Loại lụa làm từ cây “Quốc hoa” của Việt Nam và độ siêu hiếm không mấy người biết
Lụa hoa sen là một trong những loại vải hiếm nhất trên thế giới. Các sợi chỉ có thể xử lý trong vòng 24 giờ và vì vậy việc thu hoạch phải được thực hiện mỗi ngày.
Lụa hoa sen là một trong những loại lụa hiếm nhất trên thế giới, chỉ được sản xuất với quy mô nhỏ ở Campuchia, Myanmar và gần đây là Việt Nam.
Loại sợi tự nhiên này chỉ được chiết xuất bởi một số ít thợ thủ công lành nghề trên khắp thế giới. Nhưng quá trình làm ra loại lụa này không hề đơn giản. Để chiết xuất đủ lụa sen cho một chiếc khăn có thể mất hai tháng, và thành phẩm cuối cùng có thể đắt gấp 10 lần lụa thường.
Loại sợi tự nhiên này chỉ được chiết xuất bởi một số ít thợ thủ công lành nghề trên khắp thế giới
Hoa sen được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam và là loại cây được trồng trên khắp đất nước. Điểm khác biệt chính giữa lụa màu vàng tươi từ tơ tằm và loại lụa từ tơ sen nhạt màu là từng sợi tơ sen phải được chiết xuất bằng tay. Sau khi chọn và hái bằng tay, phần tơ bên trong được chiết ra. Mỗi thân cây chứa một lượng nhỏ các sợi mỏng dính, phải được cuộn lại với nhau và sấy khô.
Video đang HOT
Các sợi tơ này cần được xử lý trong vòng 24 giờ khi chúng vẫn còn ướt; nếu không, chúng sẽ hỏng ngay lập tức, vì vậy việc thu hoạch và xử lý phải được thực hiện trong ngày. Ngoài ra, cây sen chỉ cho thu hoạch vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 nên sản lượng tơ thu hoạch luôn rất thấp. Sau khi khô, những sợi tơ này được cân cẩn thận và đan bằng tay một cách tỉ mẩn. Sau đó, chúng được đưa vào khung dệt.
Những sợi này mỏng manh, nhưng có thể bền như lụa truyền thống sau khi được dệt. Một đội 20 công nhân tạo ra những sợi vải này mỗi ngày có thể sản xuất 10 đến 20 chiếc khăn mỗi tháng. Tuy nhiên một chiếc khăn dài 25 cm có thể bán với giá hơn 200 USD thì công việc khó khăn đó cũng khá là xứng đáng.
Những đặc điểm này đã khiến nó trở thành món quà giá trị với khách du lịch tìm kiếm những món quà lưu niệm quý hiếm. Gần đây, nó cũng được các thương hiệu thời trang quốc tế săn đón khi họ nỗ lực tìm kiếm loại sợi xa xỉ mới mẻ. Nhưng quy mô của nó còn hạn chế vì vẫn còn ít người được đào tạo về cách làm những sợi tơ này.
Hàng Trung Quốc giá rẻ đe doạ sản phẩm dệt may truyền thống của Nigeria
Những nhà bảo tồn nghệ thuật truyền thống cho biết các phương thức sản xuất hiện đại và hàng giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc đang đe dọa ngành dệt may truyền thống của Nigeria.
Một thợ thủ công đang nhuộm vải dệt tại lò nhuộm Kofa Mata tháng 2/2019. Ảnh: AP
Theo VOA, lò nhuộm Kofa Mata ở Kano là một trong những nhà sản xuất vải dệt nhuộm màu thủ công cuối cùng còn sót lại tại Nigeria. Trong những năm qua, số lượng công nhân làm việc tại lò nhuộm này ngày càng ít đi do số lượng hàng hóa bán ra không nhiều.
