Loài dơi quạ di chuyển phức tạp
Đặc tính cơ động của chi Dơi quạ khiến quần thể vốn đang nguy cấp dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh và xung đột với con người.
Một đàn dơi quạ ngủ treo ngược trên cảnh cây để nghỉ ngơi. Ảnh: Wallpaperflare.
Dơi quạ còn được gọi là dơi ăn quả hay cáo bay bao gồm những loài dơi lớn nhất còn tồn tại trên Trái Đất. Mặc dù có thể phát triển tới khối lượng 1,6 kg, chúng không phải là những sinh vật ì ạch và chậm chạp. Trong một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí BMC Biology hôm 21/8, các nhà sinh vật học Australia cho biết khả năng bay đáng kinh ngạc của dơi quạ chính là một trong những nguyên nhân đẩy quần thể loài đến bờ vực tuyệt chủng.
Cáo bay di chuyển liên tục giữa các địa điểm, điều này giúp phân tán hạt giống và phấn hoa khắp các hệ sinh thái rừng bị chia cắt của Australia. Tuy nhiên, tính cơ động của chúng lại tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan và làm tăng tỷ lệ xung đột với con người
Để hiểu rõ hơn về khả năng di chuyển của dơi quạ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Western Sydney do Tiến sĩ Justin Welbergen dẫn đầu đã sử dụng công nghệ vệ tinh để theo dõi chuyển động của ba loài khác nhau, bao gồm dơi quạ đầu xám, dơi quạ đen và dơi quạ phớt đỏ.
Kết quả phân tích trên hơn 200 cá thể dơi được theo dõi cho thấy chúng sử dụng tổng cộng 755 địa điểm khác nhau làm chỗ ngủ, hơn một nửa trong số đó chưa từng được các nhà quản lý động vật hoang dã biết đến. Đáng chú ý là cả ba loài đều ghé thăm một địa điểm bên trong Vườn bách thảo Vịnh Hervey ở bang Queensland.
“Điều này trái ngược với mô tả trước rằng chỗ ngủ của cáo bay là nơi cư trú của một quần thể được tạo thành từ những cá thể giống nhau”, Welbergen, Phó giáo sư sinh thái học tại Đại học Western Sydney cho biết. “Phạm vi di chuyển rộng lớn của dơi quạ cho thấy chúng là những sinh vật có lối sống du mục. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại cách quản lý và bảo tồn”.
Nhóm nghiên cứu hy vọng công trình của họ sẽ hữu ích cho các kế hoạch bảo vệ loài dơi lớn nhất thế giới này trong tương lai. Việc đánh giá đúng mức độ phức tạp trong chuyển động của dơi quạ sẽ giúp các nhà khoa học ứng phó tốt hơn với nguy cơ lây lan dịch bệnh, đồng thời ngăn chặn nạn săn bắt và buôn bán trái phép.
Linh dương đang uống nước thì bị sát thủ kéo xuống bùn
Một đoạn phim vô cùng hiếm thấy về hành vi săn mồi của trăn sẽ khiến bạn phải kinh ngạc trước tốc độ của nó.
Rình mồi ở dưới nước một cách kiên nhẫn, chờ đợi cho con mồi với cơn khát hành hạ phải mạo hiểm tới gần mép nước để uống nước rồi lao lên mặt nước tóm lấy nạn nhân, tưởng chừng tất cả những hành động trên sẽ khiến chúng ta liên tưởng tới những con cá sấu.
Linh dương bị trăn tấn công. Ảnh: Pinterest
Thế nhưng, bạn sẽ không thể nào tin được đó lại là những gì mà con trăn dưới đây thực hiện. Với cú tung mình lên mặt nước nhắm chuẩn xác vào linh dương rồi cuộn minh quanh con mồi trong chớp mắt, trăn đã kéo nạn nhân xuống nước để ăn thịt.
Đoạn phim được quay tại hồ nước tại Maharashtra, Ấn Độ sẽ khiến chúng ta một cái nhìn khác về loài trăn vốn di chuyển chậm chạp và ít khi săn mồi theo phong cách của cá sấu này. Với bữa ăn này thì con trăn có thể sống hàng tháng liền không cần ăn gì nữa.
Xem video:
Mãng xà tung mình tóm gọn linh dương rồi kéo xuống nước
Rùa nhỏ khiến sư tử ôm trái đắng khó nuốt Chỉ một con rùa nhỏ cũng khiến sư tử mất nhiều thời gian, công sức để rồi vẫn trắng tay. Không to lớn, sở hữu sức mạnh hay nọc độc nhưng một loài vật hiền lành lại khiến sư tử gần như phải chịu bất lực khi chạm trán. Đó chính là loài rùa, chúng sở hữu bộ mai quá cứng để bảo...