Loạt tiền điện tử được tạo ra từ những trò đùa
Ăn theo trào lưu tiền số meme, nhiều cái tên khác như MonaCoin, Elongate, Pirate Chain… lần lượt xuất hiện trên thị trường.
Dogecoin được phát hành như một trò đùa trên Reddit vào cuối năm 2013. Trước đây không ai để ý tới đồng tiền này. Nhưng từ khi Elon Musk tạo ra cơn sốt, hàng loạt coin khác tương tự ra đời. Dưới đây 7 loại tiền ra đời từ meme – những trò đùa được lan truyền trên Internet. Một vài đồng trong số đó trở thành những trào lưu đầu tư mạo hiểm. Số khác vẫn mãi mãi là trò đùa.
1. Tiền số mèo MonaCoin
Ra mắt vào năm 2014, MonaCoin hay MONA cũng phổ biến không khác gì Dogecoin. Đồng tiền này được tạo bởi một người dùng Internet có tên “Mr.Wantanabe”. Hiện nay, chỉ có khoảng 5 cửa hàng đã chấp nhận MonaCoin và một số máy ATM giao dịch bằng coin này. Theo Forbes , đây là loại tiền mã hóa được sử dụng rộng rãi nhất tại Nhật Bản.
Biểu tượng của đồng MonaCoin là hình một con mèo.
MONA được đặt tên theo meme của chú mèo tạo từ văn bản ASCII – chuỗi các ký tự của ngôn ngữ lập trình. So sánh với Bitcoin và Litecoin, ưu điểm của đồng tiền này là thời gian thực hiện khối nhanh hơn Bitcoin 1,5 phút.
Do đó, MonaCoin sẽ có phí giao dịch thấp và ít tiêu tốn năng lượng máy đào hơn. Mặc dù vậy, dung lượng lưu trữ của đồng này khá hạn chế, người dùng chỉ có thể chứa trong ví của bên thứ ba như là Electrum MONA và Coinomi.
2. Tiền số phân PooCoin
Trang chủ của website đồng tiền PooCoin.
PooCoin ra mắt vào tháng 3 năm 2021 . Đồng tiền này ra đời dựa trên nền tảng Binance Smart Chain. Nhà phát hành đã “chào hàng” và so sánh chúng như Dogecoin thứ hai.
Giống như các loại tiền mã hoá meme khác, PooCoin đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người dùng vì ý tưởng điên rồ lấy cảm hứng từ phân. Khối lượng giao dịch của đồng coin này ở mức rất thấp, chỉ khoảng 463.021 USD trong 24 giờ. Tuy nhiên, vào ngày 12/5 PooCoin đã đạt được mức giá 15.08 USD – tăng gần 7 lần so với giá khi phát hành.
3. Tiền số củ tỏi Garlicoin
Video đang HOT
Biểu tượng của Garlicoin là một củ tỏi.
Garlicoin hay GRLC, được bắt nguồn từ một bài đang trên Reddit vào năm 2013. Một tài khoản mang tên u/Digitalized Orange, đã có một bài đăng nói rằng nếu dự án này nhận được hơn 30.000 lượt ủng hộ, họ sẽ tạo ra đồng tiền mã hóa meme này.
GRLC được ra đời dựa trên đoạn mã của đồng Litecoin, thời gian thực hiện khối của nó là 40 giây. Nhóm phát triển tuyên bố rằng Garlicoin sẽ không được khai thác bằng các ứng dụng cụ thể. Họ đã nắm giữ phần lớn số tiền, sự khan hiếm của đồng tiền mã hóa này đã khiến giá trị của chúng trở nên cao hơn.
4. Tiền số hải tặc Pirate Chain
Trang chủ website của Pirate Chain.
Pirate Chain ra đời vào năm 2018. Coin này được giao dịch với tên là ARRR, phát hành dưới dạng tiền riêng tư, chỉ cho phép những giao dịch ngang hàng và ẩn danh.
Coin riêng tư đảm bảo rằng không ai có thể xem người dùng đã mua gì và không thể xem họ có bao nhiêu đồng tiền này trong ví.
5. Tiền số chuối Banano
Biểu tượng của đồng Banano là hai quả chuối chồng lên nhau.
Giống như Pirate Chain, Banano hay BAN cũng đã được ra mắt vào năm 2018. Chúng được giới thiệu như một loại tiền meme vui nhộn.
Tiền mã hóa này được phát triển dựa trên công nghệ đồ thị định hướng không tuần hoàn (Directed Acyclic Graph), một dạng cấu trúc dữ liệu đồ thị trên khối. Banano đang được phân phát miễn phí trên các mạng xã hội lớn, người dùng có thể lưu trữ trong các ví như Kalium, Vault và Pippin Developer.
6. Tiền số Elon Musk – Elongate
Trang chủ của đồng Elongate.
Có một loại tiền điện tử dành riêng cho tỷ phú Elon Musk. Nhà sáng lập Tesla đã có vài bài đăng trên Twitter về Dogecoin vài lần trong năm qua khiến mức giá của đồng tiền này tăng vọt.
Vào tháng 3 năm 2021, Musk đã viết một dòng tweet yêu cầu giới truyền thông đặt tên cho bất kỳ vụ bê bối nào của ông là “Elongate”.
Đoạn tweet của tỷ phú Musk về cụm từ “Elongate”.
