Loại quả đầy chất bổ nhưng tối kỵ với người bệnh thận
Người mắc bệnh thận ăn nhiều chuối có thể bị tăng kali máu dẫn tới các triệu chứng khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn.
Chuối không chỉ tiện lợi và thân thiện với ví tiền mà còn chứa đa dạng chất dinh dưỡng và chất xơ, vì vậy có rất nhiều lý do để mọi người yêu thích loại quả này. Theo Healthline, chuối không chứa chất béo và cholesterol đồng thời chứa nhiều vitamin C, B6, chất dinh dưỡng thực vật, chất chống oxy hóa.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một quả chuối cỡ trung bình chứa 422mg kali. Đây là chất điện giải thiết yếu, rất quan trọng để giữ mức chất lỏng trong cơ thể chúng ta cân bằng và đảm bảo cơ bắp, dây thần kinh hoạt động tối ưu.
Nhưng điều đó đồng nghĩa chuối có thể gây ra vấn đề khi ăn quá mức, đặc biệt đối với những người cần hạn chế hấp thụ kali bao gồm các ca mắc bệnh thận.
Một trong những vai trò chính của thận là điều hòa nồng độ kali trong cơ thể. Thận bị tổn thương không thể hoạt động bình thường, khiến kali tích tụ trong máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, tăng kali máu có thể gây ra các vấn đề như rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng, tê liệt và yếu cơ.
Chuối có nhiều tác dụng nhưng không nên ăn quá nhiều. Ảnh: Mayoclinic
Tác động của bệnh thận
Video đang HOT
Thận là cơ quan nội tạng có hình như hai hạt đậu, kích thước bằng nắm tay. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, thận lọc chất thải dư thừa trong máu và tạo ra nước tiểu.
Bệnh thận có thể cấp tính hoặc mạn tính. Tổn thương thận cấp tính là tình trạng tạm thời, thường do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra, làm gián đoạn chức năng thận. Trong khi đó, bệnh thận mạn tính liên quan đến tổn thương thận vĩnh viễn và có thể dẫn đến suy giảm chức năng lâu dài.
Ví dụ về tổn thương thận ngắn hạn là viêm thận kẽ – tình trạng phát sinh khi một số loại thuốc cản trở khả năng của thận và viêm bể thận do nhiễm trùng đường tiết niệu lan lên thận.
Bệnh thận mạn tính bao gồm các tình trạng làm suy giảm dần chức năng thận. Bệnh thận đa nang – một rối loạn di truyền, gây ra các u nang làm gián đoạn quá trình lọc của thận, có khả năng trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Viêm thận lupus – bệnh tự miễn dịch, dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn.
Bệnh thận và kali
Một trong các vai trò của thận là điều hòa cân bằng nội môi kali, hay lượng kali được hấp thụ và bài tiết khỏi cơ thể qua máu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ nhấn mạnh rằng bệnh thận mạn tính đồng nghĩa thận bị tổn thương đến mức không thể lọc máu như bình thường nữa. Điều này dẫn đến tích tụ chất thải và chất lỏng dư thừa trong cơ thể, tăng kali máu.
Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ thông tin tăng kali máu thường ít có triệu chứng đáng chú ý. Các biểu hiện có thể bắt đầu từ từ, phát triển dần sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Tuy nhiên, tăng kali máu cũng có thể xảy ra đột ngột và nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong những trường hợp như vậy, người bệnh gặp các triệu chứng cấp tính bao gồm khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn và đau ngực.
Tăng kali máu có thể là kết quả của chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu kali, như chuối, ở những người bị tổn thương thận. CDC Mỹ giải thích nhiều trường hợp không biết mắc bệnh thận mạn tính. Cách chính xác để chẩn đoán là thông qua các xét nghiệm đánh giá lượng protein trong nước tiểu và nồng độ creatinin trong máu.
Cảm thấy tim đập nhanh sau khi nằm xuống, khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng tim bất ngờ đập nhanh có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể tuổi tác. Đôi khi, tim đập nhanh xảy ra khi chúng ta đang nằm.
Trong một số trường hợp, người mắc cần đến bác sĩ kiểm tra.
Đối với một số người, tim đột ngột đập nhanh khi đang nằm có thể khiến họ cảm thấy lo lắng. Nhưng tin tốt là trong hầu hết trường hợp, tình trạng này thường là vô hại, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Tim đập nhanh khi nằm xuống thường là do tư thế nằm, căng thẳng hay dùng chất kích thích gần giờ đi ngủ . SHUTTERSTOCK
Tim đập nhanh có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố phổ biến nhất là lo lắng, căng thẳng, uống nhiều caffein hay do tư thế nằm. Tim đập nhanh do tư thế nằm thường xảy ra vào ban đêm, vì đây là thời điểm mà chúng ta bắt đầu nghỉ ngơi và nằm xuống.
Trong trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để giảm hoạt động thể chất. Tim cũng sẽ phải điều chỉnh hoạt động để có thể phân phối máu tốt hơn khắp cơ thể. Hệ quả của quá trình này là tim sẽ hoạt động nhiều hơn và đập nhanh hơn, dẫn đến cảm giác đánh trống ngực.
Nằm ngủ trong một số tư thế nhất định cũng có thể gây chèn ép mạch máu và ảnh hưởng đến đường dẫn truyền thần kinh, khiến nhịp tim không đều. Ví dụ, nằm nghiêng bên trái có thể kích thích dây thần kinh phế vị chạy từ não đến bụng và điều chỉnh nhịp tim. Tình trạng này làm nhiễu các xung điện dẫn đến tim, khiến tim đập nhanh đột ngột.
Ngoài ra, ngủ nghiêng sang bên trái đôi khi cũng có thể làm gia tăng áp lực bên trong cơ thể và khiến tim đập nhanh hơn. Vì nằm nghiêng trái sẽ làm trọng lượng cơ thể đè ép lên ngực trái, ảnh hưởng đến nhịp thở, từ đó tác động đến tim. Ngủ nghiêng sang bên phải sẽ ít có nguy cơ xảy ra tình trạng này hơn.
Ngoài ra, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc và lối sống cũng khiến tim đập nhanh khi nằm. Chẳng hạn, khi chuẩn bị ngủ, những suy nghĩ gây căng thẳng ập đến sẽ kích thích phản ứng của cơ thể và khiến tim đập nhanh. Một số loại thuốc như hen suyễn, huyết áp cao và rối loạn tuyến giáp cũng gây tác dụng phụ là tim đập nhanh. Dùng các chất kích thích như caffein và nicotin gần giờ đi ngủ cũng dẫn đến biểu hiện này.
Nếu tình trạng tim đập nhanh kéo dài, không rõ nguyên nhân thì người mắc cần đến bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ sẽ khám sàng lọc rối loạn nhịp tim, vấn đề cơ tim hay một số bệnh về tim khác, theo Healthline.
Quầng thâm mắt không chỉ do thiếu ngủ mà còn cảnh báo bệnh nguy hiểm Nhiều người thường lầm tưởng rằng thiếu ngủ là nguyên nhân duy nhất gây nên quầng thâm mắt. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Quầng thâm ở mắt là tình trạng mà vùng da xung quanh mí mắt tối màu hơn bình thường, có thể đi kèm với bọng mắt. Tình trạng này...