Loạn hóa chất ngâm chuối: Chọn mua chuối an toàn thế nào?
Hiện nay, quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp. Bạn cần biết cách để nhận biết.
Không như những loại hoa quả khác, chuối rất an toàn và tiện lợi. Không cần đến dao cũng chẳng phải rửa, mẹ chỉ cần dùng tay bóc vỏ là có thể cho bé yêu thưởng thức ngay lập tức. Nhưng hiện nay, quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều, đẹp nhưng cuống vẫn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng như ăn cơm sống. Chuối chín tự nhiên sẽ chín từ gốc và không có hiện tượng này.
Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều, đẹp nhưng cuống vẫn có màu xanh.
Cách chọn chuối an toàn
- Chọn những nải chuối chín lác đác, nghĩa là quả chín, quả xanh và màu thì không được đẹp cho lắm. Chuối như vậy là chuối chín tự nhiên nên khi ăn không bao giờ có vị chát, khó chịu như chuối rấm bằng hóa chất Trung Quốc.
- Da quả thường có chấm màu đen (chuối trứng cuốc).
- Chuối có màu vàng chấm hồng, có những vạch màu đen.
- Ngoài vỏ có nếp nhăn. Không nên chọn những quả có vỏ màu vàng, không tì vết. Vì thông thường khi thu hoạch chuối, bà con thường thu hoạch trước khi quả chín.
- Quả chuối này thường do người bán thúc bằng nhiều cách để chuối chín nhanh. Chưa kể đến độ độc hại, khi ăn những quả chối này cũng không ngon, thường có vị chát.
Video đang HOT
Nguồn Zing News
Hóa chất ngâm chuối có thể gây tử vong
Nhưng hiện nay, quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
Quả chuối chín ép bằng hóa chất có thân chín vàng đều, đẹp nhưng cuống vẫn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.
Một loại tuýp hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc to cỡ ngón tay, đem hòa với 2 lít nước rồi phun đều lên những nải chuối xanh xếp dưới nền đất. Chỉ sau một đêm, những nải chuối này sẽ vàng ruộm trông cực kỳ bắt mắt.
Hai tuýp hóa chất rấm chuối bị cấm sử dụng.
Theo ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP.Hà Nội, loại hóa chất kể trên không nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Hóa chất nhập lậu từ Trung Quốc và hiện được bán trôi nổi trên thị trường.
Vẫn theo lời ông Hồng: “Điều đáng sợ nhất ở các loại hóa chất này là nguy cơ tồn dư phụ phẩm, phụ chất độc hại sinh ra trong quá trình sản xuất. Quan điểm của tôi là tất cả các loại hóa chất đã không nằm trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam thì tốt nhất là bà con không nên sử dụng để tránh bị ảnh hưởng tới sức khỏe, tới môi trường”.
Bà Nguyễn Thị Nhung, Trưởng bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường thuộc Viện BVTV (Viện Khoa học nông nghiệp VN), cho hay: Không khó để nhận biết loại chuối dùng thuốc để ép chín hàng loạt. Theo đó, cuống quả chuối có màu xanh, thân thì vẫn cứng, nhưng ngoài vỏ đã nhuộm vàng. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng và cồi cồi như thể ăn cơm sống.
Theo nhận định của bà Nhung, trong các lọ thuốc giấm chín chuối “siêu tốc” có chứa hóa chất tổng hợp mà khi pha vào nước sẽ gây phản ứng mạnh để sinh ra khí Calcium carbide và khí này sẽ làm chuối hoặc các loại trái cây khác như cà chua, mít… chín sau vài giờ được ngâm thuốc. Loại hóa chất này khi tiếp xúc với da sẽ gây khó chịu mẩn ngứa. Còn khi ngấm vào cơ thể với lượng lớn sẽ gây hôn mê, dẫn tới tử vong.
Theo nguồn tổng hợp
Nghiêm trị sử dụng thuốc trừ sâu quá mức trong nông sản
Mới đây, tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở cần lưu ý tình trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá mức. Cần phải nghiêm trị người đưa phân bón, thuốc trừ sâu quá mức vào sản phẩm tiêu dùng. Trong sản xuất, chế biến thực phẩm cũng quy định xử lý nghiêm với những hành vi dùng hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật.
Tại nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm Thủ tướng ban hành có hiệu lực từ 20/10/2018 đã quy định cụ thể mức xử lý vi phạm về sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Chế biến tôm tại một doanh nghiệp ở Việt Nam.
Theo đó, nếu sử dụng chất, hóa chất quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất, hóa chất vượt quá giới hạn cho phép hoặc không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
Mức phạt sẽ tăng lên từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như: Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng; Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 50.000.000 đồng.
Cơ quan chức năng kiểm tra tồn dư kháng sinh trong thịt lợn.
Đặc biệt, mức phạt tăng tối đa lên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu có hành vi sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, như: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này; Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Đơn vị vi phạm các quy định trên cũng buộc phải khắc phục hậu quả, như tiêu hủy thực phẩm, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm quy định tại Điều này; Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Nghị định 115/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm mới có hiệu lực, thay thế Nghị định 178 ban hành từ năm 2013. Điều đặc biệt, Nghị định 115 loại bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo mà chỉ quy định hình thức phạt tiền.
Mức xử phạt này cao hơn nhiều so với hành vi tương tương trong Nghị định 178, có hành vi tăng mức xử phạt gấp 2-3 lần, nhưng cũng có hành vi bị xử phạt tăng đến 10 lần (cụ thể như bơm tạp chất vào tôm với mức xử phạt tăng từ 300.000 đồng lên đến 3 triệu đồng).
Tú Anh
Theo Dân trí
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản ở Quảng Ngãi Trong 169 mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Quảng Ngãi kiểm tra có 4 mẫu không đạt. Dù số mẫu không đạt thấp, tuy nhiên đây vẫn là nỗi lo của các ngành chức năng khi thực phẩm nhiễm kim loại nặng, chất kháng sinh vượt mức cho phép vẫn có...