dữ liệu đủ để thấy một bản chất nào đó. Đó là lỗi hệ thống.
Nền giáo dục “xã hội hóa” cao độ đến mức trường đại học nhan nhản, cử nhân, thạc sỹ đầy đường, công – tư rối beng như canh hẹ, nhưng có bao giờ nhà chức trách đặt lại vấn đề:
Học sinh là chủ thể của nhà trường hay là khách hàng hưởng thụ dịch vụ của nhà trường? Nhà giáo hay là doanh nhân? Nhân viên làm công ăn lương hay là những người được trao danh hiệu “nghề cao quý – giáo viên”…?
Người học là “khách hàng” hay là “tương lai đất nước”? Nếu là khách hàng thì khó thoát khỏi tầm mắt của gian thương, còn nếu coi đó là tương lai đất nước thì cách làm ấy không khác gì đang đánh cược cả Tổ quốc này!
Tất cả chúng ta đều không muốn có thêm sự việc đau thương nào tương tự, đúng không? Vậy nên, lao đầu vào chỉ trích “cái cụ thể” cũng không khác gì con thiêu thân cố bám lấy thứ ánh sáng mờ ảo phát ra từ cái bóng đèn, cuối cùng đèn tắt và tất cả đều chết.
Chúng ta cần một cách nhìn biện chứng hơn, một tư duy bao quát hơn để phát hiện ra khâu nào trong hệ thống mắc lỗi, đó mới là cách giải quyết triệt để nhất.
Có câu chuyện ở Nhật, rằng: Một em bé bị bức tường đang xây sập xuống đè chết, không chờ đến lúc dư luận ồn ào, nhà chức trách, các tổ chức độc lập họp nhau lại. Cuối cùng họ quyết định chỉnh sửa vài chương trong Bộ Luật xây dựng!
Từ rất nhiều thất bại trong nền giáo dục, dù rất muộn rồi nhưng còn hơn không – phải rà soát lại hệ thống để xem lỗi ở đâu, đừng tìm lỗi trong mỗi một ngôi trường riêng rẻ, vì nó không khác gì “diệt sâu bọ” thủ công.
Trương Khắc Trà
Theo tapchitaichinh
Bạc Liêu: Nuôi heo đất khuyến học "thu" hơn 17 tỷ đồng
Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cấp Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu đã vận động Quỹ Khuyến học và xã hội hóa giáo dục hơn 28,667 tỷ đồng. Trong đó, phong trào nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học tiếp tục đạt hiệu quả cao, toàn tỉnh đã khui 54.073 con heo đất, với số tiền hơn 17,460 tỷ đồng.
Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, các cấp Hội đã phát triển mới được 21.337 hội viên, nâng tổng số hội viên trong toàn tỉnh là 335.950 hội viên (đạt tỷ lệ 37% so với dân số trong toàn tỉnh).
Số lượng Chi hội, Ban khuyến học là 1.393, giảm 9 Chi hội so với năm 2018. Nguyên nhân là do hiện nay tỉnh Bạc Liêu đang trong giai đoạn sắp xếp lại tổ chức bộ máy hành chính, một số cơ quan hợp nhất lại, do đó số lượng Chi hội cũng giảm theo.
Số gia đình học tập hiện có của tỉnh là 159.346 gia đình (đạt tỷ lệ 77,6% so với số hộ trong toàn tỉnh), tăng 12.190 gia đình so với năm 2018; dòng họ học tập là 2.028 dòng họ, tăng 525 dòng họ so với năm 2018; công nhận 507 ấp, khóm đạt danh hiệu cộng đồng học tập thuộc cấp xã quản lý (đạt tỷ lệ 97,87% so với tổng số ấp, khóm trong tỉnh); công nhận 564 đơn vị học tập, chủ yếu là ở các cơ quan, trường học (đạt tỷ lệ 83,7%).
Hội Khuyến học thị xã Giá Rai là một trong những địa phương có phong trào nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học khá tốt của tỉnh Bạc Liêu.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cấp Hội đã vận động Quỹ Khuyến học và xã hội hóa giáo dục hơn 28,667 tỷ đồng.
Trong đó, phong trào nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học tiếp tục đạt hiệu quả cao, toàn tỉnh đã khui 54.073 con heo đất, với số tiền hơn 17,460 tỷ đồng. Hội Khuyến học thị xã Giá Rai, huyện Phước Long, TP Bạc Liêu là những đơn vị dẫn đầu về phong trào này.
Các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh và các đơn vị lực lượng vũ trang, các sở ngành, đoàn thể đã vận động các doanh nghiệp, công ty, ngân hàng,... trao tặng gần 5.000 suất học bổng, với số tiền hơn 2,924 tỷ đồng (bình quân 585.000 đồng/ suất).
Bên cạnh đó, còn vận động trên 6.280 suất dụng cụ học tập (xe đạp, sách giáo khoa, tập, viết,...) cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Phong trào nuôi heo đất khuyến học ở Bạc Liêu, trong đó có nhiều trường thực hiện rất sôi nổi và hiệu quả.
Theo lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu, đạt được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, UBND các cấp, sự nỗ lực không ngừng của các cấp Hội, vai trò tham mưu có hiệu quả của lãnh đạo Hội Khuyến học các cấp, đã nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và nhân dân hiểu sâu hơn ý nghĩa của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Bên cạnh đó, mỗi nơi có cách làm riêng, rất sáng tạo, cơ bản mang lại hiệu quả tốt, nên công tác khuyến học ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Hơn hết, sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, từng bước Hội Khuyến học khẳng định được vai trò, uy tín và vị trí trong xã hội.
Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu cho rằng, với Hội Khuyến học, để đạt hiệu quả, ngoài Chủ tịch Hội thì những nhân sự làm công tác khuyến học phải là người có uy tín, không ngại khó, có năng lực tổ chức hoạt động và khả năng vận động, thuyết phục tốt, từ đó tạo được lòng tin cho các đơn vị, nhân dân.
Theo lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu, làm tốt công tác khuyến học cần tạo được uy tín, lòng tin với tổ chức, cá nhân, nhân dân,....
Trong những tháng cuối năm 2019, Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu cho biết, sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong cán bộ, hội viên về chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích học nghề gắn với học bổ túc văn hóa để nâng cao trình độ.
Đẩy mạnh phát triển các mô hình học tập, vận động Quỹ Khuyến học, xã hội hóa giáo dục và nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học đạt và vượt chỉ tiêu; vận động các doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ, nâng cao số lượng và giá trị học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học, nhất là trong năm học mới sắp tới.
H.Hải
Theo Dân trí
Đỗ tốt nghiệp Sơn La thấp nhất cả nước một phần là do "lỗi hệ thống" Ông Phạm Văn Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho rằng kết quả đỗ tốt nghiệp Sơn La thấp nhất cả nước một phần là do "lỗi hệ thống". Hôm nay (2/8), Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020. PCT UBND tỉnh Sơn...