Lọc ảo tuyển sinh ĐH 2020: sẽ lọc 6 lần mới ra kết quả cuối
Từ ngày 2 đến 4-10, Bộ GD-ĐT sẽ lọc ảo tuyển sinh ĐH 2020. Chậm nhất là ngày 5-10 các trường ĐH sẽ công bố mức điểm chuẩn.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 – Ảnh: NAM TRẦN
Chiều 30-9, trong cuộc họp báo quý 3-2020, Bộ GD-ĐT cho biết cơ chế hoạt động của hệ thống lọc ảo tuyển sinh ĐH năm 2020.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy cho biết hệ thống này đã lọc ảo rất tốt trong kỳ thi năm 2019. Năm 2020, phần mềm lọc ảo đã được bổ sung một số chức năng hỗ trợ cho công tác xét tuyển ĐH, trong bối cảnh năm nay có nhiều hình thức xét tuyển ĐH hơn. Đơn cử như chức năng cho các trường quy đổi điểm thi đối với các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ…
Nguyên tắc lọc ảo của phần mềm này như sau:
Video đang HOT
Các trường ĐH, CĐ cài đặt phần mềm phù hợp với phương thức xét tuyển mà trường lựa chọn. Sau đó các trường tải dữ liệu tuyển sinh từ hệ thống dữ liệu chung của toàn quốc, gồm điểm thi, nguyện vọng xét tuyển, thông tin khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên… Những dữ liệu này đều được mã hóa.
Thí sinh trúng tuyển, xác nhận nhập học bằng phương thức xét tuyển nào thì sẽ được nhập vào hệ thống bằng phương thức mã hóa trên giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT bản chính. Nhờ đó khi nhập vào hệ thống, các thí sinh này sẽ không bị rơi vào hình thức xét tuyển khác. Từ đó giảm tối đa số thí sinh ảo.
Sau đó các trường ĐH, CĐ tải dữ liệu về. Trên cơ sở dữ liệu này, hội đồng trường đưa ra mức điểm dự kiến trúng tuyển. Các trường sẽ tự quyết định mức điểm chuẩn trúng tuyển và tỉ lệ ảo.
Trường đưa danh sách dự kiến trúng tuyển lên hệ thống, đồng thời tải kết quả lọc ảo về. Như vậy hệ thống sẽ chạy chung trong 6 lần và cho ra kết quả lọc ảo cuối cùng. Các trường không được thay đổi kết quả này.
Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy cho biết: “Việc sử dụng phần mềm lọc ảo chung hệ thống dữ liệu tiết kiệm được tối đa thời gian cho các trường. Thí sinh sẽ trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất có thể, theo nguyện vọng, năng lực của các em”.
Dự kiến trước 17h ngày 5-10, các trường ĐH, CĐ sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Trước 17h ngày 14-10, các trường cập nhật thông tin thí sinh xác nhận nhập học vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Các trường xét tuyển bổ sung từ ngày 15-10.
Cả nước... đỗ đại học
Đó là lời nói đầy vẻ châm biếm của dư luận trước thực trạng "mưa" giấy báo trúng tuyển đại học.
Ảnh minh họa
Giấy báo nhập trường cứ như từ trên trời rơi xuống khiến không ít người ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Có một số trường đại học cử người đến các trường THPT, thu thập dữ liệu của học sinh chỉ để "làm phép" rồi về ngồi ghi giấy báo trúng tuyển. Song, cũng có một số trường đại học thậm chí còn chẳng buồn về các trường THPT, chỉ cần ngồi nhà "mua" dữ liệu của học sinh rồi gửi giấy báo trúng tuyển đại học.
Thời tôi còn đi học, việc tốt nghiệp cấp 3 (THPT hiện nay) đã là khó, việc thi để đỗ vào một trường đại học nào đó, nhất là các trường "danh giá" còn khó hơn rất nhiều. Do vậy, tỷ lệ đỗ đại học năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp cấp 3 không nhiều. Người đỗ đại học hầu hết là những học sinh vốn đã có thành tích học tập từ trung bình khá trở lên khi còn học cấp 3. Hồi đó, ở các làng quê còn có chuyện mở tiệc khao bà con, làng xóm vì con đỗ đại học, đây là điều vinh dự, hãnh diện mà nhiều người muốn khoe với làng nước.
Kể lại chuyện cũ chỉ để nhấn mạnh rằng, đỗ đại học thời đó là thực chất, chứng tỏ lực học thực sự của học sinh, chứ không phải "bỗng dưng" đỗ đại học, càng không phải đỗ đại học với cái đầu rỗng tuếch. Còn hiện nay thì sao? Có nhiều em sở hữu những cuốn học bạ "rất đẹp" (toàn điểm 8, 9, 10), đạt học lực giỏi, nhưng rồi điểm thi THPT quốc gia không cao, thậm chí không thể đỗ vào các trường đại học công lập. Và rồi không ít học sinh trong số này đã được phụ huynh thực hiện các biện pháp "chạy" vào đại học. Minh chứng là tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, Sơn La...
