Loài thực vật tiết chất độc như bọ cạp
Các nhà sinh vật học đã xác định được loại độc tố gây đau dữ dội tiết ra từ cây tầm ma rừng nhiệt đới ở bang Queensland.
Cây tầm ma Dendrocnide moroides. Ảnh: Healthdirect Australia.
Australia không chỉ nổi tiếng với rắn, nhện và các sinh vật biển kịch độc mà còn là nhà của một trong những loại cây nguy hiểm nhất trên thế giới, được biết đến với tên khoa học Dendrocnide moroides hay tên gọi bản địa Gympie-Gympie.
Gympie-Gympie có lá rộng hình trái tim hoặc bầu dục, chủ yếu được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới ở phía đông bắc bang Queensland, điểm đến yêu thích của những người đi bộ đường dài. Nó chứa chất độc mạnh hơn nhiều so với những cây tầm ma độc khác ở Mỹ hoặc châu Âu.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science Advances, các chuyên gia từ Viện Khoa học Sinh học Phân tử (IMB) của Đại học Queensland cho biết đã xác định được một loại độc tố thần kinh mới – có tên là gympietides – giúp chúng ta hiểu rõ hơn tại sao vết chích của Gympie-Gympie có thể gây đau dữ dội và thậm chí dẫn đến tử vong trong một số trường hợp.
Video đang HOT
Chỉ cần tiếp xúc nhẹ trong giây lát với bất kỳ bộ phận của cây (ngoại trừ rễ), nạn nhân sẽ lập tức cảm thấy đau rát như “bị thiêu cháy bởi axit nóng và điện giật cùng lúc” do vết chích từ các sợi lông chứa chất độc bao phủ toàn bộ thân, cành và lá cây.
Những sợi lông chứa chất độc bao phủ thân cây Gympie-Gympie. Ảnh: AFP.
Cơn đau càng trở nên dữ dội trong nhiều giờ và sau đó giảm dần, nhưng vẫn kéo dài hàng tuần thậm chí là hàng năm, theo Tiến sĩ Mike Leahy, người dẫn chương trình Bite Me trên kênh National Geographic.
Phó giáo sư Irina Vetter từ IMB giải thích các cơn đau kéo dài như vậy là do độc tố gympietides đã làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc hóa học của các tế bào thần kinh cảm giác, chứ không phải do các sợi lông nhỏ còn mắc kẹt trong da như suy nghĩ trước đây.
“Mặc dù chúng có nguồn gốc từ thực vật, gympietides tương tự như độc tố của nhện, bọ cạp và ốc nón ở cách chúng gấp lại thành cấu trúc phân tử 3D và nhắm mục tiêu vào các thụ thể cảm nhận đau”, Vetter cho biết.
Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện mới của họ sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị giảm đau hiệu quả hơn cho những bệnh nhân không may tiếp xúc với cây Gympie-Gympie.
Phôi khủng long 80 triệu năm tuổi chứa hộp sọ nguyên vẹn
Các nhà cổ sinh vật học phát hiện phôi hóa thạch hiếm của một loài khủng long chân thằn lằn sống trong kỷ Phấn Trắng.
Hộp sọ phôi khủng long được bảo quản bên trong trứng hóa thạch. Ảnh: Kundrát M. et al.
Mẫu vật bao gồm một hộp sọ nguyên vẹn dài 3 cm được xác định thuộc về chi khủng long ăn thực vật cổ dài Titanosaurus, bao gồm những loài khủng long lớn nhất từng tồn tại như Patagotitan, có thể phát triển tới chiều dài 37 m và nặng 69 tấn.
Theo nhà cổ sinh vật học tự do Terry Manning, đồng tác giả của nghiên cứu, hóa thạch được khai quật ở Argentina và sau đó bị buôn lậu sang Mỹ. Manning đã may mắn sở hữu phôi khủng long Titanosaurus đặc biệt này sau một cuộc đấu giá ở thành phố Tucson, bang Arizona.
"Đây là một trong những hộp sọ khủng long đẹp nhất được tìm thấy bên trong trứng. Do có kích thước nhỏ và cấu trúc xương mềm, chúng có xu hướng bị vỡ hoặc bị nghiền nát. Hộp sọ phôi khủng long còn nguyên vẹn như vậy là rất hiếm", Phó giáo sư Darla Zelenitsky tại Đại học Calgary của Canada nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy hộp sọ của Titanosaurus ở giai đoạn phôi có một điểm khác biệt lớn so với con trưởng thành, đó là một chiếc sừng nhỏ trên mõm giống như tê giác. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Martin Kundrát từ Trung tâm Sinh học Liên ngành (CIB) thuộc Đại học Pavol Jozef afárik ở Slovakia, những con khủng long non có thể đã sử dụng bộ phận này để làm vỡ vỏ trứng và chui ra ngoài.
Bằng cách so sánh sự phát triển của vỏ não với phần còn lại của hộp sọ, nhóm nghiên cứu cho biết phôi khủng long được phân tích đã trải qua 4/5 quá trình phát triển, hay nói cách khác, trứng đã gần nở.
Khi phân tích vỏ trứng, Kundrát cùng các cộng sự còn tìm thấy những vết lõm lớn hợp nhất với phần còn lại của màng sợi, một cấu trúc giúp phôi hấp thụ canxi. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy phôi khủng long Titanosaurus hấp thụ canxi từ vỏ trứng, điều cũng được quan sát thấy ở các loài bò sát hiện đại.
Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Current Biology. Hóa thạch phôi hiện được trưng bày tại Bảo tàng Carmen Funes Municipal ở tỉnh Neuquen, phía tây Argentina.
Phát hiện loài giáp xác mới tại nơi nóng nhất Trái Đất Các nhà sinh vật học tìm thấy một loài giáp xác nước ngọt chưa từng được mô tả trong chuyến thám hiểm sa mạc Lut ở Iran. Loài mới được xác định thuộc chi Phallocryptus mà trong đó chỉ bao gồm 4 loài giáp xác sinh sống tại các vùng khô hạn và bán khô hạn. Tiến sĩ Hossein Rajaei từ Bảo tàng...