Loại gia vị nhiều công dụng nhưng gây hại cho một số người
Gừng là loại gia vị phổ biến ở Việt Nam, được đưa vào các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, một số nhóm người không nên ăn gừng.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ – giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, gừng không chỉ là gia vị mà còn được dùng chữa bệnh. Kinh nghiệm từ dân gian, gừng cho vào các món ăn hằng ngày để tăng cường miễn dịch, phòng nhiều bệnh tật. Trà gừng uống thường xuyên vào trời rét giúp giữ nhiệt.
Theo Đông y, gừng có vị cay giúp tán hàn giải biểu, làm ấm dạ dày, cầm chứng nôn ói, tiêu đàm, giảm ho, giải độc. Gừng được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền từ 2.000 năm nay. Các lương y coi đây là vị thuốc tốt bậc nhất là vào mùa đông. Gừng có thể dùng tơi, khô dạng bột hoặc ép lấy nước. Gừng chứa nhiều protein, chất xơ, chất béo và nhiều vitamin C, B3, B6.
Từ thời xưa, người Ấn Độ đã dùng gừng chữa nhiều chứng bệnh khác nhau như đau bụng, ho, co thắt dạ dày, cảm lạnh. Các nghiên cứu của y học hiện đại xác định trong gừng có nhiều chất khác nhau như zingeron, shogaol và zingerol. Trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất.
Gừng được sử dụng phổ biến làm gia vị và chữa bệnh. Ảnh: Shutterstock
Khi sử dụng, gừng sống có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô có tác dụng làm ấm cơ thể. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu.
Các mẹo sử dụng củ gừng hàng ngày:
Video đang HOT
Thứ nhất, gừng sống có vị cay nóng, tính ấm nên khi ăn gừng tươi có tác dụng làm giãn các mao mạch, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi, làm ấm cơ thể từ bên trong, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn, chống lại virus hợp bào hô hấp, ngăn cản các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trị cảm lạnh.
Thứ hai, gừng nướng chữa đau bụng, lạnh bụng, đi ngoài. Nếu có triệu chứng trên, bạn lấy củ gừng nướng qua than hoa hoặc trên lửa bếp ga rồi thái lát ra ăn. Chỉ 30 phút sau, các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm.
Thứ ba, gừng phơi khô sao lên chữa lạnh bụng, đầy trướng không tiêu, thổ tả, chân tay giá lạnh, mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyễn và thấp khớp. Ngày dùng 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Thứ tư, nước gừng giã pha mật ong đun nóng chữa ho lâu ngày và ợ nóng. Ngoài ra, đây là thức uống có lợi cho sức khỏe vì có tính kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Thời gian thích hợp nhất để uống mật ong gừng là vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.
Thứ năm, gừng ngâm rượu thuốc xoa bóp, massage cơ để cơ bắp được thả lỏng hơn.
Thứ sáu, gừng rang muối rồi dùng chườm nóng lên các vùng xương khớp đau mỏi, giảm đau xương khớp do lạnh.
Bác sĩ Vũ khuyến cáo không nên sử dụng quá 5g gừng mỗi ngày. Những trường hợp chảy máu cam, chảy máu răng, băng huyết, ho ra máu, chuẩn bị mổ hoặc mới mổ xong, đổ mồ hôi nhiều, cảm nắng không nên dùng gừng. Về mặt lý thuyết, gừng chống chỉ định ở những bệnh nhân chảy máu tạng hoặc người dùng các thuốc chống tiểu cầu hoặc warfarin.
Ngoài ra, người có tạng nóng, hay nhiệt miệng, táo bón, bị đau dạ dày cũng không nên ăn gừng vì thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạc dạ dày, ruột và đại tràng; ăn nhiều gừng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, loét dạ dày.