Nghịch lý ở chỗ, thực tế có nhiều học sinh bị hổng kiến thức rất nặng, không đáp ứng được chất lượng đầu vào vẫn có thể học đại học, miễn là có tiền. Nguyên nhân của nghịch lý ấy chính là việc những năm qua có vô số trường đại học đua nhau mọc lên như nấm sau mưa rào, trường công có, trường tư lại càng nhiều. Lẽ đương nhiên, khi có quá nhiều trường đại học với các ngành nghề tương tự nhau thì việc thiếu sinh viên nhập học là điều khó tránh khỏi. Khi đó, các trường buộc phải nghĩ ra các "chiêu" thu hút sinh viên.
Với cơ chế tự chủ hiện nay, thiếu sinh viên đồng nghĩa với việc trường không có kinh phí hoạt động, giảng dạy, giảng viên sẽ không có lương, bất kể trường công hay tư. Vậy thì để tránh bị giải thể, giảng viên chán nản bỏ sang trường khác... các trường đại học không có cách nào khác hơn là bằng mọi cách thu hút sinh viên, dẫu chất lượng đầu vào có bị hạ thấp xuống. Với không ít trường, chất lượng sinh viên làm sao quan trọng bằng sự sống còn của trường, đời sống của hàng trăm cán bộ, giảng viên, nhân viên.
Đó là lý do mà hàng năm các trường đại học, nhất là các trường đại học liên danh quốc tế, trường đại học tư thục... gửi giấy báo trúng tuyển vô tội vạ cho học sinh các trường THPT ở nhiều địa phương trên cả nước. Có những học sinh thậm chí còn không biết có thể tốt nghiệp được THPT hay không cũng nhận được giấy báo trúng tuyển đại học. Như vậy thử hỏi làm sao có thể đảm bảo chất lượng đầu vào, làm sao có thể đảm bảo chất lượng đào tạo, cho "ra lò" những cử nhân thực sự hữu ích cho xã hội?
Một ví dụ điển hình là mới đây thôi, Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã gửi giấy báo trúng tuyển đại học tới 191 học sinh (trong tổng số hơn 200 học sinh lớp 12) của Trường THPT An Thới (huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang). Con số đó nói lên điều gì? Nghĩa là chỉ riêng Trường THPT An Thới đã có gần 100% học sinh lớp 12 đỗ Đại học Quốc tế Hồng Bàng, chưa kể các trường đại học khác. Đáng nói, nhiều học sinh trong số đó không hiểu nguyên nhân vì sao nhận được giấy báo trúng tuyển Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Theo báo cáo của Đại học Quốc tế Hồng Bàng gửi Bộ GD-ĐT, trường này có về THPT An Thới tư vấn tuyển sinh, số học sinh nhận được giấy báo trúng tuyển là những cháu đã điền thông tin đăng ký xét tuyển. Cứ cho là Đại học Quốc tế Hồng Bàng không sai, nhưng thử hỏi với việc gần 100% học sinh THPT An Thới đều được xét tuyển thì chất lượng của trường liệu có đảm bảo? Chỉ cần "cua" vài trường THPT là Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã đủ "ấm", không cần xét tuyển trên cả nước, lấy đâu ra chất lượng?
Đáng buồn, Đại học Quốc tế Hồng Bàng không phải là trường hợp hiếm gặp. Những năm qua, thực trạng gửi giấy báo trúng tuyển vô tội vạ đã trở thành một "phong trào" để tìm kiếm sinh viên của không ít trường đại học. Đáng nói, có một số trường còn không về địa phương để "hợp thức hóa" việc học sinh đăng ký xét tuyển, mà "ngồi nhà" mua dữ liệu học sinh của các trường THPT, hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương, rồi điền vào giấy báo trúng tuyển đại học gửi tới học sinh. Với cung cách tuyển sinh như vậy thì việc "cả nước đỗ đại học" là chuyện hết sức bình thường!
191 HS cùng trường trúng tuyển ĐH quốc tế: 'Đúng quy chế' Được biết, khối 12 của Trường THPT An Thới có tổng cộng 259 em nhưng có đến 191 em được Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng gửi giấy báo trúng tuyển. Trao đổi trên báo chí, ông Lê Thanh Vân, Hiệu trưởng trường THPT An Thới cho biết, đầu năm 2020, sau khi kết thúc học kỳ I năm học 2019-2020, Trường...