Loài thực vật quý hiếm đã tồn tại 2,5 triệu năm có nguy cơ tuyệt chủng
Tại hoang mạc nổi tiếng có một loại cây cọ rất kỳ lạ có thể sống hàng trăm năm, rễ dài hàng chục mét và nở hoa phụ thuộc vào lượng mưa trong thời điểm thích hợp.
Loài thực vật kỳ lạ được nhắc đến ở đây chính là cây Joshua. Được biết, Joshua là loại cây quý hiếm, độc đáo trong giới thực vật sa mạc, nằm ở vùng Mojave, của Mỹ.
Joshua có tên khoa học Yucca brevifolia, chỉ mọc giới hạn trong hoang mạc Mojave, trên độ cao từ 400-1800m. Vì sở hữu những phiến lá dài lại hẹp, cứng và sắc nhọn, loài cây này còn có tên tiếng Tây Ban Nha là Izote de desierto, tức “dao găm sa mạc”.
Cây Joshua là một loại thực vật kì lạ, thuộc họ Măng Tây. Đã có thời gian chúng được cân nhắc như là một thành viên khổng lồ thuộc họ Loa kèn, nhưng những đặc điểm của chúng có nhiều điểm tương đồng với họ Măng Tây hơn.
Bình thường, một cây Joshua con sẽ chỉ mọc đúng một ngọn. Phải tới khi trưởng thành, sắp sửa trổ bông, chúng mới bắt đầu ra nhánh. Tuy nhiên, trong trường hợp ngọn chính bị hư hại bởi nguyên nhân nào đấy, chúng sẽ sớm mọc cành để thay thế.
Video đang HOT
Một điểm đặc biệt của cây Joshua là chúng mọc cực kỳ chậm. Trong vòng 10 năm đầu, một cây Joshua mới chỉ phát triển được khoảng 7,6cm/năm. Kể từ năm thứ 11, chúng lại càng lớn chậm hơn nữa, chỉ được chừng 3,8cm/năm.
Nhưng trái ngược với phần thân mọc chậm hơn “rùa bò”, phần rễ lại sớm đâm sâu và vươn xa trong lòng đất. Chúng có thể vươn khỏi gốc đến 11m. Từ những cái rễ này, một vài Joshua con cũng có thể trồi lên, khiến cho “đại gia đình” mỗi lúc một thêm đông vui.
Không chỉ dài và sắc, rìa lá còn có răng cửa. Thú vị là trong khoảng từ tháng 2 đến cuối tháng 4, loài cây đầy vẻ hằn học này lại trổ những chùm hoa đẹp mê mẩn.
Hoa này không nở thường niên. Tùy thuộc vào điều kiện lượng mưa của sa mạc và thời điểm thích hợp, loài cây này mới phát triển nụ.
Một cây Joshua có thể sống đến hàng trăm năm, thậm chí là 1000 năm. Có điều, dù tuổi tác có lão niên thì chiều cao của chúng cũng chẳng hơn được mấy, cao lắm cũng mới từ 15-20m.
Mặc dù đã vượt qua thời kỳ kỷ băng hà để tiếp tục tồn tại trên trái đất suốt 2,5 triệu năm qua, nhưng ngày nay, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo cây Joshua có nguy cơ tuyệt chủng thực sự vào cuối thế kỷ này vì biến đổi khí hậu.
Bất ngờ chuột đá quý hiếm đã bị tuyệt chủng 11 triệu năm trước xuất hiện ở Việt Nam
Chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomydae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm, bất ngờ xuất hiện ở rừng Trường Sơn.
Loài chuột này được đặt tên là chuột "Trường Sơn" bởi chỉ phân bố ở các hệ sinh thái núi đá vôi của dãy Trường Sơn. Phát hiện này đã bổ sung cho danh mục thú Việt Nam thêm một loài mới và một họ mới (Diatomyidae).
Trước đó, năm 2005, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra loài thú lạ này ở khu bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia Hin Nậm Nô (Khăm Muộn, Lào) có hình dạng loài chuột và đặt tên là chuột đá Lào Laonastes aenigmamus.
Khi các nhà khoa học so sánh các đặc điểm hình thái của chuột đá Lào với với các mẫu hóa thạch của họ thú cổ Diatomyidae và khẳng định chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomyidae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm.
Loài chuột đá tìm được tại ở xã Thượng Hóa, tỉnh Quảng Bình các nhà khoa học nhận thấy loài chuột này giống với loài chuột đá Lào. Sau đó, các nhà khoa học đặt đã tên cho loài chuột này là "Chuột Trường Sơn"
Chuột đá có chiều dài khoảng 26cm, sở hữu chiếc đầu tương đối lớn, tai tròn và mũi hình củ lạc
Thức ăn yêu thích của chuột đá là lá cây, cỏ và đặc biệt là các loại hạt. Đôi khi chúng cũng ăn côn trùng
Đây cũng là loài chuột đặc biệt khác lạ so với loài chuột thông thường khi chỉ mang thai một con duy nhất.
Chính vì sự đặc biệt của loài chuột này, các nhà khoa học và các cơ quan chức năng đã xây dựng các biện pháp bảo tồn đồng thời tuyên truyền vận động người dân địa phương không săn bắt chuột Trường Sơn.
Tê giác Sumatra quý hiếm chào đời ở khu bảo tồn Indonesia Chính phủ Indonesia mới đây công bố một chú tê giác Sumatra - loài được xếp vào mức cực kỳ nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, đã chào đời trong một khu bảo tồn tại Indonesia vào tuần trước. Hiện chỉ còn chưa tới 80 con tê giác Sumatra trên toàn thế giới. Ảnh: CNN/NLD Thuộc loài nhỏ nhất và nhiều lông...