Nếu bạn dùng cao gừng, nước ép gừng thoa lên da nên sử dụng trước ở một diện tích nhỏ xem có bị kích ứng không. Chỉ nên giữ gừng trên da trong một thời gian ngắn vì có thể gây bỏng rát với người có da nhạy cảm. Nên rửa sạch vỏ gừng trước khi ăn chứ không nên gọt bỏ vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng. Củ gừng dập nát không nên dùng vì có thể nhiễm vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Gừng kết hợp với thứ này, trẻ hóa mạch máu, sống lâu nhưng người Việt lại vứt đi
Sự kết hợp này tạo thành thứ trà uống được người dân sống tại vùng có tuổi thọ cao trên thế giới vô cùng ưa thích.
Ngày nay, ngoài các phương pháp luyện tập giúp cải thiện sức khỏe, vấn đề ăn uống cũng được quan tâm. Mỗi thực phẩm đều chứa đựng nguồn dinh dưỡng riêng có lợi cho cơ thể con người. Một trong những cách giúp thanh lọc cơ thể, nuôi dưỡng tuổi thọ mọi người gần đây quan tâm là uống trà.
Trà gồm nhiều loại như trà xanh, trà gừng, hay các loại trà thảo mộc... Tuy nhiên, có loại trà được người dân Hong Kong (Trung Quốc) - nơi có tuổi thọ trung bình cao trên thế giới vô cùng ưa thích chính là trà gừng thêm trần bì.
Uống trà gừng trần bì giúp trẻ hóa mạch máu. (Nguồn: Sohu)
Trần bì là vỏ quýt được làm khô bằng phương pháp sấy, có thể bảo quản được lâu và giá trị dinh dưỡng rất cao. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, vỏ quýt tính cay nồng, đắng, tính ấm, giúp kiện tỳ khai vị, hóa đờm, hỗ trợ chữa đầy bụng, chống nôn mửa.
Chất pectin trong trần bì có thể làm giảm sự lắng đọng lipid trong cơ thể, làm chậm quá trình xơ cứng động mạch, loại bỏ các gốc tự do, tốt cho mạch máu. Nó có giá trị dược liệu tương đối cao nên được ví là "một lạng vỏ quýt đáng một lạng vàng".
Gừng là loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp, giá trị dược liệu cao. Củ gừng tính nóng, cay nồng, tác dụng xua hàn, giảm đau bụng kinh, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, mạch máu não, làm đẹp da. Khi bạn kết hợp gừng và trần bì để pha trà uống, sẽ nhận được những công dụng dưới đây.
Trừ phong tán hàn
Bước sang mùa thu đông, là thời điểm tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao, nhiệt độ giảm xuống, khí hậu khô hanh dễ khiến cơ thể thường bị lạnh. Gừng và trần bì tính ấm, khi hai nguyên liệu tính ấm này hòa quyện với nhau sẽ có tác dụng loại trừ khí lạnh, làm ấm cơ thể. Loại trà này rất thích hợp uống vào mùa thu đông.
Kiện tỳ, tiêu đờm
Lá lách và dạ dày rất thích những thực phẩm tính ấm. Gừng và trần bì đều là những thực phẩm có tính ấm, nên rất phù hợp cho hai cơ quan trên. Trong đó, gừng chứa gingerol, khi kết hợp với các chất có trong vỏ quýt khô giúp thúc đẩy khí huyết, làm ấm dạ dày, tiêu đờm, tăng khả năng miễn dịch, giúp sống khỏe sống lâu.
Giảm cân
Uống trà gừng thêm trần bì có thể tăng tốc độ trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình đốt cháy và tiêu thụ chất béo, từ đó đạt được hiệu quả giảm cân.
Đặt 1 củ gừng dưới gối, điều thần kỳ gì sẽ đến với bạn? Gừng là gia vị quen thuộc trong nhà bếp, nhưng đặt gừng tươi dưới gối trước khi đi ngủ nhận được lợi ích gì thì không phải ai cũng biết. Gừng được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam, thông thường gừng được dùng làm gia vị trong nấu ăn và làm thuốc. Dưới đây là một số công dụng của gừng. Gừng...