Loại trái cây rất tốt cho sinh lý
Sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe sinh lý. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý hạn chế hoặc không nên ăn loại trái cây này.
Sầu riêng có lợi ích gì cho sức khỏe?
Tất cả lợi ích trên
Theo Healthline, do có nguồn chất xơ, vitamin B9, kali… dồi dào, sầu riêng là loại quả có nhiều tác dụng như điều trị táo bón, phòng bệnh thiếu máu, tốt cho xương và cơ bắp, tim mạch, giảm trầm cảm, tăng cường sinh lý, “bổ thận tráng dương” cho nam giới. Ngoài ra, loại quả này cũng có tác dụng chữa liệt dương, hỗ trợ những người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục.
Sầu riêng rất hữu ích với những người đang muốn giảm cân?
Đúng
Sai
Theo Medical News Today, sầu riêng là một trong những loại quả giàu dinh dưỡng nhất trong số các loại trái cây trên thế giới. Mỗi một cốc thịt sầu (khoảng 243 gram) cung cấp 357 gram calo, 13 gram chất béo và 66 gram carbs. Do đó, cần cân nhắc khi nạp loại quả này nếu bạn muốn giảm cân.
Sầu riêng có thể gây nóng trong, mụn nhọt?
Video đang HOT
Đúng
Sai
Bản chất của sầu riêng là thực phẩm nhiều đường, do đó ăn quá nhiều, bạn có thể bị nóng trong, nổi mụn. Những người bị nhiệt miệng, bốc hỏa cũng nên tránh xa món trái cây này.
Kết hợp sầu riêng cùng rượu có thể gây:
Tiêu chảy
Đau đầu
Ngộ độc
Không có vấn đề gì
Bản chất sầu riêng có tính nóng nên cần hạn chế ăn cùng các loại nước uống như trà đậm, cà phê, bia, rượu hoặc chất kích thích khác vì sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể. Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), cho biết kết hợp sầu riêng với rượu có thể dẫn đến nôn mửa, đau đầu và các phản ứng không mong muốn khác. Người bị suy thận hay đang chạy thận nhân tạo không nên ăn sầu riêng.
Vì sao không nên ăn sầu riêng với thịt bò?
Làm tăng cholesterol trong máu
Gây hại thận
Gây hại dạ dày
Ngoài thịt bò, bạn cũng không nên ăn sầu riêng với thịt cừu, thịt chó hay hải sản. Sầu riêng chứa nhiều đường, kali và chất béo, glycemic, trong khi đó, các loại thịt trên lại là nguồn protein dồi dào và cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Kết hợp hai loại này với nhau rất dễ khiến cholesterol trong máu tăng cao đột ngột.
Ai nên hạn chế ăn sầu riêng?
Người bị thiếu máu
Người mắc bệnh tim mạch
Người mắc bệnh tiểu đường
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn sầu riêng, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 1-2 múi. Bạn cũng cần chú ý lượng carbohydrate tiêu thụ vào mỗi thời điểm cùng với chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Người bị suy thận hay đang chạy thận nhân tạo không nên ăn sầu riêng.
Phụ nữ mang thai không nên ăn sầu riêng?
Đúng
Sai
Do lượng đường trong sầu riêng khá cao và lại là thực phẩm nóng, bà bầu ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ có hại cho thai nhi và những người bị cao huyết áp.
Thời điểm cần hạn chế hoặc không nên ăn sầu riêng:
Buổi sáng
Buổi trưa
Buổi tối
Theo Pop Healthy Living, sầu riêng rất giàu dinh dưỡng, nhưng lại chứa nhiều đường, gây khó tiêu. Vì vậy, mọi người tốt nhất nên hạn chế hoặc không nên ăn sầu riêng vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng giấc ngủ, đặc biệt là những người bị huyết áp cao, huyết áp thấp, rối loạn chức năng tim mạch, viêm loét dạ dày.
Gạo nếp là vị thuốc nhưng ai cần lưu ý khi ăn
Gạo nếp không chỉ là lương thực quan trọng mà còn được ghi nhận như một vị thuốc. Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm dạ dày, bệnh mạn tính cần hết sức cẩn trọng khi ăn các món nấu từ gạo nếp.
Tôi vừa trải qua một tháng phải nằm viện. Khi về nhà, tôi thèm ăn cơm nếp nhưng các con nói gạo nếp không tốt cho người già và mắc bệnh. Điều này có đúng không thưa bác sĩ? (Hoài Ân, 70 tuổi, TP.HCM)
Bác sĩ Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, trả lời:
Gạo nếp không chỉ là lương thực quan trọng mà còn được ghi nhận như một vị thuốc chữa bệnh.
Về mặt dinh dưỡng, gạo nếp chứa một lượng lớn protein, axit amin, chất béo, đường, canxi và các khoáng chất khác (sắt, phospho...), cũng như các nguyên tố vi lượng như vitamin B (B1, B2, B3-niacin) và tinh bột.
Gạo nếp có hàm lượng canxi tương đối cao nên giúp củng cố sự chắc khỏe xương và răng. Vitamin B thúc đẩy sự thèm ăn, tăng cường nuôi dưỡng thần kinh và cải thiện triệu chứng mất ngủ.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, được xếp vào nhóm thuốc bổ, quy vào kinh phế và tỳ vị. Vì vậy, thích hợp dùng cho người có tình trạng kém ăn, buồn nôn, tiêu chảy do tỳ vị khí hư, hay người dễ ra mồ hôi, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, khó thở do khí hư.
Tuy nhiên, những đối tượng sau cần lưu ý khi muốn ăn gạo nếp:
Người viêm dạ dày tá tràng: Tinh bột trong gạo nếp là amylopectin phân nhánh nên khó tiêu hóa và thủy phân ở ruột, dạ dày, và đồng thời kích thích dạ dày co bóp và tăng tiết nhiều acid hơn. Do đó, người bị viêm dạ dày tá tràng cấp, u đường tiêu hóa hoặc vừa trải qua phẫu thuật đường tiêu hóa không nên ăn gạo nếp.
Người mới ốm dậy: Gạo nếp có thành phần tinh bột dạng amylopectin, tính dẻo dính nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, người già, trẻ em, người mới ốm dậy tiêu hóa kém cần thận trọng khi sử dụng. Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn gạo nếp.
Người mắc bệnh mạn tính: Hàm lượng chất béo, tinh bột và chỉ số đường trong gạo nếp cao hơn gạo tẻ. Do đó, người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao (tăng triglyceride), béo phì, nên hạn chế hoặc ăn ít gạo nếp.
8 biện pháp ăn kiêng để tăng cường chức năng gan và giải độc Gan có sức mạnh tự mình làm rất nhiều chức năng trong cơ thể. Nếu gan gặp vấn đề, nhiều hoạt động sẽ bị gián đoạn. Do vậy, điều cần thiết là phải có một lối sống lành mạnh cũng như chế độ ăn phù hợp để bảo vệ lá gan của bạn. Gan thực hiện liên tục và không mệt mỏi rất...