Loại thịt được ví là “báu vật trần gian”, được Đông y tôn vinh là “kho báu” vì bổ gấp 3 lần thịt bò, gà nhưng người Việt vẫn thờ ơ
Từ xa xưa, loại thịt này đã được người phương Tây yêu thích, xem là “báu vật trần gian”, bổ hơn tất thảy các loại thịt khác nhưng nhiều người Việt vẫn còn thờ ơ với nó.
Nếu bạn nghĩ rằng, thịt bò, gà, lợn, hay vịt… là những loại thịt bổ dưỡng nhất thì bạn đã nhầm, thịt thỏ mới xứng đáng mệnh danh là “vua của các loại thịt”. Đây là một món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Ở Việt Nam, loại thịt này vừa quen lại vừa lạ, ai cũng biết là ngon nhưng mỗi khi nhắc đến món ăn này lại cảm thấy ai ngại, sợ hãi.
Thực tế, thịt thỏ trắng hồng, rất mềm, ngọt, thơm lại dễ chế biến. Ngoài ra, loại thịt này nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa hơn hẳn so với bò, lợn dê. Dù có hàm lượng đạm cao nhưng thịt thỏ ít chất béo và cholesterol, tốt cho người huyết áp cao và bệnh tim mạch.
Bàn giải về món thịt thỏ, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết đây thực sự là một món ăn đem lại nhiều dinh dưỡng. Trong Đông y, thịt thỏ vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng.
Còn theo y học hiện đại, thịt thỏ chứa 38,4% nước, 11,8% protit, 4,4% lipit, 11,6mg% canxi, 123,2mg% phốt pho, 0,9mg% sắt, 4,2mg% vitamin PP. Một chiếc đùi thỏ, có thể cung cấp 30% omega-3 nhu cầu trong ngày (cao gấp 3 lần các loại thịt khác)và hầu như không có cholesterol.
Những món ngon từ thịt thỏ có tác dụng chữa bệnh
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, thịt thỏ trên thị trường hiện nay không hiếm, hơn nữa cách dùng nó để trị bệnh cũng không hề khó. Bạn có thể chế biến thịt thỏ theo những cách sau để chữa bệnh.
1. Trị suy nhược cơ thể
Cách làm: Thịt thỏ 120g, đảng sâm 30g, sơn dược 30g, táo đỏ 30g, câu kỷ tử 15g cùng với hành, gừng, rượu vang, muối. Đem các nguyên liệu trên đi nấu thành canh ăn. Khi ăn thì bỏ hành, gừng, ăn thịt thỏ uống nước canh. Ngoài ra, đảng sâm, sơn dược, câu kỷ và táo cũng có thể ăn.
Video đang HOT
Thịt thỏ có thể trị suy nhược cơ thể.
2. Hỗ trợ trị đái tháo đường
Cách làm: Câu kỷ tử 15g, thịt thỏ 250g. Cho vào nồi rồi đổ nước hầm nhỏ lửa cho đến khi thỏ chín thì cho thêm muối, mì chính… Ăn một lần trong ngày, dùng 10 ngày một đợt.
3. Trị suy nhược cơ thể sau khi bệnh, phụ nữ huyết hư, gầy yếu
Cách làm: Chuẩn bị thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo tàu (20g), dùng nóng. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, cứ 10 ngày là một liệu trình. Có thể nghỉ vài ngày rồi tiếp tục cho đến khi phục hồi sức khỏe.
4. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Cách làm: Thịt thỏ hầm với một số vị thuốc nam như thục địa, đương quy, xuyên khung, xích thược, hoàng kỳ, gia vị vừa đủ ăn tuần vài lần cho tác dụng.g
Món ngon từ thịt thỏ.
5. Dưỡng thai
Thịt thỏ vốn chứa một lượng canxi, phốt pho tương đối cao, có thể phát triển hệ thần kinh bào thai, cải thiện sức khỏe bà bầu. Mẹ bầu có thể ăn các món ăn từ thịt thỏ sẽ có tác dụng dưỡng thai.
Thịt thỏ tốt cho bà bầu.
