“Lộc biển” dạt đầy bờ sau bão, người dân Cửa Lò được dịp no nê
Có những gia đình mỗi ngày nhặt về hàng tạ sò tại bãi biển Cửa Lò ( Nghệ An). Không chỉ để ăn, họ còn đem bán với giá 10.000 đồng/kg.
Vừa bê rổ sò từ Cửa Lò về, chị Vân (Cửa Lò, Nghệ An) hồ hởi: “Nay chị mới nhặt được 5kg. Nhưng đủ ăn rồi, chắc thôi không đi nhặt nữa”. Chị chia sẻ ốc, sò dạt vào bờ biển rất nhiều sau trận bão. Người dân xung quanh đây rủ nhau đi nhặt loại “ lộc biển” này.
Hàng trăm người dân Cửa Lò rủ nhau ra biển nhặt “lộc trời cho”.
“Qua 2 ngày bão tan, lượng sò ở bờ biển vẫn rất nhiều. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai nấy đều mang rổ, bao đi nhặt về. Có những gia đình nhặt được 3 tạ sò một ngày”, chị cho biết.
Theo chị, những con sò này chủ yếu là sò lông, còn sò huyết cũng có nhưng ít hơn. Người dân chủ yếu nhặt về để ăn, thay đổi bữa cơm hàng ngày. Một số gia đình nhặt được số lượng lớn, không ăn hết nên bán. Tuy nhiên, giá bán khá rẻ, chỉ 10.000 đồng/kg (ngày thường sò được bán với giá 30.000 đồng/kg).
Video đang HOT
Hầu hết là sò lông, còn sò huyết, ốc cũng có nhưng số lượng ít.
“Giá rẻ vì lượng sò quá nhiều và hầu hết nhà nào cũng đi nhặt sò tại Cửa Lò. Hơn nữa, sò này rất nhiều cát, người mua đem về phải mất nhiều công đoạn cầu kỳ mới lọc sạch cát và chế biến món ăn được”, chị nói tiếp.
Sau 2 ngày, chị nhặt được 15kg, số lượng sò này đủ ăn cho gia đình nên chị không đi nhặt tiếp.
Người nào người nấy đều mang rổ, bao đi nhặt về ăn hoặc bán.
Món ăn chế biến từ sò nhặt tại bờ biển Cửa Lò (Nghệ An).
Cũng đi nhặt “lộc biển”, chị Giang Thiên (Cửa Lò, Nghệ An) vui mừng khi chia sẻ thành quả nhặt được 40kg sò trong 1 ngày của mình. “Những người đàn ông to khỏe sẽ xuống biển và lấy dụng cụ nạo nghêu để đem những con sò này lên bờ cát. Sau đó, các chị em phụ nữ và trẻ em sẽ ở bên trên bờ nhặt để vào rổ, bao và đem về”, chị nói.
Theo chị, phải đến hàng trăm người ra bãi biển Cửa Lò sau bão để nhặt loại “lộc trời cho” này. Mọi người chủ yếu nhặt về ăn, ít người đem bán.
Chị chia sẻ thêm: “Sò này nhiều cát, cần luộc lên, nhặt ruột và rửa với nước lạnh thật sạch mới đem chế biến. Con vật này có thể làm nhiều món ăn ngon khác nhau: cháo sò, sò xào xả, sò xào giá rất ngon…”, chị nói.
Không ít người dân ở đây cho biết sau mỗi trận bão, họ lại được hưởng lộc từ biển. Nhưng đây là lần đầu tiên họ thấy cảnh tượng nhiều sò, ốc trôi dạt vào bờ biển như vậy.
Theo 24h
Cỏ dại tưởng vô giá trị hóa ra là mỏ vàng "hái ra tiền"
Trước kia, loài cỏ dại này từng là "ân nhân cứu mạng" của nhiều người dân vùng nông thôn.
Ở nông thôn Trung Quốc vốn có rất nhiều loài cây dại, không ít trong số đó tiềm ẩn công dụng và giá trị khá cao. Tuy nhiên trước kia, chúng thường không được để ý tới và bị cho là vô giá trị. Cho tới giờ, người Trung Quốc mới nhận ra những loại cỏ mọc hoang kia thực chất chính là mỏ vàng "hái ra tiền". Một trong những "mỏ vàng" đó là cây châu chấu tía (Lythrum salicaria L.).
Ngày nay, loài cỏ dại này có giá bán lên tới 33.400 đồng/kg.
Giống cỏ dại này có lá mảnh như lá liễu, hoa màu tím rực rỡ. Chúng phân bố ở khắp nơi trên mảnh đất Trung Hoa, hầu như đi tới đâu cũng có thể bắt gặp. Châu chấu tía thường sinh trưởng ở những nơi có nước hoặc vùng ẩm ướt. Do ngoại hình bắt mắt, chúng thường được trồng ở các khu vực công cộng để làm đẹp cảnh quan.
Cây châu chấu tía ở Trung Quốc
Ít ai biết ngoài vai trò làm cây cảnh, châu chấu tía còn là một loại thực phẩm xanh, sạch và hấp dẫn. Xưa kia, khi đời sống ở các vùng nông thôn Trung Quốc còn khó khăn, người dân thường hái châu chấu tía về chế biến thành thức ăn. Dù có vị hơi đắng, chát của cây dại, châu chấu tía vẫn được coi là ân nhân cứu mạng của nhiều gia đình thời bấy giờ.
Trong thực tế, giá trị dinh dưỡng của châu chấu tía cũng rất cao, nếu ăn thường xuyên có thể bồi bổ cho cơ thể. Vào mùa đông, người ta còn nghĩ ra cách phơi khô châu chấu tía rồi ngâm muối. Phương pháp này giúp bảo quản châu chấu tía tốt hơn.
Ngày nay, loài cỏ dại vô giá trị năm nào đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích. Ở khu vực thành thị, châu chấu tía có giá bán lên tới 33.400 đồng/kg.
Theo dân việt
Bí ẩn những thương lái đi mua vảy cá Thời gian gần đây tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nhiều thương lái tranh nhau thu mua vảy cá, một loại phế phẩm mà trước đây được người dân bỏ đi. Không rõ mục đích thu mua của họ là gì? Tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, nơi có trên 30 cơ sở xuất khô cá lóc truyền thống được hình...