Nhúng những tấm vải dệt liên tục vào một lò nhuộm sâu 1 mét, ông Mamood Abubakar - một thợ nhuộm chuyên nghiệp đã có 70 năm làm nghề - bày tỏ sự lo ngại của mình về tương lại của ngành dệt.
"Nơi này đã tồn tại hơn 500 năm. Người Arab, người da trắng và tất cả mọi người trên khắp châu Phi đều đến đây vì ngành công nghiệp này quy mô không nhỏ. Chúng tôi hy vọng những người trẻ mong muốn tiếp bước chúng tôi, phát triển ngành ngề truyền thống đang dần bị mai một này", ông Abubakar chia sẻ.
Nằm cách không xa lò nhuộm Kofar Mata là chợ bán các mặt hàng dệt may Kantin Kwari - khu chợ hàng dệt may lớn nhất Nigeria.
Thợ thủ công vắt vải dệt đã nhuộm xong. Ảnh: AP
Ismaila Abdullahi, một nhà thiết kế tại chợ, cho biết hàng nhập khẩu Trung Quốc giá rẻ nhiều khi lấn át các mặt hàng của địa phương. Ông cho hay: "Một trong những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực kinh doanh này là giờ đây chúng tôi có thiết kế của riêng mình, gửi chúng đến Trung Quốc để họ sản xuất và gửi lại sản phẩm cho chúng tôi".
Trong khi đó, ông Hamma Kwajaffa - Tổng Giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất vải sợi Nigeria - cho hay các mặt hàng Trung Quốc thường được nhập lậu vào nước này và bán với giá rẻ, khiến cho các mặt hàng vải dệt địa phương ế ẩm.
"Họ sẽ lấy thiết kế của chúng tôi và gửi tới Trung Quốc để sản xuất, sau đó bán chúng với giá rẻ hơn. Một tấm vải dài khoảng 4,5 m như thế này, họ sẽ bán với giá 1.000 naira (60.000 đồng), nhưng những nhà máy của chúng tôi không thể nào làm ra những tấm vải như này với giá chưa đầy 3.000 naira.
Những kẻ buôn lậu không phải trả tiền nhân công, không phải trả thuế nên họ có thể bán rẻ hơn", ông Hamma giải thích.
Thương nhân bán các sấp vải nhập khẩu từ Trung Quốc tại chợ ở Kano. Ảnh: AP
Ngân hàng Trung ương Nigeria tháng trước cho biết họ đã đề xuất khoản vay lên tới 300 triệu USD cho các nhà sản xuất vải sợi bông trong những năm gần đây nhằm hỗ trợ ngành dệt may trong nước, từng lớn nhất châu Phi.
Năm 2017, Phó Tổng thống Yemi Osinbajo đã ra lệnh cho chính phủ ưu tiên các sản phẩm sản xuất tại Nigeria khi mua đồng phục và giày dép.
John Adaji, Chủ tịch Liên minh Công nhân May mặc Quốc gia Nigeria, nói rằng chính sách này cần được mở rộng. "Nam Phi đã có một chính sách về dệt may với khẩu hiệu 'mua hàng Nam Phi - mặc hàng Nam Phi'. Thậm chí họ còn đặt ra một mức thuế bắt buộc thực thi điều đó. Thế cho nên, chính phủ đóng vai trò quan trọng. Chính phủ phải tạo nền tảng cho hoạt động kinh doanh".
Trong khi đó, thợ thủ công Abubakar gợi ý chính phủ nên mua các loại vải thủ công do các làng nghề nước này sản xuất và xuất khẩu ra thế giới nếu muốn những loại vải dệt truyền thống của Nigeria tồn tại.
Mặt trái của việc sử dụng thiết bị di động Thiết bị di động (TBDĐ) ngày càng phổ biến, mỗi các nhân đều có thể trang bị cho mình một hoặc một vài thiết bị di động khác nhau. Không thể phủ nhận những tiện ích thiết thực của phương tiện này trong kỷ nguyên số. Bên cạnh đó, người dùng cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe thể...