Loài là “báu vật quốc gia” tưởng đã tuyệt chủng nay hồi sinh, giá hơn 600.000 đồng/kg
Hiện giá bán đang ở mức cao dù cách đây vài thập kỷ tưởng chừng chúng không còn tồn tại.
Loài lợn này có lớp lông dày và xoăn, nhìn ngoài cứ tưởng là cừu.
Chúng có tên là Mangalica được nuôi đầu tiên từ Hungary. Chúng được lai tạo từ giống lợn Bakony và Szalonta với giống lợn umadija của Serbia
Ngoài Hungary, hiện Mangalica cũng có ở Áo, Canada, Cộng hòa Séc, Đức, Romania, Serbia, Slovakia, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.
Cách đây khoảng 30 năm chúng gần như bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trang trại nuôi loại lớn này cung cấp tới các thị trường Mỹ đến Nhật Bản.
Giống này đã được hồi sinh vào đầu những năm 1990 nhờ một loạt các nhà lai tạo gồm cả chuyên gia Peter Toth của Hungary
Thậm chí, chúng được đăng ký chính thức là “ báu vật quốc gia” của Hungary.
Video đang HOT
Thịt của lợn Mangalica được so sánh với thịt bò Kobe, còn được gọi với cái tên “thịt lợn Kobe”.
65-70% lợn Mangalica là mỡ, phần nạc chỉ có 30-35%.
Thịt của lợn này có màu đỏ xen lẫn với mỡ màu trắng kem. Tuy nhiên, chất béo của chúng là lành mạnh vì rất giàu axit béo omega 3 và 6 (axit béo không bão hòa đa) và trong các chất chống oxy hóa tự nhiên.
Thịt lợn Mangalica có chất lượng ngon. Mức giá bán không hề rẻ, có nơi đưa ra mức giá khoảng 30 USD/kg (hơn 630.000 đồng/kg).
Lợn Mangalica cần không gian tự nhiên để tự do kiếm ăn, vận động.
Theo Dân Việt
Cây tưởng biến mất bỗng hồi sinh thần kỳ, người dân đút túi tiền tỷ mỗi năm
Sau hơn 9 tháng chăm sóc, vườn sâm Bố chính cho thu hoạch với năng suất hơn 3tấn/hecta. Thu lợi hơn 600 triệu đồng.
Theo sử sách, loài sâm này được phát hiện và sử dụng đầu tiên tại châu Bố Chính (thuộc hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình ngày nay) nên người dân địa phương đặt tên sâm Bố chính.
Ngoài ra, sâm Bố chính còn biết đến với tên gọi khác là Thổ hào sâm, sâm báo, sâm núi.
Loài sâm này có tên khoa hoạc là Abelmoschus sagittifolius, thuộc họ cẩm quỳ.
Theo những cụ cao niên trong vùng kể lại, sâm Bố chính được phát hiện cách đây hơn 300 năm và được sử dụng trong những món ăn sơn hào, hải vị của các bậc vua chúa xưa kia.
Bởi nhiều lý do về lịch sử, loài sâm này đã bị thất truyền hơn 300 năm qua
Năm 2017, các nhà khoa học đã tìm và khôi phục thành công nguồn gen này và đưa vào trồng thử nghiệm.
Những mô hình sâm Bố chính ngay sau đó được nhân rộng.
Theo anh Thái Văn Tuấn (xã Đại Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình) một trong những người đi đầu trồng loài sâm này, sâm khá thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây.
"Năm 2017, tôi bắt đầu trồng 0,5ha và đã cho thu nhập hơn gần 250 triệu đồng" - ông Phúc cho biết.
Cũng theo ông Phúc, loài sâm Bố chính trồng khá đơn giản và quỹ thời gian ươm, trồng và thu hoạch chỉ trong vòng 1 năm trời.
"Năm ngoái với 3 hecta sâm tôi thu hoạch được hơn 10 tấn sâm củ" - ông Phúc cho hay
"Sâm Bố chính bán tại vườn chia làm 3 loại: Loại to có giá 800ngàn/kg; loại nhỏ hơn từ 600 -700 ngàn đồng/kg; Loại nhỏ nhất cũng có giá không dưới 120 nghìn/kg" - ông Phúc chia sẻ.
Theo tìm hiểu được biết, sản phẩm sâm Bố chính khi được trồng ra trong mấy năm qua đã được một số doanh nghiệp trong tỉnh bao tiêu ngay tại vườn.
Và mỗi hecta cho thu hoạch trung bình từ 1 - 1,2 tấn.
Những khóm sâm Bố chính chỉ sau một năm sẽ cho thu hoạch
Củ sâm Bố chính thành phẩm
Theo Dân Việt
Bán cây sanh "báu vật" 16 tỷ, đại gia Hà Nội bật khóc vì nuối tiếc Mới đây, ông Mười (Hà Nội) đã bán cây sanh cổ "Tiên lão giáng trần" cho một người bạn khiến giới chơi cây xôn xao. Trước lúc chia tay tác phẩm, ông Mười đã bật khóc, còn người mua mua cảm thấy hạnh phúc vì sở hữu "báu vật" Tác phẩm sanh cổ "Tiên lão giáng trần" của ông Dương Văn Mười (Thường...