Không lâu sau, các nhà phát triển đã tung ra Elongate dựa trên nền tảng Binance Smart Chain. Trang web của đồng tiền mã hóa này cho rằng sự ra đời của chúng là cầu nối với các tổ chức từ thiện thông qua phí giao dịch thụ động và các khoản đóng góp tích cực.
Đồng Elongate thường được trao đổi trên các trang web như Pancakeswap, Blockfolio và lưu trữ trong ví MetaMask.
7. Tiền số bánh mỳ – Baguette Token
Biểu tượng của Baguette Token là một ổ bánh mì. Ảnh: MakeUseOf .
Baguette Token hay còn được gọi là BGTT được phát hành vào năm 2020 nhằm mục đích kết nối thế giới ẩm thực và tiền mã hóa. Kể từ khi ra đời, chúng đã được giao dịch cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm mua sắm trực tuyến, chơi game và khai thác thanh khoản để thu thêm lợi nhuận.
Đồng tiền mã hóa này hiện được trao đổi trên ATOMARS và ProBit, những thị trường trao đổi tiền điện tử hàng đầu thế giới. Người dùng có thể lưu trữ BGTT trên ví MetaMask như đồng Elongate.
Các chuyên gia tiền số nói gì về việc Elon Musk 'quay lưng' với Bitcoin?
Cameron Winklevoss - đồng sáng lập của sàn giao dịch tiền điện tử Gemini Cameron, chia sẻ trên Twitter rằng: "Nhìn lại, đây chính là cơ hội bắt đáy tuyệt vời."
Các fan hâm mộ tiền số đã chứng kiến cú sốc kinh hoàng vào sáng sớm ngày hôm nay khi Elon Musk thông báo trên Twitter rằng Tesla sẽ ngừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin do lo ngại về vấn đề môi trường.
Trong khi đó, chỉ vài tháng trước đó, chính Elon Musk đã nói rằng Tesla mua 1,5 tỷ USD Bitcoin. Khi Ark Investment Management của Cathie Wood trích dẫn một báo cáo trên Twitter về việc khai thác Bitcoin thực sự có thể tiêu hao một lượng lớn năng lượng tái tạo, vị tỷ phú đã trả lời là "Đúng".
Ngay sau tuyên bố mới của Elon Musk, Bitcoin đã giảm tới 15% xuống gần 46.000 USD sau đó hồi phục. Tính đến 2 giờ 45 chiều tại Hồng Kông, đồng tiền này ghi nhận mức giảm 6,4% và giao dịch quanh mức 51.039 USD.
Giá Bitcoin trong phiên ngày hôm nay.
Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia tiền số về việc này:
Bitcoin sẽ lập đỉnh mới?
Theo David Grider đến từ Fundstrat Global Advisors, đây có thể là đợt bán tháo có thể đẩy Bitcoin chạm mức đỉnh mới. Ông nói: "Chúng tôi cho rằng lời tuyên bố này đã bị thổi phồng quá mức và sẽ không ngạc nhiên nếu Tesla đang phát tín hiệu về kế hoạch khai thác tiền số bằng năng lượng xanh."
Trong một lưu ý hôm thứ Tư, Grider cho biết giá Bitcoin đã giảm bớt, nhưng ông vẫn lạc quan với mức giá 100.000 USD trong tương lai.
Đi tìm câu trả lời
Nhà đầu tư Michael Terpin nhận định: "Lời giải thích hợp lý nhất là Elon Musk đang chịu áp lực từ những ý kiến cho rằng một giám đốc điều hành của công ty kinh doanh năng lượng xanh nhưng lại sở hữu tiền điện tử."
Ông nói thêm: "Đầu tiên, năng lượng tiêu hao gần như không có khi gửi đi Bitcoin và việc khai thác đồng tiền này cũng ít tốn năng lượng hơn so với hoạt động khai thác vàng, hoặc cung cấp năng lượng cho các hệ thống ngân hàng trên toàn cầu."
Theo dõi các đồng tiền số khác
Một số chuyên gia khác cho rằng rất có thể Musk sẽ đặt mục tiêu để thúc đẩy một đồng tiền số khác với việc khai thác bằng năng lượng xanh. Một trong những nhận được nhiều lượt like nhất trên Twitter sau tuyên bố của Musk đến từ Billy Markus - đồng sáng lập đồng Dogecoin.
Markus cho biết: "Giá như có một đồng tiền số nào đó được khai thác mà thải ra tỷ lệ carbon thấp hơn Bitcoin và có biểu tượng con chó trên đó."
Tuy nhiên, đối với một số người, động thái của Elon Musk chỉ là tăng thêm sự ngoài nghi. Yassine Elmandjra - nhà phân tích về tiền điện tử tại Ark, cho biết trong một câu trả cho dòng tweet của Musk: "Hãy nói rằng tài khoản của ông đã bị hack mà chúng tôi không biết."
Trong khi đó, Cameron Winklevoss - đồng sáng lập của sàn giao dịch tiền điện tử Gemini Cameron, chia sẻ trên Twitter rằng: "Nhìn lại, đây chính là cơ hội bắt đáy tuyệt vời."
Khí thải carbon từ khai thác Bitcoin lớn thế nào Việc khai thác Bitcoin có thể tiêu tốn hàng tỷ kilowatt điện, chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch - nguyên liệu phát thải khí carbon lớn nhất. Không giống các loại tiền tệ chính thống được làm từ giấy, nhựa hoặc kim loại, Bitcoin là loại tiền trên môi trường ảo và không thể cầm nắm. Dù vậy, việc khai thác đang...