6. Bổ máu
Những người bị thiếu máu nên ăn nhiều thịt thỏ bởi nó có chứa nhiều vitamin B12, rất cần thiết cho người thiếu máu, bồi bổ hệ thần kinh. Ngoài ra, thịt thỏ còn chứa nhiều sắt, vitamin B… vô cùng tốt cho người cao niên, phụ nữ sau sinh.
Kiêng kỵ khi ăn thịt thỏ
Lương y Sáng khuyến cáo, ăn thịt thỏ có khi xảy ra tác dụng phụ, có một số người không nên ăn là người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm tình dục.
Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với các loại thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy. Không ăn thịt thỏ cùng củ cải, rau cải vì sẽ trúng độc.
ĐỖ ĐỖ
Theo baodansinh
Có thể chữa khỏi ung thư vú mà không cần hóa trị
Theo Ynet News, một nghiên cứu dài hạn được thực hiện với 1.365 phụ nữ Israel cho thấy, nhờ một hệ thống chẩn đoán mới trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư vú, có thể tránh hóa trị liệu gây suy nhược cơ thể.
Có thể tránh được hóa trị đối với hầu hết phụ nữ bị ung thư vú ở các giai đoạn đầu - Ảnh: sundiatapost.com
Kết quả cho thấy gần 100% phụ nữ tham gia nghiên cứu không bị tái phát bệnh, mặc dù không ai trong số họ được hóa trị sau phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu chỉ là 0,7%.
Báo cáo của các nhà khoa học lần đầu tiên được công bố trên tạp chí quốc tế uy tín The Nature of Cancer. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu bị 2 dạng ung thư vú phổ biến nhất - ER và HER2-. Tất cả họ đều được phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.
Ngày nay, ở hầu hết nữ bệnh nhân bị ung thư vú, bệnh cũng được phát hiện ở giai đoạn đầu (giai đoạn thứ nhất và thứ hai). Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, bệnh nhân nên dùng liệu pháp điều trị bằng hormone như một biện pháp phòng ngừa chống tái phát.
Điều trị cũng có thể bao gồm một số chu kỳ hóa trị để loại bỏ các tế bào ung thư siêu nhỏ không thể loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, các tác giả của công trình nghiên cứu lưu ý, căn bệnh này có thể chỉ cần được điều trị bằng phẫu thuật và thuốc, mà không dùng đến hóa trị bắt buộc. Trong trường hợp này, cơ hội phục hồi rất cao và chiếm hơn 90%.
Trong khuôn khổ của công trình nghiên cứu, những phụ nữ được chẩn đoán bằng phương pháp Oncotype DX, một xét nghiệm phân tử độc đáo mô bệnh nhân trong khối u khi sinh thiết hoặc trong ca phẫu thuật đầu tiên cắt bỏ khối u. Phương pháp này xác định hồ sơ sinh học của bệnh nhân bằng cách phân tích gien thứ 21 được tìm thấy trong các tế bào khối u.
Các bác sĩ khi đánh giá bệnh tuyến vú theo thang điểm từ 1 đến 100, đã xác định mức độ rủi ro tái phát bệnh. Những bệnh nhân có số điểm từ 25 trở xuống được khuyến cáo từ chối hóa trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 97,4% phụ nữ từ chối hóa trị không bao giờ bị tái phát. Theo Solomon Shtamer, giáo sư tại Trung tâm y tế Beilinson, nghiên cứu cho thấy rõ có thể tránh được hoá trị đối với hầu hết phụ nữ bị ung thư vú ở các giai đoạn đầu.
Theo các nhà khoa học, công trình nghiên cứu này có thể là một trợ giúp quan trọng trong điều trị ung thư, do hóa trị thường gây ra hậu quả nghiêm trọng lâu dài cho sức khỏe con người. Một trong những rủi ro lớn nhất là thiệt hại nghiêm trọng và vĩnh viễn đối với hệ miễn dịch của bệnh nhân, có thể đe dọa đến tính mạng.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Uống rượu ngày lạnh cho "ấm bụng", cẩn trọng đột quỵ, mất mạng Những ngày trời lạnh, quan niệm uống rượu cho "ấm bụng" khiến nhiều trường hợp tai biến, đột quỵ nặng, thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng. Ảnh minh họa Theo PGS. TS. Tạ Mạnh Cường, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai, khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh mà còn mặc quần áo không...