Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Xương và các tổ chức khác luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục. Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, lượng xương trong cơ thể tăng dần đến 25-30 tuổi thì đạt đỉnh cao. Ở phụ nữ sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm 0,25 -1%.
Ảnh minh họa
Có phải sau khi mãn kinh, phụ nữ nào cũng bị bệnh loãng xương không? Xin bác sĩ cho biết cần làm gì để khắc phục?
Nguyễn Thị Thanh Hương (Hà Nội)
Xương và các tổ chức khác luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục. Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, lượng xương trong cơ thể tăng dần đến 25-30 tuổi thì đạt đỉnh cao. Ở phụ nữ sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm 0,25 -1%.
Sau khi mãn kinh, do lượng estrogen giảm nên tốc độ thoái hóa xương cao, mỗi năm giảm 1-5%, trong đó 3-5 năm đầu sau mãn kinh, tốc độ thoái hoá xương cao nhất với ảnh hưởng chủ yếu là xốp xương.
Bước sang tuổi 60-70, xương phụ nữ yếu hẳn, xuất hiện hiện tượng gù lưng, mỏi vai… Đó là về mặt lý thuyết, còn thực tế không phải người phụ nữ nào sau mãn kinh cũng đều bị loãng xương.
Video đang HOT
Theo thống kê, 30% phụ nữ mãn kinh mắc bệnh loãng xương, 40% phụ nữ trên 50 tuổi mắc các chứng bệnh về xương như: đau lưng, đau vai, mỏi gối, gãy xương… Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn, dễ bị gãy hơn bình thường.
Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc bị ngã cũng có thể làm xương bị gãy. Những nhân tố sau đây quyết định đến chất lượng và sự phát triển của xương: di truyền – chiếm tới 80%, 20% còn lại là do chế độ ăn uống, vận động, nội tiết tố, thuốc, thể trọng, có bệnh mạn tính và mãn kinh quá sớm.
Vì thế để giảm thiểu bệnh loãng xương khi mãn kinh, ngay từ khi còn nhỏ, cần bổ sung cho cơ thể lượng canxi thích hợp. Việc bổ sung này kéo dài suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, cần năng tập thể dục thể thao, chọn những môn thể dục đòi hỏi nhiều vận động để xương cứng cáp hơn như đi bộ, tennis…
Mẹo giúp xương chắc khỏe một cách tự nhiên
Ngày càng có nhiều người, kể cả người trẻ, mắc bệnh loãng xương hay giòn xương. Dưới đây là những thói quen nên có để xương chắc khỏe một cách tự nhiên.
Tập thể dục: Phụ nữ sau mãn kinh nên tập các bài thể dục cường độ thấp hai đến ba lần mỗi tuần. Bạn có thể chọn các bài tập như nâng tạ tay, thể dục nhịp điệu hay đi bộ.
Nhảy: Các bài nhảy cũng là một cách tuyệt vời giúp xương thêm chắc khỏe. Hãy bật bài nhạc yêu thích của bạn và thả mình theo điệu nhạc.
Bổ sung vitamin D: Vitamin D là nhân tố chính giúp xương chắc khỏe, bởi vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc viên bổ sung vitamin D.
Hạn chế thức uống có ga: Uống nước có ga làm tăng nguy cơ gãy xương hông ở phụ nữ thêm tới 14 phần trăm. Nghiên cứu cho rằng đó là do natri cacbonat, caffeine, phốt-pho và đường trong các thức uống này ảnh hưởng xấu đến lượng canxi trong cơ thể.
Ăn nhiều cá: Hãy thêm nhiều cá vào chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt là các loại cá giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ hay cá mòi.
Chạy bộ: Chạy bộ là một bài tập cường độ cao hiệu quả, giúp kích hoạt các tế bào xương, từ đó tăng mật độ xương khiến xương chắc khỏe hơn.
Nhảy cao: Những phụ nữ nhảy cao 10 đến 20 lần mỗi ngày trong khoảng 4 tháng có mật độ xương hông cao hơn những phụ nữ không tập bài tập này.
Ăn uống điều độ: Bạn nên xây dựng một chế độ ăn cân bằng với hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, các thực phẩm từ sữa, hải sản. Đây là những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp xương chắc khỏe hơn.
Ăn ít protein động vật: Ăn quá nhiều protein động vật có thể ảnh hưởng đến thận, từ đó làm giảm lượng canxi trong cơ thể. Thay vào đó, bạn nên ăn các thực phẩm giàu protein thực vật.
Nấu nướng với thảo dược: Khi nấu ăn, bạn nên thêm các loại gia vị và thảo dược như kinh giới cay, bột ớt, hành, tỏi và các loại gia vị thiên nhiên khác. Các gia vị và thảo dược này chứa các hợp chất giúp xương chắc khỏe một cách tự nhiên./.
Sau 40 tuổi, nhiều bộ phận cơ thể sẽ thay đổi: Bạn đã sẵn sàng học bí quyết để đối phó? Đây là khoảng thời gian quan trọng để chúng ta quan tâm đến sức khỏe của bản thân, điều hòa bản thân, từ đó để có được sức khỏe khi tuổi già đến. Mãn kinh, bạn đã sẵn sàng để đối phó? Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nhiều phụ nữ sau 40 tuổi cảm thấy xuất hiện nhiều dấu hiệu của...